Tác nhân gây bệnh
Là trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani), gram dương, di động tương đối trong môi trường yếm khí. Trực khuẩn thường tạo nha bào hình cầu tròn ở dạng tự do hoặc ở một đầu của tế bào trực khuẩn có hình dùi trống. Vi khuẩn uốn ván chết ở 56°C nhưng nha bào uốn ván rất bền vững. Nha bào còn khả năng gây bệnh uốn ván sau 5 năm tồn tại trong đất. Các dung dịch sát trùng như phenol, formalin có thể diệt nha bào sau 8-10 tiếng. Nha bào chết sau khi đun sôi 30 phút.
Nha bào uốn ván xâm nhập cơ thể qua các vết thương sâu bị nhiễm đất bẩn.
Trực khuẩn uốn ván tồn tại trong ruột của súc vật, nhất là trong ruột các đại gia súc ăn cỏ như ngựa, trâu, bò…, kể cả người, tại đây, vi khuẩn cư trú một cách bình thường, không gây bệnh.
Nha bào uốn ván có thể tìm thấy trong đất và các đồ vật bị nhiễm phân súc vật hoặc phân người. Nha bào uốn ván có mặt ở mọi nơi trong môi trường tự nhiên và có thể gây nhiễm cho tất cả các loại vết thương.
Thời gian ủ bệnh: Thường từ 3 – 21 ngày. Cũng có thể từ 1 ngày cho tới vài tháng, phụ thuộc vào đặc điểm, độ lớn và vị trí vết thương. Thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 10 ngày. Hầu hết các trường hợp bệnh xuất hiện trong vòng 14 ngày. Nói chung, các vết thương bị nhiễm bẩn nặng thì thời gian ủ bệnh ngắn hơn và bệnh cũng nặng hơn, tiên lượng xấu hơn.
Thời kỳ lây truyền: Bệnh uốn ván, kể cả uốn ván sơ sinh (UVSS), xảy ra tản phát đối với những người chưa được miễn dịch đầy đủ do ngẫu nhiên bị nhiễm nha bào uốn ván. Đây là bệnh nhiễm khuẩn không lây truyền trực tiếp từ người này sang người khác.
Thông qua nha bào, uốn ván xâm nhập cơ thể qua các vết thương sâu bị nhiễm đất bẩn, bụi đường, phân người hoặc súc vật, qua các vết rách, vết bỏng, vết thương dập nát, vết thương nhẹ hoặc do tiêm chích nhiễm bẩn. Đôi khi có trường hợp uốn ván sau phẫu thuật, nạo thai trong những điều kiện không vệ sinh. Có trường hợp tổ chức của cơ thể bị hoại tử và các dị vật xâm nhập vào cơ thể bị nhiễm bẩn tạo ra môi trường yếm khí cho các nha bào uốn ván phát triển.
Trẻ sơ sinh bị UVSS là do nha bào uốn ván xâm nhập qua dây rốn trong khi sinh đẻ vì cắt rốn bằng dụng cụ bẩn hoặc sau khi sinh, trẻ không được chăm sóc rốn sạch sẽ và băng đầu rốn bị cắt không vô khuẩn nên đã bị nhiễm nha bào uốn ván.
Đau, co cứng cơ (cứng cổ, hàm và cơ bụng), khó nuốt, uống sặc, sốt, co giật và co thắt. Đối với uốn ván sơ sinh: trẻ bỏ bú, khít hàm, co cứng toàn thân. Biến chứng: gãy xương, khó thở, tử vong.
Vi khuẩn uốn ván (Clostridium tetani).
Tiêm vắc-xin phòng uốn ván để chủ động phòng uốn ván cho mẹ và UVSS cho con vì miễn dịch của người mẹ do vắc-xin có giá trị phòng được UVSS cho con.
Gây miễn dịch rộng rãi cho mọi người bằng vắc-xin uốn ván, nhất là các đối tượng có nguy cơ mắc cao, kể cả những người khi khỏi bệnh uốn ván. Trẻ em dưới 1 tuổi sẽ được tiêm vắc-xin phối hợp phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan b và viêm phổi/màng não do vi khuẩn Hib.
Phụ nữ có thai cần có miễn dịch cơ bản bằng 2 liều vắc-xin uốn ván cách nhau tối thiểu 1 tháng. Liều thứ 2 phải tiêm trước khi sinh 1 tháng. Những lần có thai sau cần tiêm nhắc lại 1 liều uốn ván trước khi sinh 1 tháng.
