vẹo cổ – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Mon, 13 Aug 2018 16:15:07 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png vẹo cổ – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Vẹo cột sống – vì sao cần được phát hiện sớm? http://tapchisuckhoedoisong.com/veo-cot-song-vi-sao-can-duoc-phat-hien-som-15175/ Mon, 13 Aug 2018 16:15:07 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/veo-cot-song-vi-sao-can-duoc-phat-hien-som-15175/ [...]]]>

 

Video hoạt hình y tế 3D cho thấy giải phẫu bình thường và chuyển động của cột sống và ảnh hưởng của vẹo cột sống. (Nguồn: Nucleus Medical Media/ Youtube)

 

Tình trạng này chủ yếu xảy ra ở bé gái và có thể được phát hiện ở tuổi niên thiếu. Quá trình biến dạng tiến triển khi trẻ lớn. Biến dạng làm giảm không gian dành cho phổi ở trong ngực, dẫn tới khó thở và vấn đề khoang bụng.

Nếu phát hiện sớm và điều trị ở độ tuổi thích hợp, biến dạng này có thể được khắc phục hoàn toàn.

Đó là một buổi sáng ngày thứ tư khi Raju 31 tuổi đi bộ tới phòng khám. Anh chỉ có thể bước vài bước đã trở nên khó thở. Thậm chí khi ở tư thế nghỉ ngơi, anh cũng bị khó thở.  Tình trạng này là kết quả của sự hạn chế do biến dạng cột sống gọi là gù, tức là tình trạng cột sống bị biến dạng và còng xuống. Biến dạng này xuất hiện khi anh còn trẻ. Raju đã tư vấn một vài bác sĩ phẫu thuật, họ đã khuyên anh nên phẫu thuật để chỉnh sửa biến dạng. Anh đã sợ hãi và từ chối phẫu thuật. Một số người cũng nói với anh rằng phẫu thuật là nguy hiểm khi còn trẻ.

Ngoài ra, sự kỳ thị của xã hội và những điều cấm kị liên quan tới tình trạng này bắt buộc anh phải trì hoãn điều trị. Nó đã trở thành một phẫu thuật đầy mạo hiểm vào giai đoạn đó, đặc biệt là có liên quan tới tình trạng phổi và độ cứng của biến dạng. Toàn bộ nhóm nghiên cứu tại bệnh viện được đưa ra thử thách. Phẫu thuật thực hiện trong 4 giờ để sắp xếp lại cột sống, cắt đi phần biến dạng, chỉnh sửa và cố định lại ở tư thế đúng. Tất cả được thực hiện không gây tổn thương cho tủy sống, được giám sát liên tục với sự giúp đỡ của hệ thống giám sát thần kinh mới nhất. Raju đã phẫu thuật an toàn, ở lại phòng chăm sóc đặc biệt và xuất viện sau vài ngày. Tới ngày thứ 2, Raju đã đi bộ thoải mái và trở về nhà sau 1 tuần. Cho tới bây giờ tức là 2 năm sau, anh vẫn có cuộc sống bình thường, đi bộ và thực hiện tất cả các hoạt động như bất cứ người bình thường nào khác bao gồm cả tập yoga.

Các rối loạn chính liên quan tới vẹo cột sống là:

  • Biến dạng
  • Vấn đề phổi
  • Vấn đề thần kinh
  • Vẻ ngoài ốm yếu
  • Đau khi trẻ phát triển
  • Chiều cao thấp

Có rất nhiều huyền thoại và quan niệm sai lầm trong xã hội, đặc biệt là khu vực nông thôn, nơi căn bệnh này phổ biến hơn. Cần phải phổ biến nhận thức về độ an toàn của phẫu thuật và nhận biết, điều trị sớm biến dạng trong giai đoạn sớm. Không phải tất cả các trường hợp cong vẹo cột sống đều cần phẫu thuật, vì bệnh có thể được theo dõi và kiểm soát bằng vật lý trị liệu. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp bệnh nhẹ. Việc phát hiện bệnh không chỉ dựa vào các bác sĩ mà còn dựa vào phụ huynh, giáo viên. Cần giáp dục cộng đồng nói chung và phụ huynh, giáo viên nói riêng về cong vẹo cột sống.

