triệu chứng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 05 Sep 2018 05:30:39 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.2 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png triệu chứng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Triệu chứng và cách sử dụng thuốc trong bệnh lý nhược cơ như thế nào? http://tapchisuckhoedoisong.com/trieu-chung-va-cach-su-dung-thuoc-trong-benh-ly-nhuoc-co-nhu-the-nao-15792/ Wed, 05 Sep 2018 05:30:39 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/trieu-chung-va-cach-su-dung-thuoc-trong-benh-ly-nhuoc-co-nhu-the-nao-15792/ [...]]]>

(Hồng Lan – Đồng Nai)

Bệnh nhược cơ có tên khoa học là Myasthenia Gravis, được Thomas Wilis mô tả lần đầu tiên vào năm 1672,  đến 1893 được Goldflam mô tả chi tiết hơn, nhưng mãi đến những năm gần đây, nhờ những thành tựu khoa học về miễn dịch học, từ đó bệnh nhược cơ được lý giải một cách khoa học hơn.

Về nguyên nhân, cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa lý giải được. Tuy nhiên, các nhà khoa học thấy rằng có khoảng 65 – 75 % trong số bệnh nhân là có sự tăng sản ở tuyến ức.

 

Triệu chứng và cách sử dụng thuốc trong bệnh lý nhược cơ như thế nào?

 

Về triệu chứng của bệnh, một đặc điểm nổi bật của bệnh nhược cơ là có sự thay đổi tình trạng sức khỏe trong ngày, buổi sáng thì khỏe hơn buổi chiều, nghỉ ngơi đỡ, vận động nhiều nặng hơn. Thường gặp nhất là tình trạng yếu cơ ở mặt, sụp mí mắt, có thể một hoặc 2 bên, nhìn đôi; khó nói, nhai và nuốt khó; đôi khi có khó thở; yếu cơ chân tay; suy nhược cơ tăng lên khi hoạt động nhiều và giảm đi khi nghỉ ngơi, giảm cơ lực sau khi vận động và phục hồi sau khi nghỉ ngơi là dấu hiệu quan trọng nhất của bệnh. Hiện tượng mỏi cơ xuất hiện sau một số vận động, có thể chỉ là một nơi hoặc nhiều nơi, các cơ bị ảnh hưởng là loại cơ vân, chi phối sự vận động chủ động của cơ thể.Các nhóm cơ thường bị ảnh hưởng nhất là các cơ ở mặt, mắt, tay chân, các cơ điều khiển nhai, nuốt, nói, các cơ hô hấp cũng có thể bị ảnh hưởng. Bệnh với 2 thể chính là cấp và thể nhược cơ thông thường. Ở thể nhược cơ cấp, thể bệnh cấp cứu, thường gặp ở thai phụ có tiền sử chữa nhược cơ, hoặc người có u ác tính ở tuyến ức. Ở thể này, các cơ hô hấp bị ảnh hưởng nhiều nhất, gây khó thở nuốt nghẹn, dễ bị sặc với nước uống hoặc thức ăn lỏng. Ở thể nhược cơ thông thường, bệnh gặp nhiều ở phụ nữ và ở trẻ em, với biểu hiện ban đầu là chứng mỏi mệt cơ theo thời gian lao động và sinh hoạt hằng ngày. Người bệnh thường bị sụp mi mắt, có thể ở một hoặc hai bên, nhai khó, nuốt khó, mỏi mệt tay chân.

Về điều trị, hiện tại việc điều trị nhược cơ vẫn chưa có giải pháp nào là hoàn hảo, chủ yếu là điều trị triệu chứng, để hạn chế tình trạng bệnh nặng thêm. Cả thầy thuốc và bệnh nhân cần tránh dùng một số thuốc có thể làm cho tình trạng nhược cơ nặng thêm lên như: thuốc kháng sinh nhóm Aminoglycosid như: Gentamycin, Amikacin, nhóm Penicillamine, Procainamide…

Thuốc để điều trị, thường dùng nhóm thuốc kháng Cholinesterase, thuốc có tác dụng làm giảm triệu chứng mà không ảnh hưởng đến diễn biến của bệnh như: Neostigmin methylsulfat với tên thương mại là Prostigmine, thuốc dùng với liều người lớn là  0.04 – 0,05mg/kg cân nặng, với trẻ em 0,03mg/kg; hoặc thuốc khác như Pyridostigmin với tên thương mại là Mestinon thuốc dùng người lớn với liều 120mg lần, trong ngày có thể 2 đến lần.

Về điều trị ngoại khoa, với mục đích cơ bản là cắt bỏ tuyến ức (đóng vai trò quan trọng trong cơ chế đáp ứng tự miễn dịch của cơ thể). Khi cắt bỏ tuyến ức có thể làm giảm được việc tạo ra các tự kháng thể, kháng Acetylcholin ở Sinap thần kinh – cơ trong bệnh nhược cơ, sau khi cắt bỏ tuyến ức. Qua các thống kê, các nhà khoa học thấy các triệu chứng nhược cơ, ở phần lớn bệnh nhân được cải thiện rõ rệt, nhiều trường hợp khỏi hoàn toàn.