Phụ nữ tuổi sinh đẻ cần được tiêm 3 liều uốn ván, liều 2 cách liều 1 tối thiểu 1 tháng, liều 3 cách liều 2 tối thiểu 6 tháng.
Tiêm đủ mũi có thể bảo vệ trên 95% cho người được tiêm, tiêm cho bà mẹ để bảo vệ cho con tùy thuộc vào số mũi tiêm. 3 mũi tiêm có giá trị bảo vệ từ 3-5 năm, 4 mũi tiêm có giá trị bảo vệ trên 10 năm.
Khuyến cáo không tiêm cho các trường hợp dị ứng nặng (sốc phản vệ) sau mũi tiêm trước hoặc với bất cứ thành phần nào của vắc-xin. Có thể hoãn tiêm đối với các trường hợp trước đây từng bị phản ứng dị ứng hay rối loạn thần kinh sau khi tiêm vắc-xin, đang bị sốt, nhiễm trùng cấp tính hay đang có đợt tiến triển của bệnh mạn tính.
Phản ứng thông thường: đau, sưng, nóng tại chỗ tiêm; chóng mặt, sốt nhẹ, quấy khóc; thường hết sau 1- 2 ngày.
Phản ứng nặng: Rất hiếm gặp sốc phản vệ.
Lưu ý: Không được tiêm bắp cho người bị rối loạn chảy máu như hemophili hoặc giảm tiểu cầu.
(Theo tài liệu Dự án TCMR và sách Khuyến cáo sử dụng vắc-xin cho mọi lứa tuổi ở Việt Nam)
Linh Giang
Virut có sức đề kháng với nhiệt độ cơ thể và tác động hóa học. Virut bị phá hủy ở nhiệt độ trên 560C trong 30 phút; điểm bất hoạt nhiệt (TIP) là 400C. Virut cũng bị bất hoạt trong môi trường axit với pH 1-3 (ổn định trong môi trường kiềm pH 7-9).
Virut rất không ổn định và không sống được trong môi trường tự nhiên; nhạy cảm với ánh sáng cực tím và phóng xạ gamma.
Lợn và lây nhiễm qua muỗi. Các ổ chứa tự nhiên cho virut VNNB là các loài chim (chim diệc).
Động vật khác có thể nhiễm virut VNNB mà có thể không góp phần lan truyền bao gồm: bò, cừu, dê, chó, mèo, gà, vịt, thú hoang dã, các loài bò sát và lưỡng cư.
Phương thức lây truyền: Lây truyền từ động vật (chủ yếu là lợn và chim) sang người qua muỗi đốt (muỗi Culex, chủ yếu là muỗi Culex tritaeniorhynchus).
Virut viêm não Nhật Bản truyền từ lợn và chim sang người qua muỗi đốt.
Triệu chứng: Sốt cao, nôn, rối loạn vận động (gồng vặn người từng cơn, run rẩy, múa giật, co giật), tăng tiết đờm rãi, nói khó, ngủ gà gật, mất trí nhớ, lơ mơ, li bì, hôn mê. Có thể không có triệu chứng.
Biến chứng: Để lại di chứng liệt cứng, di chứng thần kinh (không nói được, rối loạn tính cách, thiểu năng trí tuệ…), tử vong.
Đường truyền: Lây truyền chủ yếu vào mùa hè/đầu mùa thu liên quan đến di chuyển của các loài chim từ phương Bắc, các loài chim cũng mang và gây bùng phát virut, muỗi gây nhiễm virut sang lợn. Do đó, dịch bệnh có thể gặp cuối mùa hè hoặc đầu mùa thu ở các vùng phía Bắc hoặc bệnh dịch quanh năm của vùng nhiệt đới phía Nam.
Có chu kỳ liên tục giữa các loài chim, lợn và muỗi – vectơ truyền bệnh: Chủ yếu là muỗi Tritaeniorhynchus Culex sống ở các vùng ngập nước (ao cá, ruộng lúa, mương) và hoạt động nhiều nhất vào giờ hoàng hôn,
Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, chuồng trại gia súc, lợn sạch sẽ để hạn chế muỗi, nên để chuồng trại xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy.