BS Tuyết Mai

(Theo Boldsky)

]]>
Trẻ bị vẹo cổ có mổ được không? http://tapchisuckhoedoisong.com/tre-bi-veo-co-co-mo-duoc-khong-14554/ Wed, 08 Aug 2018 15:43:22 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tre-bi-veo-co-co-mo-duoc-khong-14554/ [...]]]>

Ngày 1-3, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa cho biết, Khoa Ngoại chấn thương, chỉnh hình và Bỏng của bệnh viện vừa phối hợp với đoàn bác sĩ tuyến trên tầm soát số trẻ em bị dị tật ở địa phương và vùng lân cận. Đồng thời tiến hành mổ thành công cho 5 ca. Trong đó có 2 ca vẹo cổ do co rút cơ ức đòn chủm.

Có gần 30 em được cha mẹ đưa đến khám đều có dị tật, bệnh lý và phần nhiều do bẩm sinh. Các bệnh lý thường gặp gồm vẹo cổ do co rút cơ ức đòn chủm, trật khớp háng, bại não, ngực lõm…

 

Trẻ bị vẹo cổ có mổ được không?

mổ vẹo cổ

Bác sĩ chuyên khoa II Phan Văn Tiếp khám cho bé Diệp Khả Hân, sinh 2013 và sau mổ

 

Trong số các bé được mổ lần này là bé Diệp Khả Hân, sinh 2013, ở Nha Trang. Mẹ của bé cho biết, càng lớn lên thấy bé càng bị nghiêng cổ sang một bên, đi khám mới biết bé bị chứng vẹo cổ. Bác sĩ chuyên khoa II, Phan Văn Tiếp (Chuyên gia về Chấn thương – Chỉnh hình nhi ở TP.HCM), người trực tiếp khám và trưởng kíp mổ cho bé chia sẻ: Những trường hợp trẻ bị chứng vẹo cổ kể trên, phụ huynh không nên lo lắng, chúng tôi đã mổ rất nhiều những ca như thế và đều thành công. Ca mổ chỉ diễn ra chưa đầy 30 phút, tuy nhiên phụ huynh phải hết sức lưu ý, khi bé có ý thức và kiểm soát được bản thân thì nên thực hiện mổ. Đồng thời người nhà phải kiên trì tình nguyện làm “Kỹ thuật viên” lâu dài giúp cho bé. Theo đó, phải thực hiện thật chuẩn các vật dụng y tế, kiên trì tập, phục hồi chức năng cho bé nhìn thẳng, không nghiêng cổ…ít nhất cũng phải từ 3 đến 5 năm. Thậm chí cho đến khi nào thành công mới thôi.

Cuối cùng, các bác sĩ khuyên các gia đình khi thấy trẻ bị dị tật, cần đưa đến cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và tư vấn kịp thời. Bởi vì có rất nhiều dạng dị tật khác nhau, có trường hợp cần mổ sớm, có trường hợp phải đợi để trẻ thực sự biết kiểm soát hành vì. Ngoài ra còn cần thêm các chỉ số khác như cân nặng, thể trạng…

Công Thi

]]>
Phòng ngừa vẹo cột sống http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-ngua-veo-cot-song-12084/ Thu, 26 Jul 2018 11:55:44 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-ngua-veo-cot-song-12084/ [...]]]>

Con tôi năm nay vào lớp 1, nghe nói ở lứa tuổi của cháu nếu ngồi học không đúng dễ bị vẹo cột sống. Vậy xin bác sĩ tư vấn về căn bệnh này.

Lê Giang (Hòa Bình)

Tình trạng trẻ ở độ tuổi bị vẹo cột sống có tỷ lệ gia tăng. Trẻ bị vẹo cột sống sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể, chậm phát triển về chiều cao, về lâu dài có thể gây biến dạng khung ngực, khung chậu, ảnh hưởng đến tim – phổi.