BS.CKI.TRẦN QUỐC LONG

]]>
Chớ coi thường viêm họng cấp tính và triệu chứng viêm họng cấp http://tapchisuckhoedoisong.com/cho-coi-thuong-viem-hong-cap-tinh-va-trieu-chung-viem-hong-cap-15646/ Sun, 26 Aug 2018 15:15:21 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cho-coi-thuong-viem-hong-cap-tinh-va-trieu-chung-viem-hong-cap-15646/ [...]]]>

Viêm họng cấp tính là bệnh khá phổ biến, xảy ra quanh năm nhưng khi thời tiết chuyển mùa thì viêm họng cấp dễ dàng xuất hiện. Bệnh thường xuất hiện với các bệnh viêm VA, viêm amiđan. Nguyên nhân có thể do vi khuẩn (phế cầu, liên cầu hoặc các vi khuẩn khác sẵn có ở họng) hay virut cúm, sởi…

Nguyên nhân gây viêm họng cấp

Viêm họng cấp là tình trạng viêm niêm mạc họng xảy ra một cách đột ngột gây nên bởi virut (cúm, sởi, Adenovirus…), vi khuẩn (phế cầu, tụ cầu, liên cầu, Hemophillus influenzae…). Nguy hiểm hơn cả là liên cầu khuẩn nhóm A (S.pyogenes). Đây là thủ phạm gây nên biến chứng viêm họng dẫn đến viêm khớp cấp (thấp tim tiến triển), viêm cầu thận cấp là những bệnh khá nguy hiểm hoặc viêm họng cấp do nấm (Candida). Ngoài các nguyên nhân trên phải kể đến các yếu tố nguy cơ như thay đổi thời tiết, lạnh quá, ẩm quá, bụi bẩn, bụi công nghiệp, khói (thuốc lá, thuốc lào, khói bếp than, củi, rơm rạ) và có thể do tác động của rượu.

Viêm họng cấp, bệnh hay gặp lúc chuyển mùa 1Khi có các biểu hiện đầu tiên của viêm họng, cần đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị kịp thời. Ảnh: Hải Dương

Những biểu hiện

Bệnh thường khởi phát đột ngột, người bệnh sốt cao 39 – 40 độ C, nuốt đau, rát họng. Lúc đầu, bệnh nhân thấy khô nóng trong họng, dần dần thành cảm giác đau rát, tăng lên khi nuốt, khi ho và khi nói. Người bệnh thấy đau lên tai và đau nhói khi nuốt. Các triệu chứng kèm theo là sụt sịt, tắc mũi và chảy nước mũi nhày, tiếng nói khàn nhẹ và ho khan. Hai amiđan viêm to, trên bề mặt amiđan có chất nhày trong, có khi có bựa trắng như nước cháo phủ trên bề mặt, hạch cổ bị sưng.

Trong trường hợp viêm họng cấp do virut cúm thì các triệu chứng khá nặng, nhức đầu, đau rát họng, xuất huyết ở thành sau họng. Hoặc viêm họng cấp do virut APC (Adeno-Pharyngo-Conjunctival) thì xuất tiết mũi, niêm mạc họng đỏ, viêm màng tiếp hợp và sưng hạch cổ. Các trường hợp viêm họng cấp do virut thì hiện nay việc xác định loại virut gì gây bệnh còn gặp không ít khó khăn.

Tình trạng viêm họng cấp khi thời tiết chuyển mùa thường diễn ra trong vòng 3 – 4 ngày, nếu sức đề kháng tốt bệnh sẽ lui dần, các triệu chứng trên sẽ mất đi rất nhanh. Nhưng khi sức đề kháng yếu (trẻ em, người cao tuổi) thì bệnh diễn biến phức tạp hơn, nặng hơn và có thể gây biến chứng như viêm tai, viêm mũi, phế quản phế viêm và trở thành viêm họng mạn tính. Hoặc thấp tim tiến triển, viêm cầu thận cấp nếu tác nhân gây bệnh là vi khuẩn liên cầu nhóm A (S. pyogenes).

Điều trị phải theo chỉ định của bác sĩ

Nguyên tắc điều trị phải dựa vào nguyên nhân gây bệnh, trong trường hợp xác định được vi khuẩn và có kết quả của kháng sinh đồ thì nên lựa chọn kháng sinh để điều trị cho thích hợp với tuổi, tình trạng bệnh và tính động học của kháng sinh. Việc dùng thuốc để điều trị phải tuân theo chỉ định của bác sĩ khám bệnh, không tự động mua thuốc để chữa bệnh cho mình và người nhà.

Cần bù nước và chất điện giải do sốt cao gây ra. Tốt nhất là uống dung dịch oresol (ORS), có thể dùng ORS cam loại 5,63g/gói cho cả người lớn và trẻ em, pha 1 gói vào 200ml nước (đun sôi, để nguội). Thông thường sử dụng ORS như sau, trẻ nhũ nhi thì dùng 50ml/lần, 2 – 3 lần/ngày; trẻ từ 2 – 6 tuổi dùng 100ml/lần, 2 – 3 lần/ngày; trẻ từ 6 – 12 tuổi dùng 150ml/lần, 2 – 3 lần/ngày. Với người lớn dùng theo nhu cầu.

Viêm họng cấp, bệnh hay gặp lúc chuyển mùa 2Vệ sinh răng miệng hàng ngày để phòng viêm họng cấp. Ảnh: H.L

Thức ăn nên dùng loại mềm, nhuyễn, dễ nuốt. Cần ăn thêm rau, trái cây. Cần phải nghỉ ngơi, giữ ấm cơ thể, nhất là cổ, ngực, gan bàn chân. Nên tắm bằng nước ấm trong phòng kín gió, tắm xong phải lau người thật khô rồi mặc quần áo sạch. Cần vệ sinh họng, miệng như đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Nên súc họng bằng nước muối nhạt hằng ngày.

Phòng ngừa viêm họng cấp thế nào?

Để phòng ngừa viêm họng cấp, cần vệ sinh răng miệng, họng, mũi thường xuyên và hàng ngày. Cần đánh răng sau khi ăn và trước, sau khi ngủ dậy làm sao tạo thành một thói quen, nhất là đối với trẻ em.

Nên tắm bằng nước ấm nhất là với những người mắc bệnh viêm họng tái đi tái lại nhiều lần. Khi tắm xong cần lau người khô trước khi mặc quần áo sạch bất kể là mùa nào. Cũng không nên ngồi trước quạt hoặc trong phòng điều hòa lạnh sau khi tắm xong.

Khi bị viêm họng cần đi khám ngay, tốt nhất là khám chuyên khoa tai mũi họng hoặc phòng khám đa khoa để nhanh chóng xác định bệnh và điều trị ngay từ những ngày đầu, không nên để bệnh xảy ra vài ba ngày mới đi khám bệnh.

