xử trí – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Tue, 13 Nov 2018 15:24:25 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png xử trí – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Đột quỵ não: Cần xử trí sớm và đúng cách http://tapchisuckhoedoisong.com/dot-quy-nao-can-xu-tri-som-va-dung-cach-16876/ Tue, 13 Nov 2018 15:24:25 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dot-quy-nao-can-xu-tri-som-va-dung-cach-16876/ [...]]]>

Bệnh gây gánh nặng cho xã hội

PGS.TS.Nguyễn Hoàng Ngọc – Giám đốc Trung tâm đột quỵ não – Bệnh viện Trung ương quân đội 108 cho biết, đến nay đột quỵ não (ĐQN) vẫn là một vấn đề thời sự cấp thiết vì lẽ số lượng các bệnh nhân ĐQN ngày một tăng, tỷ lệ tử vong cao. Trên thế giới, tử vong do ĐQN đứng hàng thứ ba sau bệnh tim mạch và ung thư. Những người thoát khỏi tử vong, thường để lại di chứng nặng nề cả về thể xác, tâm thần cũng như là gánh nặng cho gia đình và xã hội… do chi phí điều trị quá lớn; đầu tư thời gian, tiền của cũng như đòi hỏi về kỹ thuật y học cao; khả năng hồi phục thấp khiến người bệnh mất khả năng lao động và còn phải có người chăm sóc thường xuyên…

Nhận biết dấu hiệu sớm để cấp cứu kịp thời

PGS.Nguyễn Hoàng Ngọc cho biết, các dấu hiệu của đột quỵ não bao gồm: đột ngột tê hay yếu của mặt, tay hay chân, đặc biệt ở một nửa cơ thể; đột ngột lú lẫn, rối loạn hay không hiểu lời nói; đột ngột rối loạn thị giác ở một bên hay hai bên; đột ngột rối loạn việc đi đứng, choáng váng, mất thăng bằng hay mất khả năng phối hợp động tác; đột ngột đau đầu nhiều không biết nguyên nhân…

Đột quỵ là một cấp cứu y tế khẩn cấp. Vì vậy khi phát hiện các dấu hiệu báo động đột quỵ, cần chuyển ngay tới các cơ sở y tế gần nhất sẽ giúp giảm tỷ lệ tử vong và tàn phế. Nếu được cấp cứu đúng thời điểm giờ vàng (3  – 4,5 giờ đầu) bằng các thuốc tiêu huyết khối đường tĩnh mạch, hoặc trong cửa sổ 6 giờ đầu áp dụng lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học đối với các bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não thì khả năng cứu sống cũng như hạn chế được di chứng càng cao. Tuy nhiên khi đột quỵ xảy ra, việc vận chuyển bệnh nhân cũng cần lưu ý đảm bảo an toàn và có ý kiến của các chuyên gia thần kinh. Khi bệnh nhân đến được cơ sở y tế, việc cấp cứu điều trị phải được tiến hành khẩn trương đúng quy trình.

Cục máu đông gây đột quỵ não.

Can thiệp yếu tố nguy cơ sẽ hạn chế được bệnh

Tuy ĐQN là một bệnh nguy hiểm, nhưng có thể dự phòng được khi chúng ta lưu tâm đến việc điều trị dự phòng các yếu tố nguy cơ của ĐQN. Các yếu tố nguy cơ của ĐQN không thể tác động bao gồm: tuổi, gen, dân tộc, di truyền và những yếu tố nguy cơ có thể tác động được như: bệnh tăng huyết áp động mạch, đái tháo đường, các bệnh tim mạch, tăng lipid máu, hút thuốc lá… Bằng cách thay đổi lối sống tĩnh tại, ít vận động sang tập thể dục, vận động thường xuyên làm giảm các yếu tố nguy cơ gây vữa xơ động mạch, giảm tỷ lệ tăng huyết áp, giảm cân nặng chống béo phì, tăng cholesterol có lợi, giảm cholesterol có hại, do đó làm giảm các yếu tố nguy cơ của ĐQN. Đồng thời, cần lưu tâm đến các vấn đề sau: kiểm soát huyết áp; không hút thuốc; kiểm soát đường máu nếu có đái tháo đường, ăn thức ăn có hàm lượng chất béo thấp, hạn chế uống rượu…

Một lời khuyên cho tất cả các bệnh nhân bị tăng huyết áp hoặc có nhiều các yếu tố nguy cơ của đột quỵ như đã nói ở trên phải được khám, theo dõi điều trị thường xuyên tại các cơ sở y tế. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ ĐQN cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất tránh suy nghĩ nhầm lẫn cho là cảm mạo, làm kéo dài thời gian quý giá can thiệp điều trị, để lại di chứng nặng nề cho bệnh nhân.

Điều trị đột quỵ não

Mục đích của điều trị ĐQN là giảm tỷ lệ tử vong và hạn chế tối đa mức độ tàn phế. Để đạt được tiêu chí trên, cần tuân theo các nguyên tắc chung là: điều trị cấp cứu và tối ưu hoá tình trạng thần kinh, hạn chế lan rộng ổ tổn thương; bảo đảm tưới máu não; phòng ngừa biến chứng; phục hồi chức năng và phòng ngừa tái phát.

Đối với ĐQN có hai thể chính là chảy máu não và nhồi máu não. Điều trị đặc hiệu cho mỗi thể khác nhau nhưng phác đồ điều trị tổng hợp chung cho cả hai thể của ĐQN giống nhau:

Điều trị tổng hợp: nhằm duy trì chức năng  sống, chống phù não. Chiến thuật chống phù não tích cực bao gồm: kê đầu giường cao 25- 30 độ, hạn chế kích thích, hạn chế dịch truyền, tăng thông khí, phẫu thuật giảm ép, dẫn lưu và dùng thuốc…

Ngoài ra, cần chú ý duy trì đường máu hợp lý; lưu thông đường thở cho bệnh nhân có rối loạn chức năng hô hấp, thiếu ôxy vùng tranh tối – tranh sáng càng rõ rệt, cần cho thở ôxy và làm thông thoáng đường thở, hút đờm rãi và chống nhiễm trùng phế quản ngay lập tức, triệt để. Nên tránh cho ăn đường miệng sau đó hoặc để sau 2-3 ngày, phòng viêm phổi do trào ngược; nuôi dưỡng qua đường sonde dạ dày bằng các chất dinh dưỡng lỏng, giúp tăng cường chuyển hoá cơ thể, tránh viêm dạ dày, ruột.

Điều trị đặc hiệu (chủ yếu cho thể đột quỵ thiếu máu não): bằng các thuốc tiêu huyết khối và điều trị dự phòng tái phát bằng các thuốc chống kết tập tiểu cầu. Các tác nhân này làm giảm kết tập tiểu cầu, làm giảm sự lan rộng của huyết khối động mạch, tiêu biểu là aspirin. Đây là thuốc cơ bản để điều trị dự phòng và điều trị tắc mạch, nhưng có khả năng làm tăng nguy cơ chảy máu. Dùng thuốc chống đông làm giảm cục máu đông và dùng thuốc điều trị tiêu cục huyết khối. Tuy nhiên việc sử dụng các loại thuốc này đòi hỏi bệnh nhân đến viện sớm trước 3 – 4,5 giờ và tuân theo những chỉ định rất chặt chẽ, được thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên sâu có phương tiện theo dõi các xét nghiệm tin cậy, phòng tai biến chảy máu ồ ạt.

Các thuốc bảo vệ tế bào thần kinh cũng được các nghiên cứu cho thấy có vài cơ chế cùng tồn tại song song, mục đích giúp đỡ chuyển hoá ở mô bị rối loạn và có nguy cơ bị rối loạn dẫn đến phá huỷ tế bào thứ phát; dùng các thuốc tăng dinh dưỡng thần kinh…

Các kỹ thuật điều trị đột quỵ – dự phòng đột quỵ: kỹ thuật tạo hình động mạch não qua da; giải phóng, làm tiêu cục tắc huyết khối gây tắc mạch; nong rộng lòng mạch ở các động mạch bị hẹp; điều trị các phình mạch, dị dạng động -tĩnh mạch bằng kỹ thuật gây tắc mạch hoặc nút mạch bằng coil kim loại; kỹ thuật khai thông động mạch; kỹ thuật lấy bỏ các cục máu tụ, giảm ép não bằng phẫu thuật; kỹ thuật điều trị các u mạch, dị dạng mạch bằng phẫu thuật định vị. Tuy nhiên các phương pháp này chỉ được thực hiện ở các bệnh viện có đầy đủ trang thiết bị hiện đại và đội ngũ các chuyên gia về thần kinh mạch máu có kinh nghiệm như Bệnh viện 108, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện 115…

Xử trí tại nhà như thế nào?