Phòng ngừa vẹo cột sống

Tư thế ngồi học đúng cách phòng ngừa vẹo cột sống.

Nguyên nhân khiến trẻ bị vẹo cột sống thường là do tư thế ngồi học không đúng, ngồi lệch nghiêng một bên hoặc do xách cặp quá nặng lúc đi học. Bàn ghế học không đúng kích thước, độ chênh lệch giữa bàn ghế quá nhiều khiến trẻ phải cúi khom người khi ngồi một thời gian dài, dẫn đến gù vẹo cột sống.

Cách phát hiện trẻ bị vẹo cột sống: Cho trẻ cởi trần, cúi lưng, ngón tay trỏ chạm đầu ngón chân. Người quan sát đứng ở phía sau thấy gù ở một bên lưng thì đưa trẻ đến cơ sở y tế khám. Tùy mức độ trẻ bị vẹo cột sống mà bác sĩ chỉ định cụ thể như: vật lý trị liệu kết hợp thể dục liệu pháp (bơi lội, đu xà) và tùy theo mức độ nặng nhẹ của độ cong vẹo cột sống mà có thể dùng áo nẹp cột sống để hỗ trợ hay phải can thiệp phẫu thuật chỉnh hình. Sau đó trẻ được tái khám 3 – 6 tháng một lần và theo dõi tiếp tục cho đến tuổi dậy thì.

Để phòng ngừa vẹo cột sống, nên hướng dẫn trẻ ngồi học ngay ngắn, đúng tư thế (ngồi thẳng lưng, 2 bàn chân đặt xuống sàn, hai khuỷu tay đặt thoải mái trên mặt bàn, không rụt cổ, không để vở chéo 25 độ khi viết). Không cho trẻ mang cặp quá nặng.

Bác sĩ Nhất Phương

 

]]>
Cong vẹo cột sống ở học sinh: Phòng chống thế nào? http://tapchisuckhoedoisong.com/cong-veo-cot-song-o-hoc-sinh-phong-chong-the-nao-11992/ Thu, 26 Jul 2018 11:45:51 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cong-veo-cot-song-o-hoc-sinh-phong-chong-the-nao-11992/ [...]]]>

Tác hại của cong vẹo cột sống

Cong vẹo cột sống mức nhẹ thường ít gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm, cong vẹo cột sống có thể tiến triển nặng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống sau này. Cong vẹo cột sống là một trong những nguyên nhân gây ra chứng đau lưng; hạn chế vận động của hệ thống cơ xương. Trường hợp bệnh nặng có thể gây rối loạn tư thế, dị dạng thân hình, tác động xấu đến tâm lý của trẻ, hạn chế khả năng hòa nhập cộng đồng; ảnh hưởng đến chức năng của tim, phổi (giảm dung tích sống của phổi); gây biến dạng xương chậu, ảnh hưởng đến quá trình sinh đẻ của trẻ nữ khi trưởng thành.

Một số nghiên cứu trên thế giới còn cho thấy, cong vẹo cột sống có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của người bệnh. Qua theo dõi 130 bệnh nhân bị vẹo cột sống không được điều trị từ năm 1930 – 1968, người ta nhận thấy, tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân bị cong vẹo cột sống tăng 100% (2 lần) so với quần thể. Nếu chỉ tính riêng vẹo cột sống vùng ngực, tỷ lệ tử vong tăng cao gấp 4 lần, 37% bệnh nhân bị đau lưng, 14% bị các triệu chứng về tim phổi, 37% bị tàn tật với những biến dạng khác.

 

Các dạng tư thế do cong cột sống.

Phát hiện vẹo cột sống

Cán bộ y tế trường học, cha mẹ học sinh có thể khám sàng lọc cho học sinh và con em mình bằng những kỹ thuật đơn giản và dễ thực hiện.

Nơi khám phải bằng phẳng, đủ ánh sáng để người khám nhìn rõ. Cho học sinh cởi bớt quần áo, làm sao phần thân và hai chân để hở, tháo bỏ giày dép, đứng thẳng, hai gót chân chụm vào nhau.

