trà xanh – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 26 Jul 2018 11:48:42 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png trà xanh – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Uống trà xanh mỗi ngày không lo mắc bệnh tim mạch http://tapchisuckhoedoisong.com/uong-tra-xanh-moi-ngay-khong-lo-mac-benh-tim-mach-12020/ Thu, 26 Jul 2018 11:48:42 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/uong-tra-xanh-moi-ngay-khong-lo-mac-benh-tim-mach-12020/ [...]]]>

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch có thể thực hiện dễ dàng bằng uống trà xanh. Các nghiên cứu cho thấy trà thơm, nhẹ có thể làm giảm LDL cholesterol và triglyceride là các loại mỡ xấu, giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim và đột quỵ.

Trà xanh giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim

Một số nghiên cứu đã xem xét mối liên hệ giữa trà xanh và bệnh tim mạch. Một nghiên cứu của 40.530 người lớn Nhật Bản phát hiện ra rằng những người tham gia uống nhiều hơn năm tách trà xanh mỗi ngày có nguy cơ thấp hơn 26% tử vong do nhồi máu cơ tim hay đột quỵ và nguy cơ thấp hơn 16% tử vong do mọi nguyên nhân so với những người uống ít hơn một tách trà xanh mỗi ngày.

 

Uong-tra-xanh-cai-thien-suc-khoe-tim-mach

 

Một phân tích tổng hợp nghiên cứu quan sát, trong đó 13 nghiên cứu được tiến hành ở những người uống trà xanh và 05 nghiên cứu tiến hành ở những người uống trà đen. Nghiên cứu phát hiện ra rằng những người uống trà xanh có nguy cơ thấp hơn 28% của bệnh động mạch vành so với những người uống ít trà xanh. Trà đen không có liên quan lên nguy cơ đau tim.

Một nghiên cứu tổng hợp của 14 thử nghiệm lâm sàng đối chứng giả dược, ngẫu nhiên phát hiện ra rằng trà xanh giảm đáng kể LDL cholesterol và triglycerid. Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành với các viên nang có chứa catechin, là một chất polyphenol hoạt tính trong trà xanh.

Uống trà xanh vừa phải có lợi cho sức khỏe

Mặc dù không có tác dụng phụ nghiêm trọng đã được báo cáo trong các nghiên cứu, catechin đã được báo cáo là tăng men gan ở động vật. Trà xanh cũng là một nguồn chính của oxalate, mà có thể gây sỏi thận. Điều này gợi ý rằng uống quá nhiều trà xanh mỗi ngày có thể có nhiều rủi ro hơn so với lợi ích. Do đó uống trà xanh một cách thông minh có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch của bạn. Nên dùng vừa phải, uống một vài tách trà xanh hàng ngày sẽ đem lại nhiều lợi ích và thích thú.

TS.BS. Lê Thanh Hải

(tham khảo Harvard Health Publications)

]]>
Có nên cho thêm sữa vào trà xanh? http://tapchisuckhoedoisong.com/co-nen-cho-them-sua-vao-tra-xanh-5355/ Thu, 19 Jul 2018 14:02:41 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/co-nen-cho-them-sua-vao-tra-xanh-5355/ [...]]]>

Nhưng một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc bổ sung sữa vào trà có thể làm giảm lợi ích sức khỏe của sữa. Loại sữa được nhắc đến ở đây là sữa trâu và sữa bò.

Tốt hơn là không nên uống trà xanh với sữa. Tuy nhiên, nếu muốn bạn có thể bổ sung sữa dừa, sữa hạnh nhân hoặc sữa đậu nành vào trà xanh vì những lý do dưới đây

1.Sữa hạnh nhân

Nếu bạn cho thêm sữa hạnh nhân vào trà xanh, nó sẽ làm giảm nguy cơ đột quỵ, các vấn đề tim, béo phì và kiểm soát đường huyết. Sữa hạnh nhân chứa các chất chống oxy hóa và các axit béo không bão hòa đơn giúp giảm thiểu sự hình thành mảng bám trong động mạch.