Nhiều người thường nhầm lẫn các dấu hiệu của đột quỵ với hiện tượng trúng gió, nên xoa dầu nóng, cạo gió, cắt lể hoặc cúng bái… Điều này là hoàn toàn sai lầm, có thể làm cho tình trạng bệnh trầm trọng thêm và nguy hiểm đến tính mạng. PGS.Ngọc nhấn mạnh: Quan điểm hiện nay là khi đã phát hiện bệnh nhân ĐQN, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến các cơ sở điều trị chuyên sâu sớm, để tận dụng được thời gian vàng trong điều trị ĐQN, góp phần hạn chế tỷ lệ tử vong và tàn phế cho bệnh nhân. Khi nghi ngờ người bệnh bị đột quỵ thì người nhà hoặc những người ở cạnh bệnh nhân cần nhanh chóng để người bệnh không bị ngã gây chấn thương. Đặt người bệnh nằm chỗ thoáng, nghiêng một bên nếu bị nôn, móc hết đờm nhớt cho bệnh nhân dễ thở. Đối với người bị ĐQN, trong 3 giờ đầu thời gian là vàng, vì vậy, hãy đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Đối với địa bàn miền núi, vùng sâu nếu không có điều kiện hãy di chuyển bệnh nhân bằng cáng, không nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện bằng xe máy, tránh xóc khi di chuyển. Khi di chuyển, nên để bệnh nhân trên mặt phẳng, nghiêng mặt sang một bên, nới bớt quần áo cho thoáng. Nếu bệnh viện gần nhà có đủ điều kiện chữa trị thì không nên chuyển đến viện xa, trừ khi có chỉ định của bác sĩ, vì càng di chuyển xa càng có thể làm bệnh nặng hơn. Không tự ý cho uống hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác, không để nằm chờ xem bệnh nhân có khỏe lại không.

Hy vọng với sự hiểu biết về mối nguy hiểm của bệnh đột quỵ và các phương pháp điều trị, các biện pháp phòng chống bệnh có hiệu quả, sẽ không còn nhiều người bệnh và gia đình họ phải đối mặt với hậu quả của ĐQN, để chất lượng cuộc sống của người cao tuổi càng được nâng cao.

Thu Hà

]]>
Xử trí khi bị dị ứng ở mắt http://tapchisuckhoedoisong.com/xu-tri-khi-bi-di-ung-o-mat-14175/ Mon, 06 Aug 2018 06:11:29 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/xu-tri-khi-bi-di-ung-o-mat-14175/ [...]]]>

Khi bị dị ứng, mắt của bạn trở nên nhạy cảm quá mức với một số chất, mặc dù có thể những chất đó không phải là tác nhân độc hại. Lúc đó, mắt trở nên ngứa đỏ, sợ sáng hoặc có cảm giác có vật lạ ở trong… Đây là triệu chứng thường gặp ở nhiều người, bệnh không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe đôi mắt sau này.

Kết mạc – dân gian gọi là lòng trắng – có hệ mạch phong phú, là cửa ngõ của mắt, tập trung nhiều tế bào có khả năng miễn dịch cao nên hay bị dị ứng nhất. Tháng 4, 5, 6 là những tháng đỉnh điểm của bệnh bởi lẽ các dị nguyên như phấn hoa, bụi cỏ, nấm mốc sẽ đạt đậm độ cao nhất trong môi trường. Bên cạnh đó là nhiệt độ và độ ẩm dao động mạnh khiến bệnh càng có cơ hội tái phát.

Các nguyên nhân thường gặp của dị ứng mắt.

Các nguyên nhân thường gặp của dị ứng mắt.

Các bệnh dị ứng mắt thường gặp

Viêm kết mạc dị ứng: Là bệnh thường gặp nhất. Các triệu chứng chủ yếu là ngứa mắt, chảy nước mắt, tăng tiết gỉ mắt với các đặc điểm: màu trong, dai dính, lỏng như nước cháo, đôi khi đặc quánh; Nặng hơn thì phù nề, co quắp mi, sợ ánh sáng. Các thể bệnh đặc biệt trong nhóm này đã được y văn nhắc tới nhiều như viêm kết mạc có nhú khổng lồ ở người mang kính tiếp xúc. Tại mi cũng có thể có các biểu hiện viêm nhiễm song hành.

Viêm giác mạc: Do là một tổ chức vô mạch, được nuôi dưỡng nhờ ôxy và thẩm thấu nên các biểu hiện dị ứng có vẻ âm thầm và hiếm gặp hơn. Các viêm nhiễm của giác mạc thường do dị ứng với những yếu tố nội sinh như: viêm giác mạc kẽ do dị ứng độc tố vi khuẩn lao – xoắn khuẩn giang mai, viêm giác mạc dạng nốt do dị ứng liên cầu, viêm giác mạc sau nhiễm virut Herpes, thủy đậu, Zona…

Hiếm gặp hơn là viêm nhiễm tại củng mạc và thượng củng mạc, trong đó viêm thượng củng mạc dạng nốt cũng được nhiều người cho là do dị ứng.

Viêm bên trong nhãn cầu: Tuy khó có dị nguyên nào lọt vào được nhưng chúng ta vẫn có thể gặp các bệnh lý dị ứng. Điển hình là trong một số bệnh cảnh, chất nhân của thể thủy tinh đã lọt ra ngoài bao của nó và lần đầu tiên tiếp xúc với môi trường bên trong nhãn cầu. Chất nhân thể thủy tinh với bản chất là một dị nguyên nội sinh có thể gây ra những bệnh cảnh nặng nề cho mắt như: viêm màng bồ đào dị ứng chất nhân, glôcôm do thể thủy tinh.

Các viêm nhiễm tại mắt có thể là một phần hoặc đi kèm với các bệnh dị ứng của các hệ cơ quan khác như dị ứng phấn hoa, viêm mũi xoang dị ứng, dị ứng thức ăn, dị ứng thuốc, hen, chàm…

Cần phải làm gì?

Khi bị dị ứng mắt, việc đầu tiên cần làm là rửa mắt bằng nước lạnh, nước muối sinh lý hoặc nước mắt nhân tạo. Chườm lạnh cũng là phương pháp hữu hiệu để giảm phù mi, giảm ngứa và kích thích do làm co mạch và ổn định màng tế bào có chức năng miễn dịch. Bệnh nhân cần tránh day, dụi, xoa, ấn tại mắt. Bác sĩ nhãn khoa có thể cho dùng các thuốc nhỏ mắt thuộc nhóm co mạch, kháng histamin, ổn định dưỡng bào, glucocorticosteroid. Các thuốc này sẽ đẩy lui và giúp giảm nhanh các khó chịu tại mắt. Tuy nhiên, cần tuân thủ nghiêm ngặt thời gian dùng và liều lượng thuốc bởi việc dùng tùy tiện hay lạm dụng các thuốc này có thể gây một số biến chứng như bệnh khô mắt, viêm do bội nhiễm nấm – Herpes – vi khuẩn. Thuốc kháng histamin đường uống, vitamin C cũng có khi được khuyên dùng tùy theo bệnh cảnh. Các sản phẩm có corticoid không nên dùng liên tục hay kéo dài. Thêm nữa, phải luôn thận trọng với các biến chứng của chúng như: glôcôm, đục thể thuỷ tinh. Rất ít bệnh nhân phải dùng thuốc đường toàn thân trừ phi họ bị kèm theo viêm mũi xoang hay hen suyễn.

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cần kiên trì thực hiện: phát hiện dị nguyên gây dị ứng để tránh tiếp xúc, chất kích thích có thể gây dị ứng cho mắt. Các yếu tố gây dị ứng phổ biến là: phấn hoa, bụi nhà, bào tử nấm mốc, lông côn trùng và súc vật nuôi, nước hoa, xà phòng thơm, một số mỹ phẩm, thức ăn.

Khí hậu khô nóng ở nước ta cũng làm dị ứng dễ xuất hiện và là một yếu tố làm bệnh nặng thêm. Kính đeo các dạng tuy không ngăn cản triệt để được dị nguyên xâm nhập mắt nhưng cũng giúp giảm đáng kể nguy cơ bị dị ứng và làm dịu các khó chịu tại mắt do dị ứng. Hãn hữu cũng gặp một số người bị dị ứng với chính gọng kính mà mình đang dùng, biểu hiện là đỏ da, mẩn ngứa, nổi mụn nước trên da mặt, da mi trùng với diện tiếp xúc của gọng kính và da. Khi dùng mỹ phẩm trên mắt, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, nên xoa thử trên da cẳng tay để thử xem mình có dị ứng với loại mỹ phẩm đó không trước khi xoa lên mắt và mặt.

Khi thấy khó chịu tại mắt, nên đi khám bác sĩ chuyên khoa, không tự ý mua thuốc nhỏ. Khi bác sĩ kê đơn thuốc, cần báo cho bác sĩ biết về tiền sử dị ứng. Ngay cả khi các bác sĩ đã cân nhắc kỹ trước khi kê đơn thì khả năng dị ứng thuốc tra hoặc nhỏ mắt vẫn có thể xảy ra. Trong trường hợp này, nên đem đơn và thuốc đã dùng đến cơ sở chuyên khoa mắt gần nhất để được chẩn đoán điều trị.

 

Lời khuyên của thầy thuốc

– Không dụi mắt khi mắt bị ngứa, xốn hoặc bất cứ khó chịu nào vì điều này chỉ làm vùng da quanh mắt bị tổn thương và sớm để lại vết nhăn. Thay vào đó, có thể dùng thuốc nhỏ mắt có tính kháng dị ứng, sát khuẩn hoặc có thành phần tương đương với nước mắt.

– Không nên tự mua các loại thuốc có cortisone để nhỏ mắt vì có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho mắt.

– Sau khi đã dùng các loại thuốc trên mà triệu chứng không giảm thì phải đi khám bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, còn có các loại viêm kết mạc do dị ứng khác như viêm kết mạc mùa xuân, dị ứng mắt do bệnh ngoài da… có khi rất nặng, chỉ có bác sĩ mới quyết định phương pháp và thời gian điều trị.

