truyền nhiễm – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 29 Jul 2018 14:25:09 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png truyền nhiễm – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Các bệnh truyền nhiễm có thể phòng ngừa hiệu quả bằng vắc-xin http://tapchisuckhoedoisong.com/cac-benh-truyen-nhiem-co-the-phong-ngua-hieu-qua-bang-vac-xin-12988/ Sun, 29 Jul 2018 14:25:09 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cac-benh-truyen-nhiem-co-the-phong-ngua-hieu-qua-bang-vac-xin-12988/ [...]]]>

Vắc-xin phòng bệnh sởi

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut sởi gây nên với các biểu hiện sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ… Bệnh có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn nếu không có miễn dịch và có thể bùng phát thành dịch. Bệnh sởi tuy ít gây tử vong nhưng thường có biến chứng đi kèm như viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy, khô loét giác mạc và đôi khi có viêm não sau sởi… Bệnh sởi có tính lây lan nhanh, chủ yếu lây truyền theo đường không khí, tác nhân gây bệnh phát tán khi người bệnh ho, hắt hơi.

Vắc-xin phòng bệnh sởi  là vắc-xin sống giảm độc lực có tác dụng bảo vệ cao. Vắc-xin phòng sởi có thể ở dạng đơn hoặc phối hợp (vắc- xin 2 trong 1: sởi – Rubella; vắc-xin 3 trong 1: sởi – quai bị – Rubella). Theo khuyến cáo, hiện nay để đạt hiệu quả bảo vệ cao nhất, trẻ em phải được tiêm vắc-xin sởi mũi thứ nhất lúc 9 tháng tuổi và mũi thứ hai lúc 15 -18 tháng tuổi và mũi nhắc lại lúc 4-5 tuổi. Trẻ trên 18 tháng tuổi chưa được tiêm vắc-xin sởi mũi thứ hai, cần phải tiêm càng sớm càng tốt. Người lớn chưa từng được tiêm vắc-xin sởi và chưa từng mắc sởi cần tiêm ngay một mũi vắc-xin sởi. Để tạo miễn dịch cho người mẹ và miễn dịch này được mẹ truyền cho con qua nhau thai, phụ nữ tuổi sinh đẻ cần được tiêm vắc-xin sởi ít nhất 3 tháng trước khi có thai. Đối tượng có nguy cơ cao có thể được tiêm nhắc lại vắc-xin sởi sau mỗi 3-5 năm. Khi được tiêm đúng, tiêm đủ vắc-xin sởi có hiệu lực bảo vệ 85% (80-90%), thời gian bảo vệ trên 10 năm.

Các bệnh truyền nhiễm có thể phòng ngừa hiệu quả bằng vắc-xin

Vắc-xin phòng bệnh quai bị

Bệnh quai bị (còn được gọi là bệnh viêm tuyến mang tai dịch tễ hay viêm tuyến mang tai do virut quai bị) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut, lây chủ yếu theo đường không khí và giọt bắn đường hô hấp, hay gây thành dịch trong trẻ em, thanh thiếu niên. Biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất là viêm tuyến nước bọt mang tai không hóa mủ. Bệnh tuy lành tính nhưng có khả năng gây biến chứng viêm tinh hoàn ở nam giới hoặc viêm buồng trứng ở nữ giới và có thể dẫn đến vô sinh, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống. Các tuyến nước bọt khác, tụy và hệ thần kinh trung ương cũng có thể bị tổn thương.

Vắc-xin phòng bệnh quai bị là biện pháp phòng bệnh quai bị chủ động. Vắc-xin quai bị cũng là vắc-xin sống, giảm độc lực, thường kết hợp 3 trong 1 với vắc-xin phòng sởi và Rubella. Hiện nay lịch tiêm vắc- xin quai bị được khuyến cáo cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên. Tuy nhiên nếu trẻ sống trong môi trường tập thể, hay trong cộng đồng đang có dịch, có thể tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi. Tiêm mũi nhắc lúc trẻ 4-6 tuổi. Hiệu lực bảo vệ của vắc-xin quai bị có thể đạt >90%, thời gian bảo vệ kéo dài trên 10 năm.

