tiêm vắc-xin – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 01 Aug 2018 14:24:59 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png tiêm vắc-xin – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Vì sao bạn tiêm chủng mà vẫn mắc bệnh? http://tapchisuckhoedoisong.com/vi-sao-ban-tiem-chung-ma-van-mac-benh-13303/ Wed, 01 Aug 2018 14:24:59 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/vi-sao-ban-tiem-chung-ma-van-mac-benh-13303/ [...]]]>

Đừng vội phán xét gì cả, hãy tìm hiểu 5 lý do giải thích cho hiện tượng này cũng như lời khuyên của các chuyên gia y tế giúp bạn bảo vệ bản thân và gia đình trước những bệnh dịch nguy hiểm.

1. Miễn dịch của bạn không kéo dài vĩnh viễn

Miễn dịch hình thành trong cơ thể do đáp ứng với vaccin sẽ yếu dần theo thời gian. Đôi khi bạn sẽ cần phải tiêm một liều nhắc lại để kích thích hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả.

Ví dụ, miễn dịch với bệnh ho gà yếu dần theo thời gian, nên Trung tâm Phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo tất cả người lớn từ 19 – 64 tuổi nên kích thích lại hoạt động của hệ miễn dịch của cơ thể bằng cách tiêm nhắc lại một liều vaccin Tdap (phòng uốn ván, bạch hầu, ho gà). Ho gà là một căn bệnh có thể gây tử vong ở trẻ em và thường lây từ người lớn.

Để tăng cường miễn dịch với bệnh uốn ván, CDC khuyến cáo nên tiêm một liều nhắc lại khi trẻ được 11 – 12 tuổi, ngay cả khi trẻ đã được tiêm đúng liều chỉ định khi còn nhỏ, và một mũi nhắc lại cho người lớn mỗi 10 năm một lần.

Nếu bạn tuân thủ theo đúng lịch tiêm chủng được khuyến cáo, vaccin sẽ phát huy gần như 100% hiệu quả.

2. Tác nhân gây bệnh biến đổi theo thời gian

Virus cúm gây bệnh cúm trên người gần như biến đổi theo từng mùa. Đó là lý do tại sao các nhà khoa học luôn phải tìm ra những loại vaccin cúm hàng năm để đối phó với căn bệnh này. Mỗi năm, các nhà khoa học sẽ nghiên cứu về chu trình hoạt động của các virus và dự đoán loại virus nào sẽ chiếm ưu thế trong mùa cúm sắp tới để sản xuất ra những loại vaccin mới phòng bệnh thích hợp. Nếu vaccin và loại virus cần tiêu diệt có sự tương hợp cao, vaccin có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc cúm từ 70 – 90% ở người lớn.

Do đó, các bác sỹ khuyến cáo cả trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn, bao gồm cả phụ nữ có thai (là đối tượng đặc biệt quan trọng) nên tiêm một liều vaccin cúm hàng năm.

Vaccin có tác dụng vô cùng hữu hiệu trong việc phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

3. Không tiêm đủ liều vaccin theo khuyến cáo

Nếu bạn không tiêm đủ liều vaccin phòng bệnh, bạn sẽ không thu được hiệu quả miễn dịch bảo vệ cơ thể trước căn bệnh đó.

Ví dụ điển hình là vaccin phòng thủy đậu ở mũi tiêm đầu tiên tạo ra khoảng 78 – 79% tác dụng miễn dịch. Sau khi tiêm liều khuyến cáo thứ hai, miễn dịch thu được đối với bệnh mức độ nhẹ là vào khoảng 90% và gần 100% đối với bệnh nặng. Nói cách khác, có khoảng 10% khả năng vaccin sẽ không phát huy được tác dụng đối với bệnh thủy đậu dạng nhẹ, nhưng gần như là không có ai khi được tiêm phòng đầy đủ sẽ bị mắc bệnh nặng. Điều này có nghĩa là bạn cần tiêm ít nhất 02 mũi vaccin phòng thủy đậu để có được hiệu quả phòng bệnh cao nhất.

4. Cơ thể không tạo ra đủ đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm vaccin

Tình trạng sức khỏe, tuổi tác và yếu tố gen có ảnh hưởng đến khả năng hình thành miễn dịch để đối phó với bệnh tật sau khi được tiêm phòng. Đó là lý do tại sao trong một số trường hợp vaccin sẽ không có hiệu quả tốt trên đối tượng người già và người bị suy giảm miễn dịch do một số bệnh khác.

5. Cơ thể không có đủ thời gian để tạo ra đáp ứng miễn dịch

Thường phải mất khoảng ít nhất 2 tuần để cơ thể bạn có thể xây dựng đủ một hàng rào miễn dịch khỏe mạnh sau khi được tiêm vaccin. Nếu bạn bị nhiễm bệnh ngay sau khi vừa tiêm vaccin, cơ thể bạn chưa tạo được miễn dịch do vậy vaccin vừa dùng không kịp bảo vệ được bạn.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn bị nhiễm bệnh sau khi đã tiêm vaccin?

Nếu khả năng này xảy ra thì mức độ bệnh thường là nhẹ. Ví dụ như những trẻ đã được chủng ngừa thủy đậu mà vẫn mắc phải căn bệnh này thường bị nhẹ hơn, với ít mụn nước hơn, sốt nhẹ hơn và hồi phục nhanh hơn là những trẻ bị nhiễm bệnh khi chưa được tiêm vaccin.