Người bệnh không nên tự chẩn đoán bệnh cho mình, dùng theo đơn thuốc cũ hoặc tự mua thuốc để điều trị. Khi bị viêm họng kéo dài cần tới thăm khám để được điều trị tránh một số biến chứng không đáng có xảy ra.

Bác sĩ Nguyễn Minh Hằng

]]>
Những triệu chứng không ngờ cảnh báo bệnh tim http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-trieu-chung-khong-ngo-canh-bao-benh-tim-13974/ Sun, 05 Aug 2018 06:00:16 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-trieu-chung-khong-ngo-canh-bao-benh-tim-13974/ [...]]]>

Những triệu chứng không ngờ cảnh báo bệnh tim

 

Nhận biết được các triệu chứng tiềm ẩn trên cơ thể giúp bạn thăm khám kịp thời.

Hầu hết chúng ta đều biết các triệu chứng tiêu biểu của bệnh tim bao gồm thở ngắn và đau ngực.

Một số dấu hiệu như sưng mắt cá chân hoặc tăng cân không phải là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim. Nhưng khi xem xét cùng với các triệu chứng khác của bệnh và tiền sử gia đình, đây là những dấu hiệu quan trọng giúp chẩn đoán bệnh tim hoặc suy tim.

Dưới đây là những triệu chứng thể chất giúp bạn nhận biết bệnh tim:

Phù chân

    Chứng phù có thể là một dấu hiệu của suy tim khi hoạt đông bơm máu của tim không hiệu quả. Chất dịch từ bên trong các mạch máu có khuynh hướng rò rỉ vào các mô xung quanh.

    Hói đầu sớm ở nam giới

      Hói đầu sớm ở nam giới có thể là dấu hiệu tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Một số nghiên cứu đã xác nhận mối liên hệ giữa chứng hói đầu và bệnh tim.

      U vàng trên da

        Lắng đọng mô mỡ vàng dưới da, được gọi là u vàng, có khả năng là dấu hiệu của bệnh tim. U vàng cũng có thể là dấu hiệu tăng cholesterol và chúng có thể biến mất khi lượng cholesterol trong cơ thể được kiểm soát. Đây là một trong những triệu chứng thể chất của cơn đau tim.

        Các bệnh về nướu

          Sưng, đau nhức hoặc chảy máu nướu răng có thể là một dấu hiệu quan trọng của bệnh tim. Có mối liên quan giữa bệnh nướu răng và bệnh tim, vì có thể có các vi khuẩn thông thường liên quan đến cả bệnh nướu răng và hình thành mảng bám tích tụ bên trong động mạch vành.

           

          stress

           

          Tinh thần căng thẳng

            Sự suy yếu của cơ tim kèm theo căng thẳng tinh thần cực đoan được gọi là hội chứng tim vỡ. Khi điều này xảy ra, hormon căng thẳng tăng, đặc biệt là adrenalin có thể gây ra đau tim.

            Đục thủy tinh thể

              Mặc dù chưa biết chính xác nguyên nhân gây ra bệnh tim và đục thủy tinh thể những một số nghiên cứu cho thấy những người bị đục thủy tinh thể có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn.

               

              ho về đêm

               

              Ho vào ban đêm

                Một trong những dấu hiệu của suy tim là sự tích tụ của chất dịch trong ngực và tim khi nằm ngủ vào ban đêm. Chất dịch tăng lên có thể dẫn đến ho vào ban đêm. Đây là một trong những triệu chứng đau tim tiềm ẩn trong cơ thể.

                BS.Tuyết Mai

                (theo Univadis/Boldsky)

                ]]>
                5 triệu chứng lạ “tố” dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường http://tapchisuckhoedoisong.com/5-trieu-chung-la-to-dau-hieu-som-cua-benh-tieu-duong-13822/ Sun, 05 Aug 2018 05:42:45 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/5-trieu-chung-la-to-dau-hieu-som-cua-benh-tieu-duong-13822/ [...]]]>

                triệu chứng sớm của tiểu đường

                 

                Dưới đây những triệu chứng lạ có thể là dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường mà bạn cần cảnh giác:

                Lợi bị viêm hoặc nhiễm trùng

                Viêm nha chu, hay còn được gọi là bệnh lợi, có thể là dấu hiệu sớm của tiểu đường týp 2. Nghiên cứu trên tờ Tạp chí Nghiên cứu và Chăm sóc người bệnh Tiểu đường BMJ Open Diabetes Research & Care chỉ ra rằng những người bị bệnh lợi đặc biệt là những người bị nặng có nguy cơ bị tiểu đường (cả được chẩn đoán và không được chẩn đoán) và tiền tiểu đường cao hơn những người không bị bệnh lợi.

                Mối liên quan giữa bệnh lợi và tiểu đường không phải là mới và xuất hiện theo cả 2 cách: bệnh này làm tăng nguy cơ phát triển bệnh kia và ngược lại.

                Đổi màu da

                Rất lâu trước khi bạn thực sự bị tiểu đường, bạn có thể nhận thấy sự thay đổi màu da sẫm ở sau cổ. Tình trạng này được gọi là thuật ngữ chuyên môn được gọi là acanthosis nigricans, và đây thường là dấu hiệu của đề kháng insulin – mất độ nhạy với loại hormon mà cơ thể sử dụng để điều chỉnh đường – có thể thực sự dẫn đến tiểu đường.

                Trong một số trường hợp hiếm, acanthosis nigricans cũng có thể gây nang buồng trứng, hormon hoặc rối loạn tuyến giáp, ung thư. Một số thuốc nhất định và các chế phẩm bổ sung, gồm thuốc viên kiểm soát sinh và cortocosteroid có thể là nguyên nhân.

                Cảm giác lạ ở bàn chân

                Khoảng 10% đến 20% số người được chẩn đoán mắc tiểu đường bị một số tổn thương thần kinh liên quan đến căn bệnh này. Trong giai đoạn đầu, tình trạng này có thể không đáng kể. Bạn có thể cảm thấy tê ngứa ở chân hoặc giảm độ nhạy, mất thăng bằng.