Người khám ngồi trên ghế, cách lưng học sinh 0,5m, với tư thế ngồi có thể nhìn vào chính giữa lưng và nhìn đều hai nửa cơ thể bên phải và bên trái cột sống.

Người khám quan sát hai bờ vai, hai mỏm xương bả vai, hai tam giác eo, mào chậu, hai thăn lưng. Trong trường hợp bị vẹo cột sống, người khám có thể nhìn thấy những bất thường như: vai cao vai thấp, hai vai dốc không đều; Xương bả vai nhô ra, bên cao bên thấp, khoảng cách từ 2 mỏm xương bả vai đến gai đốt sống không bằng nhau; Hai tam giác eo tạo ra giữa cánh tay và thân không đều nhau, bên rộng bên hẹp; Hai mào chậu không cân đối, bên thấp bên cao.

Trường hợp này có thể do chân dài chân ngắn dẫn đến lệch trọng tâm cơ thể và vẹo cột sống do tư thế; Để quan sát hai thăn lưng, người khám cho học sinh cúi xuống (hai tay duỗi thẳng, úp hai lòng bàn tay vào nhau và kẹp vào đầu gối hoặc chống hai bàn tay xuống ghế). Nếu có vẹo cột sống thì hai thăn lưng không cân đối, bên cao bên thấp hoặc có ụ lồi do cột sống bị xoáy vặn, xương sườn lồi lên.

Cho học sinh cúi xuống, người khám dùng ngón tay miết dọc theo các gai đốt sống hoặc dùng bút, thỏi son đánh dấu các gai đốt sống. Sau đó cho học sinh đứng thẳng, quan sát các điểm đánh dấu. Trong trường hợp bị vẹo cột sống, các đốt sống ít nhiều bị xoay vặn làm cho các gai đốt sống bị lệch, các điểm đánh dấu không nằm trên một đường thẳng mà bị lệch sang phải hoặc sang trái.

 

Phát hiện cong cột sống

Người khám quan sát tư thế đứng bình thường của học sinh từ trái qua phải hoặc từ phải qua trái. Nếu bình thường, tư thế học sinh ngay ngắn, thân người được giữ thẳng, đầu ngẩng, hai bờ vai cân đối, bụng hơi căng, chân thẳng. Nếu bị gù thì lưng học sinh tròn, vai thấp, bụng nhô, đầu ngả ra phía trước. Nếu bị ưỡn, phần trên của thân hơi ngả về phía sau, bụng xệ. Nếu bị so vai, đầu ngả về phía trước, hai vai chùng xuống. Nếu cột sống giảm độ cong sinh lý (bẹt) thì có tư thế lưng thẳng, bụng xệ.

Khi phát hiện có những dấu hiệu bất thường, hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế khám chẩn đoán xác định và được tư vấn về các biện pháp dự phòng và điều trị kịp thời.

Điều trị cong vẹo cột sống

Để có thể quyết định phương pháp điều trị những trường hợp mắc cong vẹo cột sống, các chuyên gia y tế cần phải khám xác định rõ mức độ cong vẹo cột sống của bệnh nhân. Ngoài những quan sát thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân chụp Xquang. Dựa vào phim Xquang, người ta sẽ xác định được độ lớn của góc cong vẹo cột sống (góc Coob). Tùy theo độ lớn của góc Coob và khả năng tiến triển của nó, bác sĩ sẽ chỉ định các bài tập phục hồi chức năng hoặc cho mang áo nẹp. Nếu mức cong vẹo cột sống nặng và tiến triển nhanh, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật chỉnh hình.