Không tiêm vắc-xin quai bị cho phụ nữ có thai, người bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của vắc-xin, người đang dùng thuốc giảm miễn dịch (corticoid, thuốc điều trị ung thư), điều trị bằng phóng xạ, suy giảm miễn dịch tiên phát, bệnh ác tính về máu…

(Còn nữa)

TS.BS. Lê Kiến Ngãi

]]>
Những bệnh truyền nhiễm cần đề phòng năm 2017 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-benh-truyen-nhiem-can-de-phong-nam-2017-11707/ Wed, 25 Jul 2018 12:06:35 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-benh-truyen-nhiem-can-de-phong-nam-2017-11707/ [...]]]>

Leishmaniasis

Đây là một bệnh do nhiễm ký sinh trùng Leishmania – một đơn bào thuộc lớp trùng roi, sống ký sinh trong tế bào của hệ võng mô, gây nhiễm bệnh cho con người qua trung gian truyền bệnh là muỗi cát plebotomus – một loài muỗi rất nhỏ, kích thước khoảng 3mm, chỉ muỗi cái hút máu ký chủ và đốt rất đau. Muỗi đốt người cả trong và ngoài nhà, thời gian hoạt động chủ yếu là từ lúc chiều tối đến sáng hôm sau. Bệnh gặp ở hơn 90 quốc gia vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và miền nam châu Âu, thường phổ biến ở nông thôn hơn thành thị.Ở Việt Nam đã từng phát hiện 3 bệnh nhân mắc bệnh này tại Quảng Ninh vào năm 2001. Bệnh Leishmaniasis được xem như là một bệnh nhiệt đới đang bị lãng quên nhưng gần đây lại được chú ý sau khi xuất hiện tại châu Âu do làn sóng di cư của người tị nạn Syria. Khi bị muỗi cát mang ký sinh trùng Leishmania đốt, người lành sẽ bị truyền ký sinh trùng và mắc bệnh Leishmaniasis. Ở người, có nhiều hình thức khác nhau của Leishmaniasis, phổ biến nhất là Leishmaniasis da, gây lở loét da và Leishmaniasis nội tạng, làm ảnh hưởng đến nhiều cơ quan nội tạng (thường là lách, gan và tủy xương), có thể đe dọa tính mạng. Bệnh thường phát triển trong vòng nhiều tháng (đôi khi nhiều năm) sau khi muỗi cát đốt. Đặc trưng bởi những cơn sốt bất thường, sụt cân, gan to, lách to và thiếu máu… Ở một số nơi, các loài động vật bị bệnh (các loài gặm nhấm, chó…) duy trì nguồn lây nhiễm trong tự nhiên. Tuy nhiên, ở một số nơi trên thế giới, người bệnh là nguồn lây chủ yếu. Đây là hình thức lây truyền người – muỗi – người, ở những vùng này, điều trị triệt để các bệnh nhân có thể giúp kiểm soát sự lây lan của ký sinh trùng.

Những bệnh truyền nhiễm cần đề phòng năm 2017Vết lở loét trên da do muỗi cát truyền trong bệnh Leishmaniasis.

Sốt thung lũng Rift (RVF)

Đây là bệnh lây lan do Phlebovirus, thuộc họ Bunyaviridae qua muỗi truyền nhưng không truyền từ người này sang người khác. Có rất nhiều loài muỗi khác nhau như Aedes, Anopheles, Culex, Eretmapodites, Mansonia… có thể đóng vai trò trung gian truyền bệnh.Vì vậy, nguy cơ dịch bệnh xuất hiện ở những nơi có mặt của những loài muỗi này rất phổ biến. Đặc biệt, loài muỗi Aedes có thể nhiễm virut do đốt máu gia súc bị bệnh, sau đó nó có thể truyền virut qua trứng và trứng của loại muỗi này có khả năng tồn tại vài năm trong điều kiện thời tiết khô ráo, chờ đến mùa mưa sẽ nở thành muỗi con mang mầm bệnh. Chính vì đặc điểm này, virut có thể tồn tại lâu dài trong tự nhiên và gây khó khăn cho việc loại trừ nguồn gây bệnh. Ngoài ra, virut có thể xâm nhập vào cơ thể con người để gây bệnh qua các vết thương hở nếu người tiếp xúc trực tiếp với gia súc và sản phẩm của gia súc bị bệnh như thịt, máu, dịch thể, nội tạng… hoặc uống sữa tươi có mầm bệnh chưa được tiệt trùng hay hít phải mầm bệnh virut bay lơ lửng ngoài không khí. Khi mắc bệnh này, biểu hiện ban đầu thường nhầm lẫn với bệnh cúm với dấu hiệu sốt đột ngột, đau đầu, đau cơ, đau lưng.Bệnh sốt thung lũng Riff có tiến triển gây xuất huyết nội, suy gan, viêm não và mù lòa. Tỷ lệ tử vong do bệnh chỉ là 1% nhưng lại tăng lên đến 50% nếu chảy máu xảy ra.