                Tất nhiên, cảm giác lạ có thể là do những nguyên nhân đơn giản như đi giầy cao gót, đứng một chỗ quá lâu. Nhưng cũng có thể gây ra bởi những tình trạng nghiêm trọng khác như xơ cứng rải rác, vì vậy, cần đi khám bác sĩ khi thấy cảm giác này xuất hiện.

                Giảm thính lực hoặc thị lực

                Đường huyết tăng cao có thể gây tổn thương võng mạc và làm cho hàm lượng chất dịch xung quanh nhãn cầu thay đổi, khiến bạn bị nhìn mờ hoặc suy giảm thị lực. Khi đường huyết trở lại bình thường, thị lực thường được phục hồi nhưng nếu tiểu đường không được kiểm soát trong thời gian dài, tổn thương có thể là vĩnh viễn.

                Ngoài ra, đường huyết cao có thể cũng ảnh hưởng tới các tế bào dây thần kinh trong tai và gây suy giảm thính lực.

                Ngủ trưa dài

                Một đánh giá khoa học chỉ ra rằng những người thường xuyên ngủ trưa dài có nguy cơ bị tiểu đường týp 2 cao hơn 45% so với những người ngủ ít hoặc không ngủ.

                Các tác giả cho rằng không phải ngủ trưa dài gây bệnh tiểu đường nhưng đó có thể là dấu hiệu cảnh báo những rối loạn bên trong như thiếu ngủ, trầm cảm hoặc ngưng thở khi ngủ, tất cả những tình trạng này có liên quan tới tăng nguy cơ bị tiểu đường.

                BS Thu Vân

                (theo Univadis / Health)

                ]]>
                Viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em: Những triệu chứng và cách chăm sóc http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-duong-ho-hap-cap-o-tre-em-nhung-trieu-chung-va-cach-cham-soc-11180/ Wed, 25 Jul 2018 09:06:32 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-duong-ho-hap-cap-o-tre-em-nhung-trieu-chung-va-cach-cham-soc-11180/ [...]]]>

                Những ngày qua thời tiết biến động bất thường làm cho số trẻ mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp có xu hướng gia tăng, phụ huynh cần chú ý để chăm sóc trẻ thật tốt và áp dụng những biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.

                Trẻ bệnh thường biếng ăn, biếng bú. Phụ huynh nên khuyến khích và cho trẻ ăn, bú nhiều lần trong ngày theo khả năng của trẻ, không nên ép trẻ ăn.

                 

                Thời gian này, trẻ đến bệnh viện vì viêm hô hấp cấp tăng

                Thời gian này, trẻ đến bệnh viện vì viêm hô hấp cấp tăng

                Viêm đường hô hấp cấp hiện nay vẫn được xem là căn bệnh phổ biến và nguy hiểm ở trẻ em. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có hơn 4 triệu trẻ em trên thế giới tử vong vì bệnh viêm hô hấp cấp, chủ yếu do viêm phổi, đáng chú ý hơn một đứa trẻ dưới 5 tuổi có thể bị viêm đường hô hấp cấp 4 – 6 lần trong một năm làm ảnh hưởng đến công việc của nhiều bậc phụ huynh và là gánh nặng bệnh tật đối với xã hội.

                Tác nhân gây viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em

                Viêm đường hô hấp ở trẻ em dưới 5 tuổi hầu hết do nhiễm virút, hầu hết là những loại virút lành tính, một số loại virút đáng chú ý là virút hợp bào hô hấp (RSV), virút cúm, virút á cúm, virút sởi, Adenovirus (còn gọi là virút hạch), Rhinovirus, Enterovirus, Cornavirus…

                Ở các nước đang phát triển như nước ta, nguyên nhân do nhiễm vi khuẩn vẫn được xem là những nguyên nhân gây viêm đường hô hấp cấp nguy hiểm cho trẻ em, đứng đầu là vi khuẩn Hemophilus influenzae týp b (viết tắt là Hib), kế đến là phế cầu khuẩn có tên khoa học là Streptococcus Pneumonia, liên cầu khuẩn, tụ cầu, vi khuẩn Bordetella, vi khuẩn Klebsiella pneumoniae, vi khuẩn Chlamydia trachomatis…

                Yếu tố cơ địa và môi trường làm trẻ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp như:

                Trẻ sinh non hoặc sinh nhẹ cân (cân nặng lúc sinh dưới 2.500g), trẻ suy dinh dưỡng nặng.

                Trẻ không được nuôi dưỡng bằng nguồn sữa mẹ.

                Trẻ thường xuyên ăn lạnh, uống lạnh hoặc gia đình sử dụng máy điều hòa không hợp lý cũng tạo điều kiện thuận lợi khiến trẻ dễ bị bệnh.

                Gia tăng tình trạng ô nhiễm với khói bụi trong nhà, khói thuốc lá cũng là nguồn ô nhiễm không khí rất nguy hiểm cho trẻ em, nhất là trẻ nhỏ.

                Thời tiết lạnh, thay đổi thất thường là điều kiện thuận lợi gây bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa.

                Nhà cửa chật chội, thiếu vệ sinh, đời sống kinh tế thấp, thiếu vitamin A cũng là các yếu tố nguy cơ gây viêm đường hô hấp ở trẻ ở trẻ em.

                Một trong những cách phòng bệnh viêm hô hấp cấp bằng cách cho trẻ đeo khẩu trang

                Một trong những cách phòng bệnh viêm hô hấp cấp bằng cách cho trẻ đeo khẩu trang

                Biểu hiện đặc trưng của những căn bệnh viêm đường hô hấp cấp phổ biến ở trẻ

                Các biểu hiện lâm sàng của viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em rất đa dạng và ở nhiều mức độ khác nhau. Thông thường, trẻ bắt đầu với các triệu chứng ho, sốt, chảy mũi, nghẹt mũi, rồi sau đó là thở nhanh, cánh mũi phập phồng, nặng hơn nữa là nhìn thấy lồng ngực bị rút lõm trong khi thở vào, thở rít, tím tái. Nếu không được xử trí kịp thời trẻ có thể hôn mê, co giật… hoặc thậm chí có thể gây tử vong cho trẻ.