Khi đi ngủ cần mắc màn, thường xuyên sử dụng các biện pháp xua, diệt muỗi trong các hộ gia đình, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc để phòng muỗi đốt.
Tiêm vắc-xin VNNB đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất:
Tiêm chủng 3 liều vắc-xin cơ bản:
Mũi 1 khi trẻ 1 tuổi, mũi 2 sau mũi 1 từ 1-2 tuần.
Mũi 3 sau mũi 2 một năm.
Vắc-xin VNNB được triển khai trong tiêm chủng thường xuyên của Chương trình TCMR từ năm 2015. Các bà mẹ cần đưa con đến các điểm tiêm chủng của trạm y tế xã vào ngày tiêm chủng thường xuyên khi trẻ đến tuổi tiêm chủng vắc-xin VNNB để trẻ được phòng bệnh VNNB hiệu quả.
Dị ứng nặng (sốc phản vệ) sau mũi tiêm trước hoặc với bất cứ thành phần nào của vắc-xin; các bệnh nhiễm trùng đang tiến triển; phụ nữ mang thai; bệnh tim, thận hoặc gan; bệnh tiểu đường hoặc suy dinh dưỡng; bệnh ung thư máu và các bệnh ác tính nói chung; bệnh về não, bệnh động kinh không kiểm soát được và các bệnh về thần kinh khác; chức năng miễn dịch suy giảm hoặc đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch.
Tác dụng không mong muốn
Phản ứng thông thường: Đau, sưng, nóng nhẹ tại chỗ tiêm.
Phản ứng nặng: Sốt cao, phát ban dị ứng, phù mạch thần kinh, viêm não tủy, sốc phản vệ.
Vũ Tùng
(theo tài liệu Dự án TCMR và sách Khuyến cáo sử dụng vắc-xin cho mọi lứa tuổi ở VN)
Phan Thị Thu Hiền ([email protected])
Trả lời: Như bạn nói cháu đã 6 tháng tuổi và đã được tiêm 2 mũi vắc-xin 6 trong 1, bạn có thể đưa cháu đi tiêm chủng liều tiếp theo vắc-xin miễn phí 5 trong 1 (vắc-xin phối hợp phòng bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan b – viêm phổi viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib ) và uống vắc-xin phòng bệnh bại liệt trong Chương trình TCMR tại các trạm y tế xã/phường sau khi tiêm vắc-xin lần 2 ít nhất một tháng. Bạn không nên chờ có vắc-xin dịch vụ mới cho cháu đi tiêm vì trẻ có thể mắc bệnh nếu không tiêm đầy đủ. Khi đưa cháu đi tiêm chủng bạn cần mang theo phiếu/sổ tiêm chủng cá nhân của cháu để cán bộ y tế biết cháu nhà bạn đã tiêm vắc-xin gì để có chỉ định tiêm chủng phù hợp cho cháu.
*Tôi và vợ tôi xét nghiệm máu đều HbsAg dương tính. Vợ tôi sinh cháu trai được 7 tháng rồi. Trong 24 giờ đầu cháu đã được tiêm huyết thanh và vắc-xin engerix để phòng bệnh viêm gan B. Trong 2 tháng tiếp theo cháu đều tiêm vắc-xin engerix ở Trung Tâm Y tế Dự phòng Quảng Ninh. Hiện tại cháu chưa được tiêm vắc-xin 5 trong 1 để phòng các bệnh khác ngoài viêm gan B. Trạm y tế phường giải thích không tiêm được vì trong mũi 5 trong 1 cũng có vắc-xin viêm gan B mà trước đó cháu đã được tiêm đủ liều vắc-xin viêm gan B rồi. Tôi muốn hỏi chương trình là bây giờ cho cháu tiêm vắc-xin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 có được không? Nếu không tiêm được thì con tôi phải dùng loại vắc-xin nào để thay thế? Mong chương trình trả lời giúp tôi để con tôi được tiêm phòng đầy đủ. Xin cảm ơn.