Sốt Oropouche

Virut oropouche được truyền sang người do muỗi Culex đốt với phạm vi phân bố còn rộng hơn muỗi Acedes gây bệnh Zika hay muỗi cát làm lây lan bệnh Leishmaniasis. Điều này gây mối lo ngại về sự lan tràn dịch sốt oropouche từ vùng Amazon sang Nam Mỹ. Virut oropouche thường gây sốt kèm theo hiện tượng chán ăn, đau đầu, nôn mửa. Biến chứng thường gặp và đáng lo ngại nhất của bệnh này là viêm màng não

Sốt Mayaro

Khi mắc bệnh này, người bệnh thường có dấu hiệu đặc trưng là sốt, đau nhức và phát ban. Đây là bệnh do muỗi Aedes truyền và là họ hàng xa của sốt Chikungunya – một loại bệnh do virut thuộc giống Alphavirus, họ Togaviridae, được truyền từ người này sang người khác thông qua vết đốt của muỗi Aedes, chủ yếu do muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus và cả hai loài muỗi này hoạt động vào ban ngày. Virut Mayaro chủ yếu lây truyền qua muỗi Hamagogus nhưng muỗi Aedes aegypti, loài muỗi truyền virut Zika, cũng có thể là vật chủ mang virut này. Virut Mayaro được phát hiện đầu tiên ở Trinidad vào năm 1954. Sau đó, nó đã lan tới Guinea thuộc Pháp, Venezuela, Peru, Bolivia và Brazil. Hiện thông tin về virut Mayaro rất ít nhưng gần đây, bệnh bất ngờ xuất hiện tại Haiti do sự xuống cấp của cơ sở y tế vốn đã thiếu thốn của nước này bởi trận động đất năm 2010. Điều này cho thấy những bệnh mới nổi có xu hướng phát triển ở những nơi có chiến tranh xảy ra, vệ sinh kém, nghèo đói và thiếu thốn.

Elizabethkingia

Đây là một chi của vi khuẩn được mô tả vào năm 2005, được đặt theo tên của nhà vi trùng học người Mỹ Elizabeth Osborne King, người phát hiện ra các loài vi khuẩn điển hình, có mặt ở khắp nơi trên thế giới và gây ra những dạng viêm nặng như viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết… Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy Elizabethkingia là một vi khuẩn gây bệnh mới nổi trong môi trường bệnh viện, với tỷ lệ hiện diện của chúng trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt đã tăng lên đáng kể từ năm 2004. Chúng sở hữu bộ gene có khả năng kháng kháng sinh và có độc lực.Với một phác đồ điều trị kém hiệu quả thì có thể dẫn đến tỷ lệ tử vong cao cho bệnh nhân. Đây cũng là tác nhân gây bệnh duy nhất không phải do virut trong danh sách bệnh truyền nhiễm này nhưng nó là nguyên nhân gây ra sự gia tăng các trường hợp bệnh trong một thế giới nơi mà kháng sinh không còn là chỗ dựa để cứu mạng sống của con người khỏi nhiễm khuẩn.

Lê Mỹ Giang

(Theo MSN.com)

]]>
Bệnh tay chân miệng http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-tay-chan-mieng-10522/ Wed, 25 Jul 2018 07:14:17 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-tay-chan-mieng-10522/ [...]]]>

Điều quan trọng là bố mẹ nên nhận biết các dấu hiệu bệnh thật sớm để đưa trẻ đến cở sở y tế, cũng như cách chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ.

Nguyên nhân

Tác nhân gây bệnh là do virút Coxsackie gây nên. Virút có khả năng lây lan rất nhanh qua đường miệng hoặc các chất tiết từ mũi miệng hay phân của trẻ bệnh. Các đường lây truyền bệnh  chủ yếu như sau:

– Trẻ lành tiếp xúc trực tiếp với trẻ bệnh, bị nhiễm bệnh do nuốt phải nước bọt của trẻ bệnh văng ra trong lúc ho hay hắt hơi.

– Do trẻ lành cầm nắm đồ chơi sẽ chạm vào sàn nhà bị dính nước bọt, chất tiết mũi họng của trẻ bệnh.

– Lây qua bàn tay của người chăm sóc trẻ.