Sữa hạnh nhân tốt cho não bộ. Loại sữa này chứa L Carnitine và Riboflavin tốt cho hoạt động thần kinh.

Thành phần Gamma-tocopherol có trong hạnh nhân hoạt động giống như một chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do và ngăn ngừa một số loại ung thư.

Có nên cho thêm sữa vào trà xanh?

Sữa hạnh nhân cũng chứa phốt pho và magiê tốt cho xương của bạn.

Các axit béo không bão hòa đơn có trong sữa hạnh nhân cũng ngăn ngừa tăng đường huyết bằng cách làm chậm tốc độ giải phòng glucose trong máu.

2. Sữa đậu nành

Sữa đậu nành tốt cho tình trạng mỡ máu của bạn. Nó chứa axit béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa có thể kiểm soát hàm lượng cholesterol máu.

Sữa đậu nành cũng có chứa phytoestrogen làm tăng sự hấp thu canxi và ngăn ngừa ung thư tiền liệt tuyến.

3.Sữa dừa

Sữa dừa chứa axit béo Lauric. Nó giúp giảm huyết áp và giảm thiểu sự tích tụ mảng bám trong mạch máu.

Sữa dừa cũng chứa triglycerid chuỗi trung bình giúp tăng cường năng lượng. Sữa dừa có nhiều chất điện giải và chất béo lành mạnh tốt cho hệ tiêu hóa của bạn.

Tóm lại, nếu bạn muốn thêm sữa vào trà xanh, nên chọn sữa hạnh nhân, sữa dừa hoặc sữa đâu nành thay vì sữa động vật. Nhưng tốt nhất là không nên thêm sữa vào trà xanh hoặc trà đen.

BS Thu Vân

(Theo Boldsky)

]]>
Có cho chanh, đường vào trà xanh? http://tapchisuckhoedoisong.com/co-cho-chanh-duong-vao-tra-xanh-4659/ Thu, 19 Jul 2018 12:32:20 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/co-cho-chanh-duong-vao-tra-xanh-4659/ [...]]]>

Vào mùa hè, mỗi khi đi làm nương tôi hay pha nước trà xanh thêm chút đường để uống cho đỡ khát nước. Nhưng nhiều người bảo như vậy sẽ không tốt cho sức khỏe. Xin quý báo tư vấn giúp.

Nguyễn Văn Hà (Thái Nguyên)

 

 

Trà xanh là một loại nước uống rất phổ biến ở các địa phương nhất là các vùng trung du, miền núi. Nhưng ít người hiểu được hết những công dụng của trà đối với sức khỏe như: Làm chắc răng thơm miệng, giải nhiệt, kích thích tiêu hóa, giúp tinh thần minh mẫn hơn…

Vào mùa hè, nước trà xanh pha thêm một chút chanh, đường có thể phòng một số bệnh tật. Theo các nhà khoa học khẳng định rằng cho thêm chanh (axit ascorbic), đường vào trà xanh sẽ làm tăng khả năng hấp thụ chất catechin có trong trà. Catechin, một lớp các polyphenol phổ biến trong trà là chất chống ôxy hóa giúp cơ thể chống lại bệnh tim, đột quỵ, ung thư, đái tháo đường và các các vấn đề sức khỏe khác. Cho chanh, đường hoặc cả hai vào trà sẽ làm tăng lượng catechin được hấp thụ vào trong máu gấp 3 lần.

Tuy nhiên, không nên uống trà khi đang đói, tránh uống trà trước và sau bữa ăn vì có thể làm cản trở quá trình làm việc của dạ dày. Đối với những người mắc các bệnh mạn tính như: sỏi thận, loét dạ dày, táo bón, mất ngủ… không nên uống nhiều trà.

 

Bác sĩ Phạm Thìn

]]>