 

 

 

BS. Lỗ Văn Tùng (Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường)

]]>
Chữa vẹo cột sống – thoát vị đĩa đệm bằng đệm, ghế ngồi http://tapchisuckhoedoisong.com/chua-veo-cot-song-thoat-vi-dia-dem-bang-de%cc%a3m-ghe-ngoi-11188/ Wed, 25 Jul 2018 09:07:19 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/chua-veo-cot-song-thoat-vi-dia-dem-bang-de%cc%a3m-ghe-ngoi-11188/ [...]]]>

đến vai tay (đau tê cổ vai, cánh tay…) và đến cả hai chân (đau thần kinh tọa, đau khớp gối…). Các phương pháp điều trị bệnh cột sống hiện nay bao gồm: điều trị nội khoa (các thuốc giảm đau, chống viêm, canxi, glucosamin…); điều trị bằng y học cổ truyền (thuốc, châm cứu, bấm huyệt…); điều trị vật lý trị liệu (kéo dãn, điều trị điện, siêu âm…); điều trị phẫu thuật cột sống. Không thể phủ nhận hiệu quả điều trị ở các mức độ của các phương pháp này, tuy nhiên vẫn có những hạn chế như: chỉ làm giảm triệu chứng trong đợt điều trị mà không xử trí được tận gốc nguyên nhân của những tổn thương giải phẫu của bệnh, bên cạnh đó là các biến chứng (có thể nguy hiểm) của việc dùng thuốc (đặc biệt là các thuốc giảm đau, chống viêm) và tai biến phẫu thuật có thể gặp.

Nguyên nhân gây vẹo cột sống

Gánh nặng đè ép lên CS (các đốt sống và đĩa đệm) là trọng lực cơ thể, chưa kể đến sai tư thế hay khi mang vác, bê, xách, kéo, đội các vật nặng. Trong trạng thái giữ CS thẳng, áp lực của trọng lực được trải đều lên bề mặt của mỗi đốt sống và đĩa đệm – nhân đệm, khi đó lực đè ép này là “nhẹ nhất”. Khi nghiêng người, cúi người (CS nghiêng, cong gập), lực đè ép sẽ dồn về phía nghiêng – gập làm đốt sống và đĩa đệm – nhân đệm có xu thế trượt, lòi về phía đối diện. Tóm lại, tư thế sai trong sinh hoạt, học tập, lao động, rèn luyện thể dục… là nguyên nhân gây ra vẹo CS, trượt đốt sống  và TVĐĐ.

Vậy cách nào để điều trị?

Không còn cách nào khác là phải dùng tư thế đúng để “điều trị” tư thế sai.

Cách tư thế sai cần loại bỏ: Có thể kể ra đủ loại tư thế sai trong đời sống con người: nằm không gối, ngoẹo đầu, co quắp, nằm sấp…, ngồi dưới sàn, ngồi ghế không tựa mông, nửa nằm – nửa ngồi, ngồi học cúi đầu, ngồi gác chân chữ ngũ…, đứng gác chân, đứng chân thẳng chân chùng, đứng chống nạnh, đứng cúi lưng nâng bê đồ vật…Mỗi chúng ta cần học hiểu cơ bản về giải phẫu CS, từ đó hiểu tại sao tư thế sai gây bệnh CS cho mình, tiếp đó tập luyện các tư thế đúng để thay thế các tư thế sai. Ví dụ: khi ngồi thì đẩy mông sát vào thành ghế rồi mới tựa lưng làm CS lưng thẳng, ngồi học hay ngồi làm việc thì ngồi sát vào thành bàn, không cúi cổ khi làm việc giữ cho CS cổ thẳng. Khi bê một vật dưới sàn thì ngồi xổm xuống 2 chân, 2 tay bê nâng vật lên sẽ giữ cho CS lưng vẫn thẳng thay vì đứng cúi lưng bê vật nặng lên rất dễ trượt đĩa đệm và đốt sống lưng, thậm chí gãy eo (gai) đốt sống. Điều đáng nói là không thể chữa được tận gốc vẹo CS, trượt đốt sống và TVĐĐ cũng như phòng ngừa tái phát các bệnh này nếu như bệnh nhân không từ bỏ các tư thế sai và thay bằng các tư thế đúng.

Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu kỹ thuật điều chỉnh xương mới an toàn và hiệu quả bằng: Đệm ngồi, ghế và gối (gối cổ, gối lưng để bạn đọc tham khảo.Gối cổ và gối lưng giúp giải phóng tình trạng chèn ép thần kinh và mạch máu.

Gối cổ và gối lưng giúp giải phóng tình trạng chèn ép thần kinh và mạch máu.