                Một đặc điểm cần lưu ý là diễn biến của trẻ từ mức độ nhẹ sang nặng rất nhanh do đó việc đánh giá, phân loại, xác định điều trị kịp thời là rất quan trọng.

                Tùy theo vị trí, tác nhân gây bệnh, lứa tuổi và cơ địa của trẻ mà bệnh biểu hiện với nhiều mức độ khác nhau, những bệnh lý viêm đường hô hấp cấp tính thường gặp ở trẻ bao gồm:

                Viêm mũi họng do virút: sau khi tiếp xúc với virút gây bệnh 1 – 2 ngày, trẻ bắt đầu với triệu chứng sốt, nhức đầu, mệt mỏi, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi. Ho xuất hiện sau 4 – 5 ngày do họng bị kích thích. Trẻ nhỏ có thể bị đau bụng, nôn ói, tiêu chảy. Bệnh sẽ khỏi trong khoảng 5 – 7 ngày.

                Viêm mũi xoang cấp: bệnh tương tự như viêm mũi họng cấp nhưng các triệu chứng có khuynh hướng giảm nhẹ rồi nặng hơn sau một tuần. Bé ngạt mũi, sổ mũi kéo dài. Nước mũi thường chuyển sang màu trắng đục, xanh hoặc vàng. Trẻ thường quấy khóc nhiều, nếu đã biết nói, trẻ có thể than nhức đầu, đau sau hốc mắt, nặng mặt, khô rát họng.

                Viêm họng cấp: vi khuẩn sẽ được xem là “thủ phạm” nếu tình trạng sốt, ho, nuốt đau không tự giới hạn hoặc trở nên nặng hơn sau 5 – 7 ngày.

                Viêm amidan: thường do vi khuẩn, bệnh thường gặp ở trẻ lớn 2 – 6 tuổi, bệnh thường gây sốt cao, Amidan lớn quá thường gây khó khăn cho việc ăn uống và việc hô hấp của trẻ.

                Viêm VA: thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là trẻ nhỏ 2 tháng – 2 tuổi, chảy mũi nghẹt mũi kéo dài là dấu hiệu điển hình của bệnh.

                Viêm thanh thiệt cấp: độ tuổi mắc bệnh thường trong khoảng 2 – 6 tuổi, chủ yếu ở lứa tuổi lên ba. Bệnh đặc trưng là sốt cao, nuốt đau, họng ứ đọng nhiều nước bọt, nổi hạch hai bên cổ, thay đổi giọng nói, mất tiếng, ho khan hoặc ho đàm, khó thở… Bệnh thường diễn tiến nhanh và nặng, trẻ có khả năng tử vong do suy hô hấp, nhiễm trùng, nhiễm độc.

                Viêm thanh quản và viêm thanh khí phế quản cấp: thường gặp ở trẻ từ 6 tháng – 6 tuổi, phổ biến nhất ở trẻ 2 tuổi. Bệnh khởi phát với những triệu chứng viêm mũi họng thông thường, trẻ bắt đầu khàn tiếng, tắt tiếng, khò khè, thở rít, co lõm hõm ức và lồng ngực. Trẻ ho rất nhiều, tiếng ho ong óng như chó sủa. Trẻ có thể khó thở, thở nhanh, thở ồn ào, co kéo cơ hô hấp phụ, vã mồ hôi, tím tái, lơ mơ và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

                Viêm phổi: xảy ra ở mọi lứa tuổi nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn nhất là vi khuẩn Hib và phế cầu khuẩn, bệnh biểu hiện sớm nhất với dấu hiệu thở nhanh bất thường, ho kèm khò khè nếu xuất tiết nhiều đàm nhớt ở đường hô hấp, một số trẻ có thể bị sốt cao, thở mệt, lừ đừ, bệnh có thể gây tử vong cho trẻ nếu không được phát hiện sớm và điều trị tích cực.

                Chăm sóc trẻ bị viêm đường hô hấp cấp tính đúng cách tại nhà

                Đưa trẻ đi khám bác sĩ để đánh giá mức độ bệnh, hầu hết trẻ bị viêm đường hô hấp cấp thể nhẹ hoặc trung bình đều được bác sĩ chỉ định cho chăm sóc, theo dõi và điều trị tại nhà, cụ thể như:

                Tiếp tục cho trẻ ăn, bú: trẻ bệnh thường biếng ăn, biếng bú. Phụ huynh nên khuyến khích và cho trẻ ăn, bú nhiều lần trong ngày theo khả năng của trẻ, không nên “ép trẻ ăn”. Nếu trẻ bị tắc mũi hoặc nghẹt mũi, phụ huynh cần làm thông thoáng mũi cho trẻ bằng nước muối loãng NaCl 0,9% giúp trẻ nhỏ có thể bú mẹ hoặc ăn uống dễ dàng hơn.

                Cho trẻ uống đủ nước: trẻ được bổ sung đầy đủ nguồn nước sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, trẻ sẽ mau “lướt qua” bệnh tật để sớm hồi phục.

                Nếu trẻ ho nhiều khiến trẻ khó chịu quấy khóc hoặc nôn ói nhiều: nên cho trẻ uống những loại thuốc ho an toàn có thể tự chế như tắc chưng đường, mật ong hấp gừng, tần dày lá hoặc các loại thuốc ho có nguồn gốc thảo mộc – thảo dược chế biến sẵn theo khuyến cáo của bác sĩ điều trị hoặc phụ huynh cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi cho trẻ sử dụng.

                Làm thông thoáng mũi cho trẻ theo những cách đơn giản:

                Trẻ lớn: hướng dẫn trẻ hỉ mũi đúng cách, hỉ mũi từng bên bằng cách dùng một ngón tay đè một bên mũi, hỉ mạnh bên kia và làm ngược lại (chú ý không được bịt hai mũi cùng một lúc).