 

BS. Nguyễn Văn Châu

]]>
Xử trí ban đầu chứng yếu mệt thường xuyên http://tapchisuckhoedoisong.com/xu-tri-ban-dau-chung-yeu-met-thuong-xuyen-13911/ Sun, 05 Aug 2018 05:51:50 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/xu-tri-ban-dau-chung-yeu-met-thuong-xuyen-13911/ [...]]]>

Tuy nhiên, nếu cảm thấy yếu và mệt mỏi thường xuyên thì đã đến lúc tìm kiếm sự trợ giúp của bác sĩ. Nguyên nhân của sự mệt mỏi liên tục có thể do các rối loạn chức năng hoặc các bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Những người trưởng thành khỏe mạnh xuất hiện thời kỳ mệt mỏi kéo dài nên được khám kiểm tra để đảm bảo rằng không có căn bệnh nghiêm trọng tiềm ẩn nào.

Căng thẳng về cảm xúc: Việc bị stress tinh thần gây tác động xấu lên cơ thể và có thể dẫn đến rối loạn cảm xúc. Những người bị căng thẳng cảm xúc có thể bị rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, lo lắng, mệt mỏi và năng suất thấp trong công việc.

Xử trí:Trong trường hợp này, khuyến cáo gặp chuyên gia trị liệu có thể giúp thoát khỏi căng thẳng. Tập thể dục, ngủ đủ giấc và tránh tất cả các chất kích thích cũng rất hữu ích. Dùng các chất bổ sung như vitamin B và magiê có thể cải thiện khả năng chống lại căng thẳng.

Trầm cảm: Là một rối loạn tâm thần rất phổ biến, trầm cảm có thể làm cho một người cảm thấy cả tinh thần và thể chất mệt mỏi. Những người bị trầm cảm mất động lực để chống lại và khó thoát khỏi trạng thái năng lượng thấp, điều này sẽ làm cho tình hình mệt mỏi trở nên tồi tệ hơn.

Xử trí ban đầu: Để chống lại trầm cảm và sự mệt mỏi do nó gây ra, nên thay đổi chế độ ăn uống. Một số loại thực phẩm có thể ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh trong não, do đó ảnh hưởng đến tâm trạng. Nên dùng thực phẩm lành mạnh có mức năng lượng cao, bao gồm thực phẩm giàu chất đạm và chất béo lành mạnh. Caffeine, rượu hoặc các chất kích thích khác cần được tránh hoàn toàn. Có thể thử một số bài tập thư giãn như yoga và thiền cũng có thể hữu ích.

Tập yoga, thiền có thể “đuổi”  chứng mệt mỏi, yếu nhược.

Tập yoga, thiền có thể “đuổi”  chứng mệt mỏi, yếu nhược.

Giấc ngủ kém chất lượng: Mọi người cần ngủ 7-9 giờ mỗi đêm và thiếu ngủ có thể gây ra tình trạng mệt mỏi, chán ăn và trầm cảm.

Giải pháp: Một số kỹ thuật thư giãn giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ bao gồm thiền định và yoga. Ngâm, tắm với muối tắm hoặc thảo dược có thể thư giãn cơ bắp và giúp bạn ngủ ngon. Để thúc đẩy giấc ngủ ngon, hãy tránh những thức ăn chứa nhiều carbohydrate, đường và caffeine. Tắt tất cả các thiết bị điện tử ít nhất một vài giờ trước khi ngủ, do tiếp xúc gia tăng với màn hình có thể làm rối loạn mức melatonin của não gây mất ngủ.

Giảm hoạt động tuyến giáp: Nếu bạn thường phàn nàn rằng yếu đuối và mệt mỏi, có thể do giảm hoạt động tuyến giáp là thủ phạm. Rối loạn xảy ra khi lượng thyroxine được sản xuất từ tuyến giáp là quá ít, có thể gây ra mệt mỏi, tăng cân và đau cơ bắp. Phụ nữ có nhiều khả năng bị ảnh hưởng bởi tình trạng này.

Xử trí: Trong tình trạng này, nên ăn một chế độ ăn uống không chứa gluten và không có sữa.Tránh thức ăn chứa chất độc và kim loại nặng. Nên có một chế độ ăn uống giàu chất béo lành mạnh và protein.Nên kiểm tra hàm lượng iodine và selenium của bạn và bổ sung theo chỉ định của bác sĩ.

Mệt mỏi do tuyến thượng thận:Mệt mỏi do thượng thận là một tình trạng rất phổ biến trên toàn thế giới. Sự mất cân bằng hormon tuyến thượng thận là thủ phạm gây ra mệt mỏi. Tuyến thượng thận có trách nhiệm giải phóng hơn 50 hormon trong cơ thể, bao gồm cortisol và adrenalin có ảnh hưởng trực tiếp đến mức năng lượng cơ thể. Các triệu chứng bao gồm mệt mỏi liên tục, ngủ không yên giấc, đau cơ bắp, cứng khớp, tăng trọng lượng và khó tập trung.

Cách xử trí: Một chế độ ăn uống tập trung vào chất béo lành mạnh tự nhiên, protein nạc và các thành phần tươi có thể giúp khôi phục sự cân bằng hormon. Đường dư thừa, carbohydrate, thực phẩm chế biến và dầu không lành mạnh nên được loại bỏ khỏi chế độ ăn uống. Cùng với chế độ ăn uống được cải thiện, điều cần thiết để kết hợp tập thể dục hàng ngày và duy trì các thói quen sinh hoạt lành mạnh.

Thiếu máu: Nếu thường xuyên cảm thấy yếu và mệt mỏi, có thể kiểm tra xem bạn có bị thiếu máu hay không. Người thiếu máu cảm thấy mệt mỏi liên tục và có thể tăng mệt mỏi khi gắng sức. Khó thở, da và kết mạc nhợt nhạt, và các rối loạn về tiêu hóa là những triệu chứng thường gặp khác.

Giải pháp: Chế độ ăn giàu chất sắt, vitamin B12 và axit folic giúp chống thiếu máu như gan bò, thức ăn giàu vitamin C, rau xanh.

Mất nước:Một người có thể bị mất nước do lượng nước uống giảm hoặc tăng sự mất nước do đổ mồ hôi, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Những người bị mất nước sẽ cảm thấy mệt mỏi, có một tâm trí không minh mẫn, thay đổi tâm trạng thường xuyên và khó tập trung.

Xử trí ban đầu: Tăng lượng nước và chất lỏng trong cả ngày giúp cơ thể đủ nước, tối thiểu 6-8 ly mỗi ngày. Trái cây như dưa hấu, cam hoặc rau như cần tây, dưa leo, cà rốt đều là những lựa chọn tốt. Một người đang luyện tập vất vả sẽ cần nhiều nước hơn.

Mất cân bằng đường trong máu: Việc tăng lượng đường và chất bảo quản trong thực phẩm gây ra mất cân bằng đường trong máu cho một số người. Điều này có thể dẫn đến mệt mỏi, thay đổi tâm trạng và thậm chí trầm cảm.

Xử trí: Nên tránh dùng đồ uống làm sẵn. Cố gắng kết hợp nhiều ngũ cốc nguyên hạt trong chế độ ăn uống và ăn những thực phẩm tươi sống được chế biến từ những sản phẩm tươi không chứa chất bảo quản. Khuyến cáo dùng thực phẩm giàu chất đạm cũng sẽ giúp cân bằng lượng đường trong máu trong một thời gian dài, giúp bạn đối phó với sự mệt mỏi.

BS. Thanh Hoài

]]>
Xác định và xử trí điều trị bỏng http://tapchisuckhoedoisong.com/xac-dinh-va-xu-tri-dieu-tri-bong-13890/ Sun, 05 Aug 2018 05:49:51 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/xac-dinh-va-xu-tri-dieu-tri-bong-13890/ [...]]]>

và một số cơ quan khác như đường hô hấp, ống tiêu hóa, mắt, bộ phận sinh dục…

Bỏng còn được gọi là phỏng, đây là tổn thương do tác dụng trực tiếp của các yếu tố vật lý như nhiệt, bức xạ, điện và hóa chất gây ra trên cơ thể. Vì vậy bỏng có nhiều loại khác nhau tùy theo tác nhân gây nên gồm bỏng do nhiệt, bỏng do điện, bỏng do hóa chất, bỏng do bức xạ; mỗi loại bỏng có tổn thương và đặc điểm lâm sàng riêng cần được lưu ý để chẩn đoán, điều trị phù hợp.

Các hình thái tổn thương thực thể

Khi bị bỏng, các hình thái tổn thương thực thể xảy ra khá đa dạng. Hiện nay có nhiều cách phân loại và đặt tên các mức độ sâu của tổn thương bỏng căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng, biến đổi giải phẫu bệnh, diễn biến tại chỗ và quá trình tái tạo, phục hồi. Tuy có cách gọi khác nhau nhưng hình thái tổn thương thực thể và diễn biến bệnh lý đều có nhận định và mô tả thống nhất với các loại gồm: viêm cấp tính da do bỏng hay viêm vô khuẩn cấp tính, bỏng biểu bì, bỏng trung bì hay bỏng trung gian, bỏng toàn bộ lớp da, bỏng sâu các lớp dưới da.

Xác định và xử trí điều trị bỏng

Viêm cấp tính da do bỏng hay viêm vô khuẩn cấp tính: thường gọi là bỏng độ I với triệu chứng da khô, đỏ, phù nề, đau rát; tổn thương có khả năng khỏi sau 2 – 3 ngày, có thể thấy lớp sừng hóa khô và bong ra.