Nguyễn Chí Tuyến ([email protected])
Trả lời: Chào bạn, trẻ em dưới 1 tuổi cần được tiêm chủng đầy đủ các vắc-xin phòng bệnh, vắc-xin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi sinh (liều sơ sinh), vắc-xin phòng bệnh lao, vắc-xin phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – viêm phổi – viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib và vắc-xin phòng bệnh bại liệt. Cháu nhà bạn mới được tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm gan B vì vậy cháu cần được tiêm chủng bổ sung các vắc-xin phòng bệnh còn thiếu, việc tiêm chủng như vậy không ảnh hưởng đến sức khỏe của cháu. Khi đưa cháu đi tiêm chủng bạn cần mang theo phiếu/sổ tiêm chủng cá nhân của cháu để cán bộ y tế biết cháu nhà bạn đã tiêm vắc xin gì để có chỉ định tiêm chủng phù hợp cho cháu.
Dự án TCMR
Còn tất cả các mũi vắc-xin trong chương trình đã tiêm đầy đủ. Vậy bây giờ bé có tiêm mũi viêm gan b nữa được không ạ? Giờ bé hơn 1 tuổi, cháu muốn tiêm cho bé những mũi tiêm dịch vụ khác như cúm, thủy đậu… Bác sĩ cho cháu hỏi cần phải tiêm những mũi vắc-xin gì nữa và vào độ tuổi như thế nào là hợp lý ạ? Cháu xin cảm ơn!
Lê Thị Thùy Trang
Trả lời: Chào bạn! Trẻ sơ sinh cần tiêm vắc-xin viêm gan B sớm trong vòng 24 giờ đầu sau sinh để phòng lây truyền virut viêm gan B từ mẹ sang con. Nếu trường hợp không được tiêm vắc-xin viêm gan B sớm và cháu đã được tiêm 3 mũi vắc-xin 5 trong 1 đã bao gồm vắc-xin viêm gan B thì không cần phải tiêm thêm vắc-xin viêm gan B nữa. Khi nào cháu được 18 tháng bạn hãy cho cháu đi tiêm nhắc vắc-xin sởi mũi 2 và vắc-xin phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván, ngoài ra trẻ từ 12 tháng tuổi cần được tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản. Ngoài các vắc-xin trong Chương trình TCMR, bạn có thể cho cháu tiêm thêm một số vắc-xin phòng bệnh khác như thủy đậu, cúm, viêm gan A… tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ.
* Con tôi đã được tiêm một mũi vắc-xin sởi đơn (lúc 9,5 tháng) và đã tiêm một mũi vắc-xin sởi – Rubella trong chiến dịch (lúc 13 tháng tuổi). Vậy thời điểm cháu 18 tháng tuổi có phải tiêm vắc-xin sởi theo lịch tiêm chủng nữa không? Cháu chưa tiêm vắc-xin phòng bệnh quai bị, thì cháu nên tiêm vắc-xin quai bị vào thời điểm nào, và nên tiêm vắc-xin quai bị nào (mũi đơn, 2 trong 1 hay 3 trong 1)? Trân trọng cảm ơn.
Nga ([email protected])
Trả lời: Cháu đã được tiêm vắc-xin sởi và vắc-xin sởi – Rubella, bạn vẫn cần cho cháu đi tiêm nhắc lại mũi sởi khi 18 tháng tuổi để củng cố miễn dịch phòng bệnh sởi hoặc bạn có có thể cho cháu tiêm vắc-xin phối hợp phòng 3 bệnh sởi – quai bị – Rubella (MMR) tại điểm tiêm chủng dịch vụ, việc tiêm vắc-xin như vậy không ảnh hưởng đến sức khỏe của cháu.
Cần đưa trẻ đi tiêm vắc-xin sởi – Rubella đúng lịch.
* Con tôi còn 10 ngày nữa là 24 tháng, cháu đã tiêm 2 mũi Quinvaxem, liệu bây giờ cháu có tiêm mũi thứ 3 được không, và có ảnh hưởng gì không thưa bác sĩ?
Nguyễn Văn Thắng
Trả lời: Trẻ dưới 1 tuổi cần tiêm đủ 3 mũi vắc-xin 5 trong 1 (Quinvaxem) để phòng bệnh bạch hầu,ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/viêm màng não do vi khuẩn Hib. Cháu nhà bạn đã trên 1 tuổi cần được tiêm nhắc vắc-xin phòng bệnh bạch hầu,ho gà, uốn ván (vắc-xin 3 trong 1 DPT) và tiêm vắc-xin sởi. Bạn hãy cho cháu đến các điểm tiêm chủng tại trạm y tế xã phường để được tiêm chủng miễn phí các vắc-xin trên. Khi đi nhớ mang theo sổ tiêm chủng của cháu để cán bộ y tế kiểm tra và có chỉ định thích hợp cho cháu.