                Trẻ nhỏ: phụ huynh dùng khăn giấy sạch, mềm xếp góc nhọn (bấc sâu kèn), đưa vừa đủ vào mũi trẻ. Làm vài lần đến khi sạch nước mũi. Trong trường hợp nước mũi đặc gây nghẹt mũi nhiều, phụ huynh nên dùng dung dịch natriclorua 0,9% (nước muối sinh lý) nhỏ 2 – 3 giọt mỗi bên mũi, sau đó dùng giấy mềm làm sạch mũi như trên.

                Sử dụng kháng sinh trị liệu: kháng sinh không cần thiết phải sử dụng trong hầu hết các trường hợp. Nếu phải sử dụng kháng sinh cần có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ điều trị.

                Theo dõi để phát hiện các dấu hiệu nặng: cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và cho trẻ được điều trị tích cực hơn khi thấy trẻ có một trong những biểu hiện sau:

                – Trẻ bú kém hoặc bỏ ăn, bỏ bú.

                – Trẻ sốt cao liên tục 39oC không hạ sau khi đã cho trẻ hạ sốt tích cực.

                – Trẻ bị co giật, lừ đừ hoặc hôn mê.

                – Trẻ thở khác ngày thường: thở nhanh, thở mệt, thở co lõm ngực hoặc tím tái.

                Bài và ảnh: Ths.Bs Đinh Thạc

                (Bệnh viện Nhi Đồng 1)

                ]]>
                Triệu chứng khi nhiễm giun http://tapchisuckhoedoisong.com/trieu-chung-khi-nhiem-giun-11047/ Wed, 25 Jul 2018 08:49:31 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/trieu-chung-khi-nhiem-giun-11047/ [...]]]>

                Cháu bé nhà tôi 8 tuổi, gần đây cháu hay bị đau bụng quanh rốn. Hơi ăn lạ là đi ngoài. Liệu có phải là đau bụng giun?

                Vũ Văn Kiên(Hà Nam)

                Qua thư cháu viết thì rất có thể cháu bị đau bụng do giun. Đau bụng do giun thường đau quanh rốn và có cảm giác lợm giọng, buồn nôn. Nhất là khi đói, giun thiếu ăn nên quậy lung tung gây đau bụng. Trường hợp nhiễm giun đũa nhiều có thể gây bán tắc ruột do giun. Nhiễm giun là bệnh thường gặp ở nước ta, nhất là những vùng trồng màu, dùng phân tươi bón ruộng, những người ăn rau sống, uống nước chưa đun sôi… cũng dễ nhiễm giun. Người bệnh nhiễm giun hay bị rối loạn tiêu hóa như đau bụng, đi đại tiện phân sống, nhất là trẻ em. Do giun ăn chất dinh dưỡng nên dễ bị thiếu máu thiếu sắt (người bệnh thường có biểu hiện da xanh tái). Những năm gần đây, trong chương trình học đường có tiến hành tẩy giun nên số người nhiễm giun và hậu quả do nhiễm giun đã giảm. Hiện nay thuốc tẩy giun rất dễ dùng và hiệu quả, chỉ cần liều duy nhất uống tối trước khi đi ngủ. Để chẩn đoán chắc chắn nhiễm giun bằng cách xét nghiệm phân tìm trứng giun. Bạn có thể cho bé đi khám và xét nghiệm kiểm tra phân tại cơ sở y tế. Theo thống kê, ở những vùng trồng màu, tỷ lệ người nhiễm giun và đau bụng do giun còn cao, vì vậy các chuyên gia khuyến cáo ở những vùng có nguy cơ nhiễm giun nên định kỳ tẩy giun 6 tháng đến 1 năm/lần. Điều nên biết nhiễm giun cũng có thể gây nhiều biến chứng như bán tắc ruột do giun, giun chui ống mật gây nhiễm khuẩn đường mật…

                BS. Trần Quang Nhật

                ]]>
                Bệnh tiểu đường ở trẻ em: Nguyên nhân và triệu chứng http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-tieu-duong-o-tre-em-nguyen-nhan-va-trieu-chung-11037/ Wed, 25 Jul 2018 08:48:26 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-tieu-duong-o-tre-em-nguyen-nhan-va-trieu-chung-11037/ [...]]]>

                Tiểu đường týp 1

                Một số trẻ em bị tiểu đường týp 1. Bệnh xảy ra do tổn thương ở một số loại tế bào trong tuyến tụy. Cơ thể trẻ không thể sản sinh insulin, khiến cơ thể khó chuyển đổi carbonhydrat hấp thu được thành năng lượng. Ngoài ra, lượng đường trong cơ thể tăng vọt vì insulin cũng đóng vai trò trong dự trữ đường thích hợp.

                Tiểu đường týp 2

                Ở những trẻ bị tiểu đường týp 2, đường huyết có xu hướng tăng cao vì cơ thể trở nên kháng với insulin. Bệnh cũng có thể gây nên các vấn đề về thận, tim, và thậm chí mù lòa nếu không được xử lý kịp thời.

                Tiền tiểu đường

                Đây là tình trạng trẻ có đường huyết cao nhưng chưa đến mức như tiểu đường. Khi tình trạng này được kiểm soát thì có thể trì hoãn bệnh tiểu đường.

                Nguyên nhân

                Bệnh tiểu đường ở trẻ em có thể do nhiều yếu tố gây nên, bao gồm di truyền, tổn thương tế bào tuyến tụy do nhiễm vi-rút, điều kiện sống, béo phì và các yếu tố môi trường.

                Sữa bò

                Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trẻ em bị tiểu đường di truyền có thể khởi phát bệnh rất sớm nếu trẻ ăn sữa bò từ rất sớm.