Bỏng biểu bì: thường gọi là bỏng độ II, còn gọi là bỏng độ nông II. Trên nền da viêm cấp tính có nốt phỏng chứa dịch màu vàng nhạt; đáy nốt phỏng màu vàng ánh, ướt, có dịch xuất tiết, đây là lớp tế bào mầm của biểu bì còn nguyên vẹn phần lớn. Tổn thương bỏng biểu bì sẽ tự tái tạo bằng sự phân bào của lớp tế bào mầm, trong khoảng 8 – 12 ngày nếu điều trị tốt sẽ khỏi, lên lớp da non.

Bỏng trung bì hay bỏng trung gian: còn gọi là bỏng độ II sâu, bòng độ III, bỏng độ IIIA, bỏng độ III nông. Trường hợp này khó chẩn đoán chính xác ngay trong những lần khám đầu tiên. Triệu chứng lâm sàng thể hiện dưới các hình thức nốt phỏng vòm dày, dịch nốt phỏng đục, màu hồng; đáy nốt phỏng màu đỏ, tím sẫm hoặc trắng bệch hay màu xám; đám da bị hoại tử thường là hoại tử ướt. Thử cảm giác ở vùng bỏng ghi nhận vẫn còn một phần cảm giác đau. Dùng chất phát huỳnh quang như natri fluorescein dung dịch 20% tiêm 5 – 10ml vào tĩnh mạch và xem tổn thương bỏng dưới ánh sáng của đèn Wood trong phòng tối còn thấy có phát huỳnh quang vàng ánh rải rác ở nền nốt phỏng hoặc trên diện da hoại tử ướt. Bỏng trung bì diễn biến theo kiểu rụng hoại tử, tái tạo mô hạt có nhiểu đảo biểu mô rải rác mọc và phủ lên diện mô hạt hình thành sẹo bỏng. Thời gian tổn thương khỏi, thành sẹo khoảng 18 – 45 ngày phụ thuộc vào cách điều trị và số lượng các thành phần biểu mô còn nguyên vẹn. Nếu bị nhiễm khuẩn hoặc nằm đè lên vùng bỏng, bỏng trung bì sẽ chuyển thành bỏng sâu với các thành phần biểu mô bị hủy hoại thứ phát.

Bỏng toàn bộ lớp da: còn gọi là bỏng độ III, bỏng độ IIIB, bỏng độ III sâu, bỏng độ IV với các lớp biểu bì, trung bì, hạ bì đều bị tổn thương. Triệu chứng lâm sàng thể hiện dưới hai hình thức là hoại tử ướt hoặc hoại tử khô. Hoại tử ướt hình thành khi nhiệt độ trong lớp da bị bỏng tới 50 – 580C, da trắng bệch hoặc đỏ xám hay chỗ trắng, chỗ xám; sờ thấy mịn ướt, gồ cao hơn vùng lân cận; chung quanh là viền sung huyết, phù nề rộng; có trường hợp thấy cả nốt phỏng, lớp biểu bì bong ra, mất cảm  giác; trường hợp hoại tử ướt có thể tiến triển thành viêm mủ, hóa lỏng tan rữa và rụng đi vào ngày 10 – 14 trở đi, dưới là lớp mỡ màu sẫm có dịch mủ; nếu chữa trị tốt và tình trạng toàn thân khá sẽ xuất hiện mô hạt; cần lưu ý khi bị hoại tử ướt các biến chứng nhiễm khuẩn phát sinh với tỉ lệ cao, đặc biệt là khi bỏng vôi tôi dễ bị nhiễm khuẩn mủ xanh, nhiễm khuẩn huyết. Hoại tử khô được hình thành khi nhiệt độ trong lớp da bị bỏng tới 65 – 700C trở lên; da bỏng khô, chắc, màu đen hoặc đỏ hay vàng sẫm, qua đó có thể thấy rõ hình lưới tĩnh mạch ở dưới da; quanh đám hoại tử khô là một viền hẹp da màu đỏ, nhìn kỹ thấy hoại tử như lõm xuống, sờ cứng và thô ráp, da hoại tử khô có thể bị nhăn nhúm hoặc nức nẻ, mất cảm giác.

Bỏng sâu các lớp dưới da: còn gọi là bỏng độ III, bỏng độ III sâu, bỏng độ IV sâu dưới lớp cân, bỏng độ IV, bỏng độ V, bỏng độ VI, bỏng độ VII. Có nhà khoa học phân loại gọi độ IV nhưng lại chia làm IV A tới lớp mỡ và IV B tới cân cơ, IV C tới xương khớp. Ở loại bỏng này thì tổn thương bỏng lan sâu tới cơ, gân, xương, khớp, tạng… Lớp cơ hoại tử bỏng màu xám hoặc vàng nhạt như thịt luộc, thịt thui, cắt không thấy chảy máu, thớ cơ co lại. Những ngày đầu có thể thấy khối cơ bình thường nhưng những ngày sau đó cơ bị hoại tử thứ phát. Các xương ở nông như ở hộp sọ, trán, xương chày, vùng mắt cá, vùng khớp khuỷu và gối… thường dễ bị bỏng. Khi bao khớp bị hoại tử thì dẫn đến hình thành lỗ rò khớp, viêm mủ cấp khớp. Bỏng sâu toàn bộ các lớp của hộp sọ có thể gây ápxe ở màng não, dưới xương sọ là não đã bị hoại tử.

Xác định và xử trí điều trị bỏng

Bỏng được xác định khi tổn thương bỏng chiếm 10 – 15% diện tích cơ thể trở lên hoặc khi có bỏng sâu chiếm 3 – 5% diện tích cơ thể trở lên, tổn thương bỏng gây rối loạn chức năng toàn thân và các biến đổi bệnh lý xuất hiện có tính chất quy luật trong quá trình từ khi bị bỏng đến khi khỏi hoặc tử vong. Những trạng thái bệnh lý của bỏng gồm: sốc bỏng, nhiễm độc cấp tính bỏng, nhiễm khuẩn bỏng, suy mòn bỏng. Bỏng chia làm 4 thời kỳ, thời kỳ thứ nhất từ ngày đầu đến ngày thứ 2, thứ 3 sau bỏng; thời kỳ thứ hai từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 45 – 60 sau bỏng; thời kỳ thứ ba từ sau ngày thứ 45 – 60 đến khi diện bỏng sâu được phục hồi bằng cách ghép da, liền sẹo; thời kỳ thứ tư là thời kỳ dưỡng bệnh.

Xác định và xử trí điều trị bỏng

Việc điều trị bỏng được thực hiện tùy thuộc vào trạng thái bệnh lý của bỏng và các thời kỳ diễn biến của bệnh đã được nêu ở trên. Thời kỳ đầu thường gặp sốc bỏng. Thời kỳ thứ hai và thứ ba thường gặp hội chứng nhiễm độc bỏng cấp tính, biến chứng nhiễm khuẩn, sốc nhiễm khuẩn, thiếu máu, suy giảm các chức năng miễn dịch đề kháng, rối loạn bệnh lý tiêu hóa… Thời kỳ thứ tư tiến hành các phương pháp dưỡng bệnh để phục hồi.

Khi bị bỏng, cần tìm mọi cách để sớm loại trừ tác nhân gây bỏng như dập lửa, cắt cầu dao điện… Ngay sau khi bị bỏng, cần ngâm vùng bị bỏng vào nước lạnh 16 – 200C hoặc cho vòi nước chảy qua khoảng 20 – 30 phút; nếu chậm ngâm lạnh sẽ ít có tác dụng trong xử trí ban đầu. Trường hợp bỏng do hóa chất phải rửa sạch hóa chất bằng nước và chất trung hòa. Lưu ý nên băng ép vừa phải các vết thương bỏng để hạn chế phù nề và thoát dịch huyết tương, cho nạn nhân uống nước chè nóng, nước có đường, nước có muối với tỉ lệ natri carbonate 5g, muối ăn 5,5g pha trong 1.000ml nước, thuốc giảm đau; cần ủ ấm khi trời rét. Vận chuyển nạn nhân nhẹ nhàng, tránh va chạm gây thêm đau đớn. Khi cấp cứu người bị bỏng điện, phải cắt nguồn điện, thảo bỏ cầu chì, dùng que gỗ khô gỡ dây điện ra khỏi người bị nạn, tìm cách kéo vào tóc hoặc quần áo đưa người bị nạn ra khỏi vùng nguy hiểm; sau đó phải làm ngay hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực, hà hơi thổi ngạt tại chỗ để hoàn thành sơ cứu rồi mới chuyển nạn nhân đi cấp cứu; tiêm thuốc trợ tim, thuốc kích thích hô hấp; khi nạn nhân tự thở được và tim đập trở lại mới băng vết bỏng, làm giảm đau rồi sau đó chuyển đến bệnh viện nơi gần nhất để điều trị. Đối với bỏng mắt, cần xử trí kịp thời để bảo vệ mắt; ngay sau khi bị bỏng phải rửa mắt nhiều lần bằng nước lạnh sạch, vô khuẩn và gửi đến bệnh viện chuyên khoa mắt.