* Bé nhà em được 3 tháng 20 ngày, do bé bị ốm nên vẫn chưa tiêm phòng được mũi 5 trong 1 từ tháng thứ 2, sang tháng sau bé nhà em tiêm trễ thì có ảnh hưởng gì không ạ? Bé mới chỉ tiêm phòng được viêm gan B và lao.
Diệp ([email protected])
Trả lời: Lịch tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi là tiêm 3 mũi vắc-xin 5 trong 1 phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm màng não/viêm phổi do vi khuẩn Hib và uống vắc-xin phòng bệnh bại liệt lúc 2, 3 và 4 tháng tuổi, trong trường hợp các cháu phải hoãn tiêm vì ốm hay bất kỳ lý do nào khác thì cần cho cháu đi tiêm chủng càng sớm càng tốt sau đó vì nếu tiêm muộn cháu có thể bị mắc bệnh trước khi được tiêm chủng phòng bệnh.
* Con em đã tiêm 2 mũi sởi và 2 mũi Rubella theo Chương trình TCMR của cả nước, nhưng giờ em muốn tiêm phòng quai bị cho con mà bác sĩ ở 131 lò đúc lại bảo không tiêm được hoặc phải tìm mũi quai bị đơn để tiêm. Chuyên gia có thể giải thích cho em được không và làm thế nào để em tiêm được quai bị cho con.
Thanh Mai ([email protected])
Trả lời: Cháu đã được tiêm vắc-xin sởi và vắc-xin sởi – Rubella, bạn có thể cho cháu tiêm vắc-xin phối hợp phòng 3 bệnh sởi – quai bị – Rubella (MMR) tại điểm tiêm chủng dịch vụ (hiện tại không có vắc-xin quai bị đơn) để phòng thêm bệnh quai bị, việc tiêm vắc-xin như vậy không ảnh hưởng đến sức khỏe của cháu, chỉ lưu ý thời gian tiêm vắc-xin MMR cần cách lần tiêm vắc-xin sởi hoặc sởi – Rubella trước đó tối thiểu 1 tháng.
(Còn tiếp)
Dự án TCMR
Bệnh viêm gan B là nguyên nhân hàng đầu của ung thư gan, 25% bệnh nhân nhiễm virut viêm gan B sẽ diễn tiến biến chứng xơ gan, ung thư gan nếu không được điều trị. 100% ung thư gan ở trẻ em là do viêm gan B. Virut viêm gan b chủ yếu lây qua đường máu, lây từ mẹ sang con trong khi sinh hoặc quan hệ tình dục không an toàn.
Tổ chức Y tế Thế giới thống kê, trên thế giới có trên 350 triệu người nhiễm virut viêm gan B mạn tính và có khoảng 1 triệu người chết do bệnh viêm gan B hàng năm. Việt Nam là 1 trong 9 nước tại Tây Thái Bình Dương được Tổ chức Y tế Thế giới đưa vào danh sách những nước có tỷ lệ nhiễm virut viêm gan cao đáng báo động. Tỷ lệ nhiễm virut viêm gan B ở nước ta khá cao, chiếm khoảng 10 – 20% dân số. Đặc biệt, có tới 80 – 90% trẻ đẻ ra bị nhiễm virut viêm gan B trong thời gian 1 năm đầu đời và 30 – 50% trẻ bị nhiễm virut viêm gan B trước 6 tuổi sẽ có viêm gan mạn tính sau này.
Tất cả trẻ sinh ra cần được tiêm phòng vắc-xin viêm gan B càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh, tốt nhất trong vòng 24 giờ đầu.