                Các triệu chứng

                Một số triệu chứng bệnh tiểu đường ở trẻ nhỏ là đau bụng, tiểu thường xuyên, mệt mỏi, thay đổi tâm trạng, nhìn mờ, tê một số khu vực của cơ thể, những vết thương nhỏ chậm liền, sụt cân không rõ lý do và tụt huyết áp.

                BS Thu Vân

                (Theo Boldsky)

                ]]>
                Triệu chứng viêm amiđan phổ biến http://tapchisuckhoedoisong.com/trieu-chung-viem-amidan-pho-bien-11025/ Wed, 25 Jul 2018 08:47:20 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/trieu-chung-viem-amidan-pho-bien-11025/ [...]]]>

                Dưới đây là một số dấu hiệu và triệu chứng của viêm amiđan:

                Đau họng

                Đau họng là triệu chứng phổ biến của viêm amiđan. Đau họng có thể kèm theo đau ở khu vực lân cận như đau tai và đau cổ.

                Khó nuốt

                Khi bị viêm amiđan, người bệnh có thể cảm thấy khó nuốt cùng với sốt. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị.

                Triệu chứng viêm amiđan phổ biến

                Sốt

                Tăng nhiệt độ và viêm trong cơ thể cũng là dấu hiệu của viêm amiđan. Do đó, nếu bạn bị sốt cao không hạ ngay cả khi đã dùng paracetamol cùng với đau họng nhiều hơn 1,2 ngày, đây có thể là dấu hiệu bạn cần đi khám bác sĩ.

                Đau đầu

                Viêm a miđan cũng có thể gây đau đầu do tăng nhiệt độ cơ thể. Ngoài ra, thiếu năng lượng vì không ăn được cũng khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn. Do vậy, nếu bạn bị đau đầu và đau họng cùng với sưng hạch cổ, hãy đi khám bác sĩ.

                Ho

                Mặc dù đau họng và sốt là các triệu chứng phổ biến của viêm amiđan, trong một số trường hợp bạn cũng có thể bị ho. Điều này là do viêm có thể lan tới phổi.

                BS Thu Vân

                (Theo THS)

                ]]>
                Rửa mũi: Giảm tự nhiên các triệu chứng cảm lạnh & dị ứng http://tapchisuckhoedoisong.com/rua-mui-giam-tu-nhien-cac-trieu-chung-cam-lanh-di-ung-10946/ Wed, 25 Jul 2018 08:27:06 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/rua-mui-giam-tu-nhien-cac-trieu-chung-cam-lanh-di-ung-10946/ [...]]]>

                 

                Bước 1: chuẩn bị dụng cụ

                Để  rửa mũi, bạn  cần một  bình chứa và nước muối. Bạn có thể mua bình chứa sẵn dung dịch, hoặc sử dụng một ống tiêm có bầu  hoặc bình  neti. Tất cả đều có sẵn tại các nhà thuốc.

                Bước 2: pha dung dịch muối

                Nếu bạn chọn một bình có sẵn dung dịch rửa, hãy bỏ qua bước này. Nếu không, bạn có thể mua một loại bột để pha dung dịch muối và làm theo hướng dẫn trên nhãn hoặc tự làm. Bắt đầu với 1 – 2 cốc nước ấm. Thêm 1/4 – 1/2 thìa cà phê muối i-ốt và  một chút soda làm bánh để làm mềm các tác động của muối. Sử dụng nước cất, vô trùng, hoặc đun sôi trước đó và làm mát  để pha dung dịch muối .

                Bước 3: tư thế rửa

                Nếu bạn đang sử dụng một chai bóp được, bình  neti, hoặc ống tiêm, nghiêng về phía trước trên bồn rửa, khoảng một góc 450. Nghiêng đầu để có một lỗ mũi chỉ xuống bồn rửa. Đừng nghiêng đầu ra sau.

                Bước 4: đổ nước muối vào

                Đặt vòi của bình neti hay  đầu của một ống tiêm hay chai nhựa mềm vào bên trong mũi của bạn một chút. Đầu vào không được sâu hơn chiều rộng ngón tay. Giữ miệng mở, bóp ống tiêm hoặc chai, hoặc nghiêng bình để đổ nước vào lỗ mũi của bạn. Nhớ  thở bằng miệng, không  thở bằng mũi của bạn.

                Bước  5: để nước chảy

                Nước muối sẽ chạy qua đường mũi của bạn và thoát ra khỏi lỗ mũi khác của bạn và có thể miệng của bạn. Bạn nên nhổ nó ra và không nuốt nó. Nhưng nếu một số  đi xuống cổ họng của bạn, nó sẽ không làm tổn thương bạn.

                Bước 6: làm sạch mũi và lặp lại

                Nhẹ nhàng xì mũi, làm sạch dịch còn đọng lại. Lặp lại quá trình này với lỗ mũi khác của bạn. Khi bạn thực hiện xong, hãy  bỏ bất kỳ  dịch còn dư nào và triệt để làm sạch các dụng cụ  mà bạn sử dụng. Hãy để chúng khô không khí. Cất chúng trong một nơi sạch sẽ, khô ráo.

                 

                 

                 

                Làm gì nếu có cảm giác châm chích, nóng bỏng?

                Hãy thử sử dụng dung dịch nước muối ít muối hơn, và chắc chắn rằng bạn đang sử dụng nước ấm – nước không nóng hoặc lạnh. Hãy chắc chắn để nghiêng đầu sang một bên ở một góc 450, và không nghiêng đầu ra sau. Giữ miệng của bạn mở, do đó bạn không thở bằng mũi và “hít” các dung dịch muối.

                Rửa mũi có tác động nhanh như thế nào?

                Bạn có thể thấy kết quả chỉ sau một hoặc hai lần thực hiện. Những lợi ích phát triển nếu  bạn tiếp tục làm. Một nghiên cứu cho thấy rằng rửa mũi trong thời  gian dài  giúp người ta cảm thấy kiểm soát được các triệu chứng xoang và thực sự cải thiện chất lượng cuộc sống của họ.

                Rửa mũi thường xuyên  như thế nào?