BS. NGUYỄN TRÂM ANH

]]>
Tê lạnh ngón tay: Nguyên nhân và xử trí http://tapchisuckhoedoisong.com/te-la%cc%a3nh-ngon-tay-nguyen-nhan-va-xu-tri-13849/ Sun, 05 Aug 2018 05:45:48 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/te-la%cc%a3nh-ngon-tay-nguyen-nhan-va-xu-tri-13849/ [...]]]>

Nhiều người tự hỏi tại sao các ngón tay của mình trở nên buồn tê và lạnh vào mùa đông? Điều này xảy ra do máu lưu thông kém trong các ngón tay của bạn. Tình trạng này thường xảy ra khi có rối loạn tuần hoàn mạch máu ngoại biên. Tuy nhiên, tuần hoàn kém trong các ngón tay còn do nhiều nguyên nhân.

6 triệu chứng của tuần hoàn kém ở các ngón tay

1. Ngứa ran và cảm giác kim châm: Do lưu thông máu kém gây ra cảm giác đau nhói, kim châm hoặc ngứa ran ở bất kỳ các đầu ngón tay. Đây là những triệu chứng phổ biến nhất liên quan đến lưu thông máu kém ở các ngón tay.

2. Tê: Cảm giác tê ở các đầu ngón tay hoặc toàn bộ bàn tay.

3. Đổi màu da: Các ngón tay có khả năng bị đổi màu da, trở nên nhợt nhạt hoặc chuyển sang màu xanh.

4. Lạnh: Cảm thấy ngón tay lạnh hơn so với các vùng khác của cơ thể.

5. Đau và khó chịu: Đau đớn và khó chịu ở ngón tay là các triệu chứng cũng thường gặp, xảy ra khi các ngón tay không nhận đủ máu.

6. Lở loét: Hình thành các vết loét hoặc loét là triệu chứng liên quan đến tuần hoàn kém và tồi tệ trong các ngón tay. Những vết loét xuất hiện trên da của ngón tay và lâu phục hồi chủ yếu là do lưu lượng máu giới hạn ở các khu vực này.

Tê lạnh ngón tayHội chứng đường hầm cổ tay làm máu lưu thông kém ở ngón tay.

Nguyên nhân do đâu?

Có thể có nhiều yếu tố gây lưu thông máu kém ở ngón tay. Một số nguyên nhân thường gặp:

Lão hóa: Mạch máu trở nên cứng hơn và kém đàn hồi hơn do tuổi tác. Tình trạng xơ cứng mạch máu dẫn đến hạn chế lưu lượng của máu đến một số bộ phận của cơ thể. Đây thường là nguyên nhân phổ biến nhất của dòng máu kém ở ngón chân và ngón tay ở người cao tuổi.

Bệnh Raynaud: Cơ thể có phản ứng co thắt mạch máu khi đang ở nhiệt độ thấp. Co thắt mạch máu có thể xảy ra khi bị căng thẳng tinh thần hoặc quá sức thể chất.Nếu co thắt mạch máu trong một thời gian dài, có thể dẫn đến hội chứng Raynaud. Trong bệnh lý này, lưu lượng máu đến các ngón tay sẽ giảm, gây lưu thông máu kém.

Thành động mạch bị xơ cứng: Tình trạng này có thể gây ra lưu thông kém của máu và dẫn đến ngón tay và ngón chân tê lạnh. Động mạch có thể trở nên dày hơn do nồng độ cholesterol máu cao hoặc một số bệnh như đái tháo đường. Máu không thể di chuyển tốt xuyên qua các mạch máu bị xơ vữa và hẹp lòng mạch, do đó ảnh hưởng đến cung cấp máu cho cả hai chi trên và dưới của cơ thể.

Chế độ ăn uống không đúng cách: Khi chế độ ăn uống không đủ các khoáng chất, vitamin cần thiết và các acid béo lành mạnh trong một thời gian dài. Thiếu các dưỡng chất này làm cho các tĩnh mạch, động mạch, mao mạch dễ bị phá vỡ, dẫn đến lưu thông máu kém hiệu quả.

Viêm tĩnh mạch: Khi xuất hiện một cục máu đông trong lòng tĩnh mạch và cục máu đông này có thể gây viêm tĩnh mạch theo thời gian. Chứng huyết khối tĩnh mạch có thể gây ra lưu thông máu kém ở ngón chân, ngón tay và các vùng khác của cơ thể.

Bệnh lý thần kinh ngoại biên: Do thương tổn các dây thần kinh ngoại biên, thường gây ra tê, yếu và đau ở bàn chân và bàn tay. Nhiễm trùng, đau do chấn thương và các rối loạn trao đổi chất có thể dẫn đến bệnh lý thần kinh ngoại biên. Bệnh cũng có thể phát triển do mắc đái tháo đường và tiếp xúc với chất độc hại trong môi trường.

Hội chứng đường hầm cổ tay: Bệnh lý này do sự đè nén của dây thần kinh giữa chạy từ cẳng tay thẳng vào lòng bàn tay. Hội chứng đường hầm cổ tay có thể gây ra lưu thông máu kém ở bàn tay và các ngón tay.

Điều trị thế nào?

Khi có các dấu hiệu trên, nên gặp bác sĩ để khám. Dưới đây là một số cách để cải thiện tình trạng tuần hoàn kém ở các ngón tay:

Cải thiện lưu lượng máu: Giữ bàn chân và bàn tay ấm áp trong mùa đông để thúc đẩy máu lưu thông tốt bằng cách mang tất, giày và găng tay. Bỏ hút thuốc lá vì nicotin trong thuốc lá làm co mạch máu.Ăn thực phẩm giàu chất xơ và ít chất béo bão hòa cũng có thể giúp cải thiện động mạch bị tắc. Bên cạnh đó, nên bổ sung thêm các axit béo omega-3 và vitamin A, B6, C, E trong chế độ ăn uống. Không dùng thuốc có chứa pseudoephedrine vì có thể ảnh hưởng xấu đến tuần hoàn máu ở các ngón tay.

Chọn cuộc sống năng động: Cần có lối sống năng động và tập thể dục thường xuyên. Có thể cải thiện lưu lượng máu đến bàn tay bằng cách lắc lư ngón tay nhiều hơn; xoa bóp bàn tay và cố gắng vận động bàn tay với biên độ rộng; tập thể dục tay bằng cách bóp và xoay quả bóng…, có thể sử dụng một quả bóng đàn hồi để tăng thêm sức đối kháng khi tập luyện.

Điều trị bệnh Raynaud: Có thể kiểm soát các triệu chứng của hội chứng Raynaud hoặc ít nhất là làm hạn chế nó bằng cách tránh lạnh và sử dụng các kỹ thuật thư giãn hợp lý. Có thể xem xét dùng thuốc nifedipine trong trường hợp các triệu chứng không cải thiện sau khi dùng các biện pháp tự chăm sóc.

Điều trị bệnh lý thần kinh ngoại biên: Xác định các nguyên nhân và điều trị bệnh lý thần kinh ngoại biên. Đái tháo đường có thể là nguyên nhân, vì vậy nên kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường. Cần thay đổi lối sống, chẳng hạn như hạn chế hoặc không uống rượu, bỏ hút thuốc, tăng vận động, duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh cũng có thể làm giảm bệnh thần kinh ngoại biên.

Điều trị hội chứng ống cổ tay: Nếu hội chứng ống cổ tay là nguyên nhân gây ra lưu thông kém ở ngón tay, cần dùng các biện pháp sau: ngừng các hoạt động lặp đi lặp lại có thể đã gây ra bệnh lý này; kéo giãn các ngón tay và xoay cổ tay thường xuyên; dùng thuốc giảm đau như naproxen hoặc ibuprofen; sử dụng một thanh nẹp cổ tay vào ban đêm, lưu ý thanh nẹp không bó quá chặt; không gối đầu lên tay khi ngủ.

Tóm lại, phát hiện sớm các dấu hiệu và triệu chứng của tuần hoàn kém ở ngón tay là vô cùng quan trọng, vì nó có thể dự báo cho tình trạng sức khỏe hiện tại hoặc tiềm ẩn, dự báo bệnh lý tại chỗ của ngón tay hoặc toàn thân. Điều này rất cần thiết trong việc xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng và cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc lựa chọn điều trị sớm và chăm sóc thích hợp.

BS. Hoài Châu

((Theo poorcirculation.net và newhealthadvisor.com))

]]>
Xử trí khi bị bong gân http://tapchisuckhoedoisong.com/xu-tri-khi-bi-bong-gan-13818/ Sun, 05 Aug 2018 05:42:26 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/xu-tri-khi-bi-bong-gan-13818/ [...]]]>

Vì sao bị bong gân?

Bong gân thường xảy ra sau tai nạn do ngã hoặc trượt chân; sức nặng cơ thể chuyển hướng đột ngột khiến khớp bị xoắn vặn, dây chằng khớp bị kéo căng ra quá mức. Thường gặp nhiều ở phụ nữ đi giày cao gót. Dây chằng có thể bị tổn thương ở nhiều mức độ. Mức nhẹ, gân chỉ bị kéo giãn ra, một số ít bó sợi bị đứt hoặc nhiều bó bị đứt nhưng khớp vẫn vững, tổn thương mau liền, ít biến chứng.

Ở thể nặng, khi dây chằng bị bóc khỏi một đầu xương hoặc bị đứt đôi gây lỏng khớp kèm theo nhiều biến chứng. Nếu bị bong gân, người bệnh cần được xử trí đúng để tránh đau và để lại những hậu quả đáng tiếc. Nguyên tắc xử trí bong gân cũng tương tự như gãy xương, tuy nhiên, cách xử trí đơn giản và thời gian điều trị cũng ngắn hơn.