Đệm gối

Khi ngồi, 2 ụ ngồi nằm trên một mặt phẳng. Để giữ cho CS thẳng (không nghiêng, không còng xuống) thì cần phải nâng đỡ một trụ ở giữa là mỏm xương cụt. Tuy nhiên, tính từ dưới lên, mỏm xương cụt lại ở vị trí cao hơn 2 ụ ngồi. Đệm ngồi với lõi chắc được thiết kế như bậc tam cấp tính từ cao xuống thấp bao gồm 3 bậc: bậc 1 (mặt phẳng 1) nâng đỡ xương cùng cụt, bậc 2 (mặt phẳng 2) nâng đỡ 2 ụ ngồi, bậc 3 (mặt phẳng 3) nâng đỡ 2 chân ở tư thế ngồi thiền.

Vì hệ thống xương khung chậu – cột sống là 1 thể thống nhất nên khi khung chậu được giữ cân bằng trên kiềng 3 chân như 1 tam giác cân với mỏm xương cụt là đỉnh, 2 ụ ngồi là đáy, cột sống cũng sẽ được giữ thẳng (cân bằng) khi ta ngồi trên đệm này. Vì vậy, đệm ngồi có tác dụng điều trị lệch khung chậu, trượt vẹo CS rất tốt.

Trên cơ sở khoa học đó, đệm ngồi còn có tác dụng chống đau mỏi lưng, lệch vẹo khung chậu – cột sống cho những người ngồi thiền.

Ghế

Khi ngồi trên mặt ghế phẳng dù có hay không có đệm, khung chậu – cột sống lưng có xu thế trượt ra phía trước vì hầu hết mọi người ngồi không tì sát  mông vào thành ghế, chưa kể đến ngồi nghiêng, vẹo, gò lưng xuống bàn… là nguyên nhân hàng đầu gây ra vẹo, trượt đốt sống và TVĐĐ ở cột sống lưng. Để khắc phục tình trạng này, ghế DL như một cái khuôn chắc chắn của cơ thể ở tư thế ngồi với 2 ụ ngồi trên 1 mặt phẳng, hõm mông đùi chống trượt ra trước, gờ lưng cong ra trước đẩy và giữ CS lưng ở tư thế sinh lý, hõm cong nhẹ của CS ngực và gờ đỡ CS cổ. Như vậy, ghế có tác dụng nâng đỡ và giữ khung chậu – cột sống ở tư thế sinh lý.

Khi điều trị, dưới tác dụng của trọng lực cơ thể, khung chậu lệch vẹo, các đốt sống vẹo và trượt sẽ được nén, đẩy ép về vị trí và tư thế sinh lý. Với những người phải ngồi học hay làm việc nhiều, ghế có tác dụng chống đau mỏi lưng, cổ và dự phòng rất tốt bệnh CS, đặc biệt là CS lưng.

Gối: gối cổ và gối lưng

Cấu trúc của gối là khuôn sinh lý của CS cổ và CS lưng, khi nằm ngửa trên gối, dưới áp lực của trọng lực cơ thể, đốt sống trượt và đĩa đệm được nén vào vị trí sinh lý, kết quả là giải phóng tình trạng chèn ép thần kinh và mạch máu do các tổn thương cơ học của CS gây ra.

Với đặc điểm cấu trúc và hiệu quả điều trị này, gối được sử dụng hằng ngày (nhất là gối cổ dùng khi ngủ) còn có tác dụng dự phòng bệnh CS cổ, CS lưng cho tất cả mọi người.

Hỗ trợ cho các dụng cụ điều chỉnh xương CS (đệm ngồi, ghế, gối) là các bài tập CS. Dựa trên đặc điểm cấu trúc giải phẫu và sinh lý hệ thống khung chậu-cột sống, điều chỉnh các tác động lực cơ học sai lên CS thành các tác động đúng, các bài tập CS có tác dụng hỗ trợ tối ưu cho điều trị, có thể tập hằng ngày để bảo vệ CS và tăng cường sức khỏe.

TS.BS. Tạ Tiến Phước

]]>