                Sử dụng dung dịch muối chỉ một lần một ngày có thể giúp làm lỏng chất nhầy, giảm chảy mũi xuống họng, và sạch vi khuẩn  trong mũi. Nó cũng có thể rửa các chất gây dị ứng mà bạn đã hít phải. Sau khi triệu chứng đã hết, một số người thấy rửa ba lần một tuần là đủ để giữ họ mũi khỏi có triệu chứng.

                Rửa mũi có đúng cho bạn không?

                Rửa mũi có lợi cho người bị các triệu chứng xoang mãn tính, dị ứng mũi, viêm xoang cấp, cảm lạnh, và thậm chí các triệu chứng mũi do cảm cúm. Nó có thể giúp cho cả người lớn và trẻ em. Một số người sử dụng nó mỗi ngày để không có triệu chứng mũi. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng nó, nếu bạn có một nhiễm trùng tai hoặc lỗ mũi đó là bị tắc và khó thở qua.

                Các xoang bị tắc như thế nào?

                Mũi có hai đường đi để lọc không khí. Trong các xương của hộp sọ là bốn cặp khoang chứa đầy không khí gọi là  các xoang, thông với  những đường này. Các đường và các xoang được lót bằng một lớp màng nhầy. Nếu nó bị viêm – ví dụ từ lạnh hay dị ứng – nó dày lên và làm tắc các xoang. Vi khuẩn có thể tích tụ lại dẫn đến nhiễm trùng xoang. Điều đó dẫn đến tình trạng viêm nhiều, sưng, nghẹt và đau nhiều hơn.

                Vì sao rửa mũi tốt?

                Trong các niêm mạc nhầy, các cấu trúc giống lông gọi là cilia chuyển vi khuẩn và các mảnh vụn khác đến họng, nơi chúng có thể được nuốt vô hại. Khi các niêm mạc sưng lên, cilia không thể làm công việc của nó. Với rửa mũi, bạn sử dụng các dung dịch nước muối để rửa các đường đi của mũi. Nước muối cũng khôi phục độ ẩm và làm bớt viêm niêm mạc mũi. Sưng giảm, làm cho dễ dàng để thở hơn.

                Các cách để giảm các tác nhân gây dị ứng

                Nếu bạn bị dị ứng, việc tránh các tác nhân gây dị ứng trong thời gian dài phía trước sẽ giúp thở dễ dàng hơn. Điều đó có nghĩa là tránh những việc như sử dụng máy điều hòa không khí trong nhà và trong xe của bạn trong mùa nóng, làm giảm độ ẩm trong nhà, và luôn luôn bật quạt hút khi tắm và nấu ăn. Hút bụi thường xuyên và sử dụng tấm bảo vệ nệm và bao gối chăn cũng có thể có ích.

                Gặp bác sĩ của bạn

                Một nghiên cứu cho thấy rằng những người có các vấn đề về xoang mãn tính, sử dụng rửa mũi có thể sử dụng thuốc ít hơn. Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về những gì phù hợp với bạn. Và nếu bạn đang dùng thuốc bây giờ, không dừng lại mà không hỏi ý kiến của bác sĩ.

                Theo web MD

                TTƯT.BS.CKII. NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY (dịch)

                ]]>
                Các triệu chứng thường gặp của biến chứng tiểu đường http://tapchisuckhoedoisong.com/cac-trieu-chung-thuong-gap-cua-bien-chung-tieu-duong-10937/ Wed, 25 Jul 2018 08:26:03 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cac-trieu-chung-thuong-gap-cua-bien-chung-tieu-duong-10937/ [...]]]>

                Dưới đây là những dấu hiệu báo động biến chứng của tiểu đường mà cả người chăm sóc và bệnh nhân đều cần nhận biết:

                Rối loạn thị lực

                Thật không may, các bệnh về mắt liên quan tới tiểu đường thường không có bất cứ triệu chứng nào. Nếu bạn có bất kỳ rối loạn thị lực nào, bạn có thể phải cảnh giác với bệnh võng mạc tiểu đường. Bạn có thể bị các triệu chứng của bệnh võng mạc hoặc glôcôm thông thường. Đôi khi bạn có thể có các triệu chứng lạ như rối loạn thị lực, mất thị lực đột ngột. Nếu điều này xảy ra hãy đi khám sớm.

                Đột quỵ

                Đôi khi, trước một cơn đột quỵ, bạn có thể bị các triệu chứng như ngứa ran hoặc tê ở một bên cơ thể, một cánh tay hoặc một chân có thể bị tê hoặc liệt trong vài giây tới vài phút và phục hồi sau một thời gian. Đây là dấu hiệu bệnh nhân bị cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) và nguy cơ cao bị đột quỵ trong tương lai gần.

                Đau thắt ngực

                Hàm lượng đường huyết cao cũng có thể khiến tim bạn bị áp lực dẫn đến đau ngực hoặc đau thắt ngực. Vì vậy, nếu bạn bị đau ở cánh tay trái hoặc thường xuyên bị đau ngực, bạn cần đi khám bác sĩ.

                Các rối loạn liên quan đến thận

                Bệnh thận tiểu đường rất phổ biến. Nghiên cứu do TS Pradeep Gade chỉ ra rằng khoảng 9,7-10% bệnh nhân bị tiểu đường bị bệnh thận muộn và khoảng 8-9% bệnh nhân khác bị bệnh thận sớm. Theo nghiên cứu này, khoảng 20% người tham gia bị một dạng nào đó của bệnh thận. Các triệu chứng của tổn thương thận do tiểu đường gồm sưng mặt hoặc bàn chân đột ngột tê, sưng và thiếu máu.

                Tăng cân đột ngột

                Một dấu hiệu phổ biến của biến chứng tiểu đường là tăng cân đột ngột, dấu hiệu này bạn có thể dễ dàng theo dõi. Việc cung cấp thông tin này cho bác sĩ có thể giúp bác sĩ điều trị bệnh.

                 

                Bs Thu Vân

                (Theo THS)

                ]]>