Tiếp xúc với máu hoặc chế phẩm của máu, dịch tiết của cơ thể nhiễm virut viêm gan B; qua đường sinh dục; mẹ truyền cho con trong thời kỳ sinh đẻ; những người sống trong cùng một gia đình dùng chung các dụng cụ như dao cạo râu, bàn chải đánh răng…
Khoảng 85-90% người mắc bệnh trưởng thành có diễn biến cấp tính. Bệnh có thể không có triệu chứng. Trẻ nhỏ lây trực tiếp từ mẹ bị viêm gan B có nguy cơ 90% ở thể mạn tính. Bệnh thường khởi phát với biểu hiện sốt nhẹ, chán ăn, bụng ậm ạch khó tiêu, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa, đau đầu, nôn, sau khoảng 7-10 ngày xuất hiện vàng da, lúc này sẽ hết sốt, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, phân bạc màu, đau khớp. Sau khoảng 4-6 tuần, các triệu chứng lâm sàng đỡ dần. Thể tối cấp diễn biến rầm rộ, hôn mê và tử vong trên 95%. Bệnh gây các biến chứng viêm gan mạn tính, suy gan, xơ gan, ung thư gan.
Hiện nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nào đối với bệnh viêm gan B. Tiêm phòng vắc-xin viêm gan B đối với người chưa nhiễm virut viêm gan B mới đảm bảo cho bạn và gia đình bạn chống lại bệnh viêm gan B lâu dài. Tiêm phòng vắc-xin viêm gan B được xem là biện pháp hữu hiệu nhất phòng tránh căn bệnh nguy hiểm viêm gan B hiện nay. Theo đánh giá của Chương trình tiêm chủng của Mỹ, khoảng 80% trẻ bú mẹ bị nhiễm virut viêm gan B từ mẹ khi sinh, 30 – 50% trẻ nhiễm trước 5 tuổi sẽ trở thành người mang virut mạn tính, trong khi đó ở người lớn nhiễm mới virut viêm gan B chỉ 6 – 10% có nguy cơ trở thành viêm gan mạn tính. Chính vì vậy, việc tiêm phòng bệnh viêm gan B được khuyến cáo áp dụng thường quy ngay khi sinh.
Vắc-xin phòng viêm gan B đã được ghi nhận an toàn và có hiệu quả cao. Có thể có trường hợp phản ứng nhẹ sau khi tiêm như: cảm giác đau, đỏ hoặc sưng nhẹ tại chỗ tiêm (ở khoảng 15% người lớn, 5% trẻ em), sốt nhẹ (khoảng 1-6%). Những phản ứng dị ứng cũng như biến chứng do vắc-xin này là rất hiếm như nổi ban, khó thở chiếm tỷ lệ khoảng 1/600.000 liều. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), không có phản ứng phụ nào nghiêm trọng do vắc-xin viêm gan B gây ra.
Tổ chức Y tế khuyến cáo rằng tất cả trẻ đẻ ra cần được tiêm phòng vắc-xin viêm gan B càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh, tốt nhất trong vòng 24 giờ đầu. Tiêm vắc-xin cho trẻ trong 24 giờ đầu sau sinh là cách tốt nhất để phòng lây truyền virut viêm gan B từ mẹ sang con giúp bảo vệ phòng lây truyền từ mẹ sang con 80-85%. Nếu trẻ tiêm vắc-xin viêm gan B muộn sau khi sinh thì việc phòng tránh lây truyền bệnh từ mẹ sang con sẽ bị giảm, cụ thể nếu tiêm vắc-xin viêm gan B vào thời điểm 7 ngày sau khi sinh, khả năng phòng lây nhiễm từ mẹ sang con chỉ đạt 50-57%. Ngoài ra, tiêm vắc-xin viêm gan B sớm không chỉ có hiệu quả tốt phòng lây truyền viêm gan từ mẹ sang con trong khi sinh mà còn giúp trẻ sơ sinh sớm được bảo vệ phòng lây truyền viêm gan B từ các thành viên khác trong gia đình, người chăm sóc trẻ hoặc từ những trẻ khác qua tiếp xúc trực tiếp với vết xước, chảy máu. Đây chính là thời gian vàng để có được hiệu quả bảo vệ cao nhất của vắc-xin viêm gan B trong phòng bệnh viêm gan B.
(Dùng cho mọi lứa tuổi. Lần tiêm đầu tiên. Đối với trẻ sơ sinh tiêm trong vòng 24h đầu sau sinh).
Lịch tiêm cơ bản (theo Chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia).
• Liều 1: lúc sơ sinh trong vòng 24h
• Liều 2: 2 tháng tuổi
• Liều 3: 3 tháng tuổi
• Liều 4: 4 tháng tuổi
Tiêm nhắc lại: Liều tăng cường sẽ được yêu cầu vài năm một lần tùy theo tình hình dịch tễ học. Hiệu lực và thời gian bảo vệ: Tiêm đủ mũi hiệu lực bảo vệ lên tới 90%, thời gian bảo vệ trên 20 năm.