Ths.Bs Trần Thu Nguyệt

(Viện Y học Ứng dụng Việt Nam)

]]>
Vui đón Tết, trẻ dễ mắc bệnh truyền nhiễm nếu không được tiêm vắc xin đầy đủ http://tapchisuckhoedoisong.com/vui-don-tet-tre-de-mac-benh-truyen-nhiem-neu-khong-duoc-tiem-vac-xin-day-du-10740/ Wed, 25 Jul 2018 08:05:30 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/vui-don-tet-tre-de-mac-benh-truyen-nhiem-neu-khong-duoc-tiem-vac-xin-day-du-10740/ [...]]]>

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, căn cứ theo Thông tư số 38/2017/TT-BYT ngày 17/10/2017 của Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc, từ ngày 01/01/2018 các trẻ thuộc đối tượng chương trình Tiêm chủng mở rộng bắt buộc phải tiêm đầy đủ 10 loại vắc xin miễn phí để phòng các bệnh truyền nhiễm.

Các loại vắc xin này bao gồm: vắc xin viêm gan vi rút B, bệnh lao, bệnh bạch hầu, bệnh ho gà, bệnh uốn ván, bệnh bại liệt, bệnh viêm màng não mủ (Hib); bệnh sởi, viêm não Nhật Bản B, rubella.

Cha mẹ nhớ đưa con đi tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch. Ảnh minh họa.

 

Cụ thể:

– Trẻ sơ sinh tiêm vắc xin viêm gan b trong 24h đầu sau sinh và tiêm vắc xin phòng bệnh lao trong vòng 1 tháng sau khi sinh

– Trẻ 2, 3 và 4 tháng tuổi tiêm vắc xin phòng 5 bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib và uống vắc xin phòng bại liệt

– Trẻ 9 tháng tuổi tiêm vắc xin phòng bệnh sởi

– Trẻ 18 tháng tuổi tiêm vắc xin Sởi – Rubella và tiêm nhắc lại vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván

– Trẻ từ 1 đến 5 tuổi tiêm 3 mũi vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản

Cảnh báo nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm nếu trẻ không được tiêm chủng đầy đủ hoặc tiêm chủng muộn:

Các chuyên gia khuyến cáo, để phòng bệnh, trẻ cần phải được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch. Nếu trẻ không được tiêm chủng, tiêm không đầy đủ hoặc tiêm chủng muộn sẽ rất nguy hiểm dẫn đến trẻ có nguy cơ cao bị mắc bệnh do không có miễn dịch bảo vệ.

Hiện nay, nhiều bệnh truyền nhiễm đã được khống chế song vẫn có nguy cơ quay trở lại nếu tỷ lệ tiêm chủng đạt thấp. Nếu trẻ không được tiêm chủng thì nguy cơ dịch bệnh quay trở lại là rất lớn, gây nguy hiểm cho sức khỏe trẻ em và toàn thể cộng đồng.

Chính vì vậy, vì sức khoẻ của con em mình, các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các vắc xin trong chương trình Tiêm chủng mở rộng. Tiêm chủng không chỉ là quyền lợi, trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là trách nhiệm đối với cộng đồng và toàn xã hội.

D.Hải

]]>
Độ tuổi sinh nở cần tiêm vắc-xin gì? http://tapchisuckhoedoisong.com/do%cc%a3-tuo%cc%89i-sinh-no-can-tiem-vac-xin-gi-10474/ Wed, 25 Jul 2018 07:07:37 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/do%cc%a3-tuo%cc%89i-sinh-no-can-tiem-vac-xin-gi-10474/ [...]]]>

Thêm nữa cháu cũng muốn tiêm phòng cả vắc-xin viêm gan b, vậy cháu cần đến đâu để làm xét nghiệm và tiêm? Cháu cảm ơn ạ!

Nguyễn Thu Trang ([email protected])

Hai loại vắc-xin bạn hỏi đều cần được tiêm cho phụ nữ tuổi sinh đẻ. Từ trước đến nay, vắc-xin ngừa virut HPV (Human papilloma virus) – nguyên nhân chính gây ra ung thư cổ tử cung cũng như các bệnh lý sinh dục: mụn cóc sinh dục, ung thư âm hộ, âm đạo… được các bác sĩ quốc tế lẫn trong nước đánh giá là biện pháp có hiệu quả cao nhất để phòng tránh nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Ở độ tuổi của bạn rất nên tiêm còn những tác dụng phụ là không đáng kể. Tuy nhiên, các loại vắc-xin HPV hiện nay có mặt trên thị trường chỉ có thể phòng ngừa được một số chủng HPV có tỷ lệ nhiễm cao, do đó ngay cả khi đã tiêm chủng các loại vắc-xin HPV này vẫn cần thực hiện quan hệ tình dục an toàn.

Đối với vắc-xin viêm gan B cần tiêm cho tất cả mọi người từ trẻ tới già nếu chưa nhiễm virut này (người lành mang trùng). Vì viêm gan B là bệnh lây qua đường máu, lây truyền mẹ sang con khi sinh, qua quan hệ tình dục. Tuy nhiên, trước khi tiêm cần xét nghiệm máu nếu chưa có kháng thể kháng virut này tức chưa nhiễm thì cần tiêm ngay. Ngoài ra, bạn có thể tiêm vắc-xin phòng cúm, Rubella (sởi Đức), uốn ván… Tóm lại, bạn có thể đến xét nghiệm máu tại các trung tâm y tế dự phòng quận huyện gần nhà, khi có kết quả bác sĩ sẽ tư vấn bạn nên tiêm những vắc-xin nào.

BS. Kim Oanh

]]>