Các biểu hiện của bong gân

Các biểu hiện của bong gân rất giống với gãy xương. Triệu chứng có thể là đau, tăng lên khi đi lại, lúc sau thì sưng và bầm tím. Khi bị bong gân, người bệnh cảm thấy đau nhói như điện giật ở vùng khớp bị trẹo, sau đó, khớp tê dại không còn đau nữa. Khoảng 1 giờ sau, cảm giác đau nhức dần dần trở lại. Nếu nhẹ nhàng lật khớp lại giống như lúc bị chấn thương, người bệnh sẽ thấy đau nhói như điện giật, sưng xung quanh khớp, da vùng khớp tái nhợt do chảy máu trong và biến loạn vận mạch. Nếu bong gân ở bàn chân, mắt cá chân, bệnh nhân sẽ không bước đi được nữa, phải đặt bàn chân nằm xuống đất. Thông thường, trong hầu hết các trường hợp, phải chụp Xquang mới phát hiện và phân biệt được tình trạng bong gân hay gãy xương.

Xử trí khi bị bong gânChườm đá lạnh trong vòng 4 giờ đầu sau khi bị bong gân.

Xử trí thế nào?

Ngay sau khi bị bong gân, phải làm ngừng chảy máu và hạn chế phù nề tối đa. Có thể dùng băng thun băng ép khớp bị bong gân giúp khớp có chỗ tựa và giữ cố định cho khớp. Trong trường hợp nặng, cần đặt nẹp bột bất động khớp trong tư thế cơ năng.

Nên chườm lạnh bên ngoài bằng nước đá (hoặc nước lạnh) trong 4 giờ đầu. Việc chườm đá làm dịu đau và co mạch, ngưng chảy máu, bớt phù nề. Và sau ngày thứ 2, nên ngâm chỗ bị bong gân trong nước ấm từ 3-4 lần trong ngày.Kê đầu chi bị bong gân lên cao khi nghỉ ngơi và nằm ngủ. Nếu được, nên tập cử động nhẹ nhàng để máu được lưu thông.

Bong gân là một trong những tổn thương rất hay gặp và sẽ để lại nhiều hậu quả nếu không điều trị đúng cách. Tuy nhiên, trên thực tế hầu hết bệnh nhân thường chủ quan với chấn thương này. Quan niệm của người bệnh thường cho rằng bong gân không quan trọng nên tự điều trị. Họ thường tự dùng rượu, xoa cao vào nơi bị tổn thương, đây là sai lầm nghiêm trọng vì tổn thương dây chằng nghiêm cấm dùng các chất nóng tác động tại chỗ do những chất này gây chảy máu mạnh hơn trong khi tổn thương này cần dùng các thuốc gây lạnh và làm giảm đau tại chỗ. Các chất có tính nóng chỉ nên dùng trong trường hợp gãy xương vì tác dụng của sức nóng sẽ làm tăng tiết dịch, máu làm nhanh liền xương hơn. Nhưng tuyệt đối không nên xoa vào nơi dây chằng tổn thương vì có thể dẫn đến teo cơ, cứng khớp sau này. Ngoài việc không xoa bóp, chườm nóng, thì cũng không đuợc tiêm bất cứ thuốc gì vào vùng bong gân để tránh làm giãn mạch, chảy máu phù nề thêm, đồng thời không nên băng quá chặt vì có thể sẽ gây đau nhức, bầm tím thêm chỗ bị bong gân.

Nếu bị bong gân do chơi thể thao, có thể dùng ethyl clorua xịt vào nơi bong gân để gây tê làm lạnh tại chỗ giúp giảm đau cho người bệnh. Ngoài ra, có thể dùng thuốc giảm đau, nhưng không được dùng aspirin vì thuốc gây chảy máu.

Nếu là bong gân độ 1, khi đã hết đau, bệnh nhân có thể bắt đầu vận động khớp trở lại. Để điều trị bong gân độ 2-3, phải làm băng bột để bất động khớp trong 4-6 tuần, sau đó tập vận động từ nhẹ đến nặng. Cách điều trị bong gân độ 3 (đặc biệt ở khớp gối, khớp cổ chân đối với người trẻ) là khâu tái tạo dây chằng bị đứt kết hợp với bất động trong 6 tuần.

Những cách làm trên chỉ áp dụng với những trường hợp bị bong gân nhẹ, dây chằng chỉ bị giãn hoặc bị đứt không hoàn toàn, chấn thương chỉ gây ra những rối loạn sinh lý, khớp vẫn vững chứ không bị lỏng lẻo. Còn đối với những trường hợp bong gân nặng: Không cử động được khớp, dây chằng khớp bị đứt hoàn toàn hoặc bị bong điểm bám làm cho khớp lỏng lẻo kéo theo nhiều biến chứng, bị sốt hoặc không đỡ sau 2 ngày, hãy đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị, tránh biến chứng nặng nề có thể xảy ra.

BS. Nguyễn Bình Sơn

]]>
Căn nguyên và cách xử trí đau cổ mạn tính http://tapchisuckhoedoisong.com/can-nguyen-va-cach-xu-tri-dau-co-man-tinh-13657/ Sun, 05 Aug 2018 05:22:35 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/can-nguyen-va-cach-xu-tri-dau-co-man-tinh-13657/ [...]]]>

Có rất nhiều tình trạng cột sống gây đau cổ mạn tính. Bài viết sẽ liệt kê những nguyên nhân thường gặp nhất là “thủ phạm” gây ra tình trạng này.

Đau cổ lan xuống tay

Đau lan xuống tay và có thể xuống bàn tay hoặc các ngón tay thì thường do nguyên nhân thoát vị đĩa đệm hoặc hẹp lỗ liên hợp gây ép vào rễ thần kinh ở cột sống cổ. Khi không gian giữa các đốt sống của cổ bị giảm, các dây thần kinh phân nhánh ra từ tủy sống sẽ bị chèn ép, dẫn tới những cơn đau cổ.

Kiểu đau này có thể đi kèm với tê hoặc đau nhói ở tay hoặc ở bàn tay. Những triệu chứng này có thể xuất hiện đột ngột và tiến triển qua thời gian.

Hướng điều trị cho thoát vị đĩa đệm cột sống cổ phụ thuộc vào đau kéo dài bao lâu, mức độ đau và mức độ rễ thần kinh hoặc tủy sống bị ảnh hưởng. Đa phần, các triệu chứng này là tạm thời và có thể điều trị thành công bởi các phương pháp điều trị bảo tồn (ví dụ: thuốc, vật lý trị liệu và bấm huyệt).

Nếu đau không đáp ứng trong 6 đến 12 tuần điều trị bảo tồn thì phẫu thuật được khuyên dùng.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ chèn ép rễ thần kinh gây đau lan xuống tay.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ chèn ép rễ thần kinh gây đau lan xuống tay.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ chèn ép rễ thần kinh gây đau lan xuống tay.

Đau liên quan tới những hoạt động hoặc tư thế nhất định

Đau cổ có thể tiến triển từ từ (thường diễn biến hàng năm) và có xu hướng xảy ra trong hoặc sau những hoạt động hoặc tư thế nhất định thì thường do nguyên nhân hẹp lỗ liên hợp cột sống cổ. Thường sự chèn ép xảy ra ở một rễ thần kinh ở một bên của cột sống cổ.

Loại hẹp ống sống cổ này là do sự bào mòn hoặc những thay đổi liên quan tới sự lão hóa của diện khớp của cột sống cổ hoặc tại bao xơ của đĩa đệm. Hẹp lỗ liên hợp cột sống cổ này có thể được chẩn đoán bằng cộng hưởng từ hoặc chụp cắt lớp vi tính có tiêm thuốc cản quang.

Cũng như với thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, điều trị hẹp lỗ liên hợp được bắt đầu bằng điều trị nội khoa (thuốc, vật lý trị liệu, tác động cột sống hoặc tiêm phong bế).

Nếu đau trở nên nghiêm trọng và kéo dài, hoặc mất/giảm chức năng của tay thì phẫu thuật sẽ được xem xét với mục đích là loại bỏ nguyên nhân chèn ép, làm rộng lỗ liên hợp.

Đau tay cùng với thiếu sự phối hợp động tác

Đau lan xuống tay, cùng với những triệu chứng như thiếu sự phối hợp động tác của tay và chân, khó khăn trong những động tác tinh tế (viết chữ, sử dụng đũa/thìa, cài cúc áo…) và đau thỉnh thoảng giật từng cơn là triệu chứng do bệnh lý chèn ép tủy cổ do hẹp ống sống cổ.

Những triệu chứng này thường tiến triển từ từ và nguyên nhân là thoát vị đĩa đệm hoặc do những thay đổi thoái hóa ở diện khớp làm chèn ép vào tủy cổ.

Điều trị bảo tồn chỉ có thể làm giảm sự đau lan xuống tay mạn tính. Phương pháp điều trị cuối cùng và cơ bản cho tình trạng này là phẫu thuật, với mục đích là làm giảm sự chèn ép vào tủy cổ, có thể giải ép đường trước hoặc giải ép đường sau.

Đau cổ dai dẳng và có thể thay đổi tăng hoặc giảm

Đau cổ đặc trưng bởi tình trạng đau ít kéo dài và đôi khi “bùng lên”; trở nên tồi đi, đau tăng ở những tư thế hoặc hoạt động nhất định và có thể kèm với đau tay thì có thể là những triệu chứng của bệnh thoái hóa đĩa đệm cột sống cổ.