Tất cả trẻ em cần tiêm liều viêm gan B đầu tiên càng sớm càng tốt (trong vòng 24 giờ) ngay sau khi sinh. Với những trẻ sinh ra từ các bà mẹ có HBsAg dương tính, tiêm vắc-xin VGB và 0,5ml globulin miễn dịch (HBIG) trong vòng 12 giờ sau sinh.
(Theo tài liệu Cục Y tế dự phòng và sách Khuyến cáo sử dụng vắc-xin cho mọi lứa tuổi ở VN)
Thu Trà
Vắc-xin phòng bệnh sởi
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut sởi gây nên với các biểu hiện sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ… Bệnh có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn nếu không có miễn dịch và có thể bùng phát thành dịch. Bệnh sởi tuy ít gây tử vong nhưng thường có biến chứng đi kèm như viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy, khô loét giác mạc và đôi khi có viêm não sau sởi… Bệnh sởi có tính lây lan nhanh, chủ yếu lây truyền theo đường không khí, tác nhân gây bệnh phát tán khi người bệnh ho, hắt hơi.
Vắc-xin phòng bệnh sởi là vắc-xin sống giảm độc lực có tác dụng bảo vệ cao. Vắc-xin phòng sởi có thể ở dạng đơn hoặc phối hợp (vắc- xin 2 trong 1: sởi – Rubella; vắc-xin 3 trong 1: sởi – quai bị – Rubella). Theo khuyến cáo, hiện nay để đạt hiệu quả bảo vệ cao nhất, trẻ em phải được tiêm vắc-xin sởi mũi thứ nhất lúc 9 tháng tuổi và mũi thứ hai lúc 15 -18 tháng tuổi và mũi nhắc lại lúc 4-5 tuổi. Trẻ trên 18 tháng tuổi chưa được tiêm vắc-xin sởi mũi thứ hai, cần phải tiêm càng sớm càng tốt. Người lớn chưa từng được tiêm vắc-xin sởi và chưa từng mắc sởi cần tiêm ngay một mũi vắc-xin sởi. Để tạo miễn dịch cho người mẹ và miễn dịch này được mẹ truyền cho con qua nhau thai, phụ nữ tuổi sinh đẻ cần được tiêm vắc-xin sởi ít nhất 3 tháng trước khi có thai. Đối tượng có nguy cơ cao có thể được tiêm nhắc lại vắc-xin sởi sau mỗi 3-5 năm. Khi được tiêm đúng, tiêm đủ vắc-xin sởi có hiệu lực bảo vệ 85% (80-90%), thời gian bảo vệ trên 10 năm.
Bệnh quai bị (còn được gọi là bệnh viêm tuyến mang tai dịch tễ hay viêm tuyến mang tai do virut quai bị) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut, lây chủ yếu theo đường không khí và giọt bắn đường hô hấp, hay gây thành dịch trong trẻ em, thanh thiếu niên. Biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất là viêm tuyến nước bọt mang tai không hóa mủ. Bệnh tuy lành tính nhưng có khả năng gây biến chứng viêm tinh hoàn ở nam giới hoặc viêm buồng trứng ở nữ giới và có thể dẫn đến vô sinh, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống. Các tuyến nước bọt khác, tụy và hệ thần kinh trung ương cũng có thể bị tổn thương.
Vắc-xin phòng bệnh quai bị là biện pháp phòng bệnh quai bị chủ động. Vắc-xin quai bị cũng là vắc-xin sống, giảm độc lực, thường kết hợp 3 trong 1 với vắc-xin phòng sởi và Rubella. Hiện nay lịch tiêm vắc- xin quai bị được khuyến cáo cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên. Tuy nhiên nếu trẻ sống trong môi trường tập thể, hay trong cộng đồng đang có dịch, có thể tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi. Tiêm mũi nhắc lúc trẻ 4-6 tuổi. Hiệu lực bảo vệ của vắc-xin quai bị có thể đạt >90%, thời gian bảo vệ kéo dài trên 10 năm.