Virút xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết, từ đó phát triển rất nhanh và gây ra các tổn thương da và niêm mạc.

Bệnh tay chân miệng

Triệu chứng

Sốt: triệu chứng thấy rõ nhất ở bệnh tay chân miệng. Sốt nhẹ (37,5 – 380C) hoặc sốt cao (38– 390C).

Hiện nay chưa có vắcxin để phòng bệnh tay chân miệng

 

Loét miệng: hiện tượng này là do các bóng nước có đường kính 2 – 3mm, trên niêm mạc miệng vỡ ra tạo thành những vết loét, trẻ rất đau khi ăn, tăng tiết nước bọt.

Bóng nước: xuất hiện trên lòng bàn tay, lòng bàn chân, niêm mạc miệng, đầu gối, mông, ấn không đau.

Trường hợp không điển hình: bóng nước rất ít xen kẽ với những hồng ban. Hoặc không có bóng nước mà chỉ hồng ban đơn thuần. Hoặc chỉ loét miệng đơn thuần.

Triệu chứng báo hiệu bệnh nặng: sốt cao không giảm, nôn ói nhiều, tay chân run, dáng đi loạng choạng, thở nhanh, khi ngủ hay bị giật mình.

Bố mẹ nên nhận biết các dấu hiệu trên ở trẻ để cho trẻ nhập viện ngay.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng thường rất biếng ăn, hay không ăn uống được do các vết loét bên trong niêm mạc miệng gây rất đau đớn. Ngoài ra trẻ còn bị sốt cao, nôn ói… nên rất mệt mỏi và khó chịu, rồi quấy khóc; vì vậy trẻ không ăn uống được hay biếng ăn. Bố mẹ nên cho trẻ ăn những thực phẩm kích thích sự ngon miệng như các loại rau có tính mát, chứa nhiều vitamin chẳng hạn: rau dền đỏ, rau mồng tơi… Thức ăn nên được xay thật nhỏ, mềm và chia nhiều bữa nhỏ trong ngày để dễ hấp thu.

Bệnh tay chân miệng

Cho trẻ các thực phẩm giàu kẽm (tăng sự ngon miệng, tăng sức đề kháng, mau lành các vết loét trong miệng, bảo vệ vị giác…) như: sò, củ cải, đậu Hà Lan, đậu nành, lòng đỏ trứng gà, thịt cừu, thịt heo nạc… hoặc viên Farzincol. Cho trẻ các thực phẩm giàu nước, mát và nhiều vitamin C như: nước ép cam, quýt, cà chua, ổi, bưởi… Cho trẻ uống bổ sung vitamin và khoáng chất theo hướng dẫn của bác sĩ.

Chú ý tránh cho trẻ các thức ăn cay, nóng, cứng. Tránh dùng các loại thìa muỗng cứng, sắc cạnh  đút cho trẻ vì sẽ đụng đến các vết loét trong miệng, khiến trẻ đau, sợ hãi, bỏ ăn uống.

Đối với trẻ còn bú mẹ thì cho bú như bình thường, có thể tăng số lần lên vì mỗi lần trẻ bú không được nhiều như lúc còn khỏe. Khi trẻ  giảm bệnh (khoảng 4 – 5 ngày sau) và hết các vết loét trong miệng thì cần khuyến khích, động viên trẻ ăn uống bình thường trở lại hợp với lứa tuổi, không kiêng khem để phòng tránh suy dinh dưỡng. Sau khi ăn, nên súc miệng trẻ thật sạch và nhịn hoàn toàn trong 3 – 4 giờ sau mới cho ăn uống trở lại.

Phòng bệnh

Hiện nay chưa có vắcxin để phòng bệnh tay chân miệng. Vì vậy, cha mẹ nên lưu ý những điều sau để tránh cho trẻ khỏi mắc bệnh khi đang mùa dịch:

Rửa tay: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, nhất là trước và sau khi nấu ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Rửa tay sau mỗi lần vệ sinh cho trẻ.

Rửa sạch các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi, sàn nhà bằng nước và xà phòng rồi khử trùng bằng Chloramin B 5%.

Hạn chế tình trạng ngậm tay ở trẻ nhỏ và dứt khoát tật này ở trẻ lớn. Không cho trẻ nhỏ ngậm vú giả. Luôn cắt móng tay và móng chân cho trẻ sạch sẽ, kẻ cả người lớn.

BS. NGÔ VĂN TUẤN

]]>