Những triệu chứng này thường tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động của từng cá nhân: những người càng sử dụng vai, cổ và tay nhiều thì tổn thương thoái hóa càng dễ bị.

Đau cổ tăng vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và ở cuối ngày làm việc

Một nghịch lý là có những bệnh nhân cảm thấy đau cột sống cổ khi họ ngủ dậy vào buổi sáng và cuối ngày làm việc. Nhưng họ lại cảm thấy tốt hơn hoặc hết đau cột sống cổ khi vận động cổ và những bệnh nhân này thích những ngày nắng, ấm hơn là những ngày âm u, mưa và lạnh. Tính chất của những triệu chứng này tương tự như đặc điểm của các triệu chứng ở những bệnh nhân viêm khớp háng hoặc khớp gối. Nó là do những thay đổi của hiện tượng viêm khớp của các khớp cột sống.

Sự thoái hóa ở lớp sụn của các khớp cột sống có thể tạo ra đau và có xu hướng xảy ra ở người già (trên 60 tuổi). Do cấu trúc của diện khớp cột sống là các bề mặt sụn trơn nhẵn trượt lên nhau, nhưng khi các lớp sụn này thoái hóa thì nó tạo nên nhiều ma sát và làm mất tầm vận động của cột sống. Thường sự ma sát này sinh ra nhiều nhất vào sáng sớm.

Đau cơ ở cổ

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng đau mỏi cổ. Các hoạt động hàng ngày như ngồi trên bàn làm việc trong nhiều giờ liền hoặc ngồi sai tư thế hay nâng vật nặng quá mức có thể gây căng hoặc co thắt cơ, khiến nhiều người cảm thấy mỏi cổ. Nếu vẫn tiếp diễn các hoạt động nêu trên, người bệnh có thể bị đau cổ mạn tính.

Những bài tập tầm vận động của cột sống, vật lý trị liệu, kéo giãn và tác động cột sống có thể giúp phục hồi tầm vận động và giảm đau cổ mạn tính.

 

Lời khuyên thầy thuốc

Chính vì thế nếu không muốn bị đau cổ, hay nặng hơn là thoái hóa đốt sống cổ, bạn cần tạo lập cho mình thói quen bảo vệ sức khỏe ngay tại nơi làm việc. Đó có thể chỉ là những động tác luyện tập đầu cổ hay nhún vai hết sức đơn giản, tránh tình trạng ngồi lì một chỗ quá lâu. Những bài tập vận động của cột sống, vật lý trị liệu, kéo giãn và tác động cột sống có thể giúp phục hồi tầm vận động và giảm đau cổ mạn tính. Với những trường hợp thoát vị đĩa đệm hoặc hẹp lỗ liên hợp gây ép vào rễ thần kinh ở cột sống cổ ảnh hưởng tới sinh hoạt và vận động, áp dụng phương pháp điều trị bảo tồn (dùng thuốc, vật lý trị liệu và bấm huyệt, tác động cột sống hoặc tiêm phong bế). Nếu điều trị bảo tồn trong vòng 6 đến 12 tuần không đáp ứng, thì phẫu thuật sẽ được xem xét chỉ định.

 

TS.BS. Nguyễn Hoàng Long

]]>
Xử trí bong gân http://tapchisuckhoedoisong.com/xu-tri-bong-gan-13484/ Sun, 05 Aug 2018 05:05:11 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/xu-tri-bong-gan-13484/ [...]]]>

Những khớp xương thường bị bong gân là cổ chân, đầu gối, cổ tay… Tai nạn này thường xảy ra do ngã hoặc trượt chân; sức nặng cơ thể chuyển hướng đột ngột khiến khớp bị xoắn vặn, dây chằng khớp bị kéo căng ra quá mức. Nếu bị bong gân, người bệnh cần được xử trí đúng để tránh đau và để lại những hậu quả đáng tiếc.

Nguyên tắc xử trí bong gân cũng tương tự như gãy xương, tuy nhiên cách xử trí đơn giản và thời gian điều trị cũng ngắn hơn.

Dây chằng có thể bị tổn thương ở nhiều mức độ. Ở mức nhẹ, gân chỉ bị kéo dài ra, một số ít bó sợi bị đứt (độ 1), hoặc nhiều bó bị đứt (độ 2) nhưng khớp vẫn vững, tổn thương mau liền, ít biến chứng. Ở thể nặng (độ 3), dây chằng bị bóc khỏi một đầu xương hoặc bị đứt đôi gây lỏng khớp kèm theo nhiều biến chứng.

Bị bong gân cần được khám và điều trị đúng cách tránh gây biến chứng nguy hiểm.

Bị bong gân cần được khám và điều trị đúng cách tránh gây biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây bong gân

Bong gân là sự tổn thương của bao khớp, phổ biến là các dây chằng, thường xảy ra sau một tác động quá mạnh như: bị trượt chân khi chạy hay vận động chơi thể thao, do ngã, tai nạn, lao động nặng… Những khớp xương thường bị chấn thương bong gân là mắt cá chân, đầu gối, cổ tay, vai… Bệnh nhân không bị sai khớp hay gãy xương. Tổn thương cũng thường xảy ra ở những người chơi thể thao, phụ nữ đi giày cao gót…

Biểu hiện của bong gân

Các biểu hiện của bong gân rất giống với gãy xương. Triệu chứng có thể là đau, tăng lên khi đi lại, lúc sau thì sưng và bầm tím. Khi bị bong gân, người bệnh cảm thấy đau nhói như điện giật ở vùng khớp bị trẹo, sau đó, khớp tê dại không còn đau nữa… Khoảng 1 giờ sau, cảm giác đau nhức dần dần trở lại. Nếu nhẹ nhàng lật khớp lại giống như lúc bị chấn thương, người bệnh sẽ thấy đau nhói như điện giật, sưng xung quanh khớp, da vùng khớp tái nhợt do chảy máu trong và biến loạn vận mạch. Nếu bong gân ở bàn chân, mắt cá chân, bệnh nhân sẽ không bước đi được nữa, phải đặt bàn chân nằm xuống đất. Thông thường trong hầu hết cá trường hợp phải chụp X quang mới phát hiện và phân biệt được tình trạng bong gân hay gãy xương.

Bong gân là một trong những tổn thương rất hay gặp và sẽ để lại nhiều hậu quả nếu không điều trị đúng cách. Tuy nhiên trên thực tế thì hầu hết bệnh nhân thường chủ quan với chấn thương này và không tuân thủ đúng điều trị. Quan niệm của người bệnh thường rất chủ quan khi bị bong gân, cho rằng bong gân không quan trọng, vì thế dẫn đến sai lầm do tự điều trị. Dùng rượu, xoa cao vào nơi bị tổn thương, đây là sai lầm nghiêm trọng vì tổn thương dây chằng nghiêm cấm dùng các chất nóng tác động tại chỗ do những chất này gây chảy máu mạnh hơn. Trong khi tổn thương này cần dùng các thuốc gây lạnh và làm giảm đau tại chỗ. Các chất có tính nóng chỉ nên dùng trong trường hợp gãy xương vì tác dụng của sức nóng sẽ làm tăng tiết dịch, máu làm nhanh liền xương hơn. Nhưng tuyệt đối không nên xoa vào nơi dây chằng tổn thương vì có thể dẫn đến teo cơ, cứng khớp sau này.

Cần phải làm gì?

Ngay sau khi bị bong gân, phải làm ngừng chảy máu và hạn chế phù nề tối đa. Có thể dùng băng thun băng ép khớp bị bong gân giúp khớp có chỗ tựa và giữ cố định cho khớp. Trong trường hợp nặng, cần đặt nẹp bột bất động khớp trong tư thế cơ năng.

Nên chườm lạnh bên ngoài bằng nước đá (hoặc nước lạnh) trong 4 giờ đầu. Việc chườm đá làm dịu đau và co mạch, ngưng chảy máu, bớt phù nề. Và sau ngày thứ 2, nên ngâm chỗ bị bong gân trong nước ấm từ 3-4 lần trong ngày.

Kê cao đầu chi bị bong gân lên cao khi nghỉ ngơi và nằm ngủ. Nếu được, nên tập cử động nhẹ nhàng để máu được lưu thông. Không xoa bóp, chườm nóng, tiêm bất cứ thuốc gì vào vùng bong gân để tránh làm giãn mạch, chảy máu phù nề thêm. Đồng thời không nên băng quá chặt vì có thể sẽ gây đau nhức, bầm tím thêm chỗ bị bong gân.

Nếu bị bong gân do chơi thể thao, có thể dùng ethyl clorua xịt vào nơi bong gân để gây tê làm lạnh tại chỗ giúp giảm đau cho người bệnh

Ngoài ra, có thể dùng thuốc giảm đau, tiện nhất là alaxan uống 1-2 viên/lần, 3 lần trong ngày. Không dùng aspirin vì thuốc này chống ngưng kết tiểu cầu, gây chảy máu.

Nếu là bong gân độ 1, khi đã hết đau, bệnh nhân có thể bắt đầu vận động khớp trở lại. Để điều trị bong gân độ 2-3, phải làm băng bột để bất động khớp trong 4-6 tuần, sau đó tập vận động từ nhẹ đến nặng. Cách điều trị bong gân độ 3 (đặc biệt ở khớp gối, khớp cổ chân đối với người trẻ) là khâu tái tạo dây chằng bị đứt kết hợp với bất động trong 6 tuần.