Không tiêm vắc-xin quai bị cho phụ nữ có thai, người bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của vắc-xin, người đang dùng thuốc giảm miễn dịch (corticoid, thuốc điều trị ung thư), điều trị bằng phóng xạ, suy giảm miễn dịch tiên phát, bệnh ác tính về máu…
(Còn nữa)
TS.BS. Lê Kiến Ngãi
Thêm nữa cháu cũng muốn tiêm phòng cả vắc-xin viêm gan b, vậy cháu cần đến đâu để làm xét nghiệm và tiêm? Cháu cảm ơn ạ!
Nguyễn Thu Trang ([email protected])
Hai loại vắc-xin bạn hỏi đều cần được tiêm cho phụ nữ tuổi sinh đẻ. Từ trước đến nay, vắc-xin ngừa virut HPV (Human papilloma virus) – nguyên nhân chính gây ra ung thư cổ tử cung cũng như các bệnh lý sinh dục: mụn cóc sinh dục, ung thư âm hộ, âm đạo… được các bác sĩ quốc tế lẫn trong nước đánh giá là biện pháp có hiệu quả cao nhất để phòng tránh nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Ở độ tuổi của bạn rất nên tiêm còn những tác dụng phụ là không đáng kể. Tuy nhiên, các loại vắc-xin HPV hiện nay có mặt trên thị trường chỉ có thể phòng ngừa được một số chủng HPV có tỷ lệ nhiễm cao, do đó ngay cả khi đã tiêm chủng các loại vắc-xin HPV này vẫn cần thực hiện quan hệ tình dục an toàn.
Đối với vắc-xin viêm gan B cần tiêm cho tất cả mọi người từ trẻ tới già nếu chưa nhiễm virut này (người lành mang trùng). Vì viêm gan B là bệnh lây qua đường máu, lây truyền mẹ sang con khi sinh, qua quan hệ tình dục. Tuy nhiên, trước khi tiêm cần xét nghiệm máu nếu chưa có kháng thể kháng virut này tức chưa nhiễm thì cần tiêm ngay. Ngoài ra, bạn có thể tiêm vắc-xin phòng cúm, Rubella (sởi Đức), uốn ván… Tóm lại, bạn có thể đến xét nghiệm máu tại các trung tâm y tế dự phòng quận huyện gần nhà, khi có kết quả bác sĩ sẽ tư vấn bạn nên tiêm những vắc-xin nào.
BS. Kim Oanh
Ung thư cổ tử cung do virus HPV gây ra, một trong những căn bệnh hiếm hoi có thể phòng ngừa bằng cách tiêm văcxin. Ngoài câu hỏi tiêm văcxin ung thư cổ tử cung có an toàn hay không, theo các bác sĩ có 3 thắc mắc thường gặp.
Hoàng Thị Ngân (Bắc Giang) chia sẻ lo lắng khi tiêm văcxin HPV
Độ tuổi tiêm văcxin tốt nhất
Khuyến cáo tiêm cho nữ độ tuổi 9-26, tốt nhất là khoảng 11-12 tuổi. Nếu qua 26 tuổi, các bác sĩ vẫn khuyên nên tiêm bởi không phải ai cũng đã từng nhiễm virus. Virus gây ung thư cổ tử cung có rất nhiều tuýp khác nhau. Ít người nhiễm đồng thời nhiều tuýp virus. Do đó tiêm văcxin còn nhằm phòng nhiễm các tuýp còn lại và tránh bị ảnh hưởng cùng lúc nhiều loại virus.
Người đã quan hệ tình dục rồi có nên tiêm không
Nên tiêm văcxin ngừa virus HPV trước khi quan hệ tình dục để đạt hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, người đã quan hệ tình dục rồi thì vẫn nên tiêm bởi không phải ai quan hệ tình dục rồi cũng bị nhiễm virus. Nếu chưa nhiễm virus thì hiệu quả phòng bệnh vẫn tương đương người chưa quan hệ tình dục. Trường hợp đã bị nhiễm virus rồi, vẫn có hiệu quả phòng các tuýp chưa nhiễm.
Bao lâu sau tiêm mới nên có thai
Trong thời gian tiêm ngừa, bác sĩ khuyến cáo không được có hoạt động quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm virus HPV khi cơ thể chưa tạo được hệ miễn dịch bảo vệ đầy đủ.
Chỉ nên có thai sau mũi tiêm thứ ba ít nhất một tháng.
Thúy Quỳnh