Lời khuyên của thầy thuốc

Những cách làm trên chỉ áp dụng với những trường hợp bị bong gân nhẹ, dây chằng chỉ bị giãn hoặc bị đứt không hoàn toàn, chấn thương chỉ gây ra những rối loạn sinh lý, khớp vẫn vững chứ không bị lỏng lẻo. Còn đối với những trường hợp bong gân nặng: không cử động được khớp, dây chằng khớp bị đứt hoàn toàn hoặc bị bong điểm bám làm cho khớp lỏng lẻo kéo theo nhiều biến chứng, bị sốt hoặc không đỡ sau 2 ngày, bạn hãy đến ngay cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời tránh những biến chứng có thể xảy ra, tuyệt đối không được tự ý chữa trị.

BS. Hoàng Lan

]]>
Xử trí khi bị bỏng http://tapchisuckhoedoisong.com/xu-tri-khi-bi-bong-10975/ Wed, 25 Jul 2018 08:41:55 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/xu-tri-khi-bi-bong-10975/ [...]]]>

Khi mới bị bỏng cần phải xử trí thế nào để không bị nhiễm khuẩn hoặc bị bỏng sâu thêm? Có nên dùng kem đánh răng để bôi vào vùng bỏng không?

Vương Thanh Tùng (Thái Nguyên)

Sau khi bị bỏng, sức nóng tại chỗ còn lan rộng và đi sâu hơn, tiếp tục tác hại những phần xung quanh, làm cho tổn thương ban đầu nặng thêm rất nhiều. Vì vậy, điều quan trọng bậc nhất cần thực hiện ngay là làm lạnh vùng bị bỏng càng nhanh càng tốt trong vòng 15 phút đầu nhằm hạn chế phạm vi và mức độ của tổn thương do bỏng. Trong các cách sơ cứu bỏng thì hiệu quả nhất vẫn là dùng nước lạnh dội lên chỗ bị bỏng từ 5-10 phút. Trường hợp dùng vòi phun nước thì phải để cách mặt da 10-15cm cho an toàn. Nước lạnh là cách cấp cứu bỏng hiệu quả nhất, vì nước lạnh sẽ thu ngay số nhiệt hiện hữu trong tổn thương, ngăn không cho nó lan rộng ra. Hơn nữa, nước lạnh còn giúp cho nạn nhân dễ chịu, đỡ cảm giác rát. Tuy nhiên, việc cấp cứu bỏng bằng nước chỉ có giá trị trong vòng 15 phút sau khi bị bỏng. Sau khi đã sơ cứu, nếu vết bỏng sâu, diện tích bị bỏng lớn, phải đưa nạn nhân đi cấp cứu ngay, vì nếu không, bệnh nhân sẽ dễ bị choáng, mất nước, thậm chí tử vong. Tuyệt đối không được dùng thuốc đánh răng, nước mắm để bôi lên chỗ bị bỏng, vì các chất này không làm dịu cơn đau, không ngăn được sự lan rộng của vết bỏng, mà có khi còn gây nhiễm khuẩn vết thương. Trường hợp bị bỏng nhẹ, sau khi sơ cứu bằng nước lạnh, nếu thấy nốt phồng bị vỡ thì cần lột bỏ ngay hết chỗ bị phồng và thấm khô chất dịch, bôi một lớp betadine. Sau đó lấy gạc vô khuẩn đã được bôi một lớp vaseline pure đặt lên vết thương và băng lại. Thay băng hàng ngày.

BS. Nguyễn Văn Gia

]]>
Nhận biết và xử trí rối loạn trầm cảm ở trẻ http://tapchisuckhoedoisong.com/nhan-biet-va-xu-tri-roi-loan-tram-cam-o-tre-10972/ Wed, 25 Jul 2018 08:41:36 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhan-biet-va-xu-tri-roi-loan-tram-cam-o-tre-10972/ [...]]]>

Tâm trạng kém thường kéo dài nhiều ngày chứ không phải là vài tuần hoặc vài tháng nghiêm trọng lâu dài, đủ để ảnh hưởng đến hoạt động trong cuộc sống hoặc gây ra phiền toái đáng kể. Những tâm trạng như thế cũng có thể gây ra một giai đoạn trầm cảm nặng, có thể có khuynh hướng gắn liền ý nghĩ tự tử và mất khả năng nhận thức.

Nhận biết trẻ trầm cảm

Các biểu hiện cơ bản của chứng rối loạn trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên tương tự như ở người lớn nhưng trẻ em có thể không giải thích được cảm xúc bên trong hoặc tâm trạng. Do vậy trầm cảm cần được xem xét khi những đứa trẻ học tập và hoạt động khác thường, kém đi so với trước đó; một số trẻ có rối loạn trầm cảm, tâm trạng nổi trội là khó chịu hay cáu gắt, bực bội, kích thích, gây hấn hơn là nỗi buồn (một sự khác biệt quan trọng giữa tuổi thơ và người lớn). Sự khó chịu biểu hiện điển hình ở trẻ là hành vi hiếu chiến và thái độ chống đối, rút khỏi sự quan tâm của gia đình hoặc có hành vi phạm pháp.

Cũng như ở người lớn, nguyên nhân trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên chưa được rõ; Nó được cho là kết quả từ các yếu tố di truyền và các yếu tố bên ngoài như lối sống, môi trường…Thăm khám cho bệnh nhân điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần - BV Bạch Mai.

Thăm khám cho bệnh nhân điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần – BV Bạch Mai.

Các thể RLTC ở trẻ em và thanh thiếu niên

Rối loạn tâm trạng hỗn hợp: Rối loạn tâm trạng khởi đầu ở tuổi 6-10. Biểu hiện khó chịu liên tục, rối loạn lo âu. Nhiều trẻ cũng có những rối loạn khác, đặc biệt là chống đối, phản đối, hiếu động thái quá, tăng động giảm chú ý. Các giai đoạn thường xuyên của hành vi đó là rất khó kiểm soát.

RLTC chủ yếu: RLTC chủ yếu lần đầu tiên có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn là sau tuổi dậy thì. Nguy cơ tái phát cao ở những bệnh nhân có giai đoạn trầm cảm nặng hoặc những người có nhiều giai đoạn trầm cảm. Sự tồn tại của các triệu chứng trầm cảm nhẹ, thậm chí cả trong quá trình thuyên giảm  vẫn có thể tái phát.

Biểu hiện một trong những điều sau: Cảm thấy buồn hoặc người khác quan sát thấy nỗi buồn (ví dụ như nước mắt) hoặc khó chịu, mất quan tâm chán nản hoặc không thích thú trong hầu hết các hoạt động; Giảm cân (ở trẻ em không tăng cân như dự kiến), giảm hoặc tăng cảm giác thèm ăn; Mất ngủ hoặc chứng đau nửa đầu; Sự kích động hoặc chậm phát triển tâm thần; Mệt mỏi hoặc mất năng lượng; Giảm khả năng suy nghĩ, tập trung và lựa chọn; Những suy nghĩ liên tục về cái chết hoặc ý tưởng hay kế hoạch tự tử; Cảm giác vô dụng (tức là cảm thấy bị từ chối và không được yêu thương) hoặc tội lỗi quá mức.

Rối loạn khí sắc: Chứng ù tai hoặc tức giận dai dẳng kéo dài trong hầu hết thời gian trong ngày, thời gian kéo dài 1-2 năm. Biểu hiện: Chán ăn hoặc ăn quá nhiều; Mất ngủ hoặc chứng đau nửa đầu; Giảm năng động hoặc mệt mỏi; Lòng tự trọng thấp; Kém tập trung; Cảm giác tuyệt vọng; Dễ bị lạm dụng chất kích thích, gây nghiện… Các yếu tố gây bệnh có thể bao gồm các yếu tố như bạo lực gia đình, lạm dụng tình dục và tác dụng phụ của thuốc. Các rối loạn tâm thần khác như lo lắng, rối loạn lưỡng cực hoặc tâm thần phân liệt có thể là dấu hiệu ban đầu với trầm cảm nặng.

Lời khuyên của thầy thuốc

Các biện pháp điều trị trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên cần kết hợp đồng thời giữa gia đình và nhà trường: thường là thuốc chống trầm cảm cộng với liệu pháp tâm lý. Trẻ em nên được giám sát chặt chẽ khi trẻ xuất hiện các hành vi mất kiểm soát hoặc kích hoạt hành vi thường xảy ra từ nhẹ đến trung bình. Có thể cần phải nhập viện trong các giai đoạn cấp tính, đặc biệt khi xác định có ý tưởng và hành vi tự sát.

Trẻ em và thanh thiếu niên nên được điều trị trong ít nhất 1 năm sau khi các triệu chứng đã được điều tri tích cực. Thăm khám bệnh đúng định kỳ, trị liệu tâm lý và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trong kế hoạch điều trị.

Bên cạnh đó cần phải nuôi dưỡng trẻ phát triển tốt, có thể lực và nhân cách tốt, có nghị lực và có ý chí phấn đấu, tránh căng thẳng, chấn thương tâm lý, các trò chơi và sở thích không lành mạnh. Gia đình hòa thuận, thương yêu chăm sóc lẫn nhau. Khi có dấu hiệu bất thường cần được khám và tư vấn sớm.

PGS.TS. Cao Tiến Đức

]]>