tiêm phòng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 29 Jul 2018 12:10:07 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png tiêm phòng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Nên đợi trẻ hết dị ứng mới nên đi tiêm phòng vắc-xin sởi và cúm http://tapchisuckhoedoisong.com/nen-doi-tre-het-di-ung-moi-nen-di-tiem-phong-vac-xin-soi-va-cum-12935/ Sun, 29 Jul 2018 12:10:07 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nen-doi-tre-het-di-ung-moi-nen-di-tiem-phong-vac-xin-soi-va-cum-12935/ [...]]]>

Câu hỏi: Bé nhà em bị dị ứng với trứng và hải sản, lúc trước em có nge bác sĩ dặn tập cho bé ăn lòng đỏ trứng gà, nếu ko dị ứng mới đưa bé đi tiêm ngừa cúm và sởi. Nay bé vẫn còn dị ứng, nên em boăn khoăn không dám đưa bé đi tiêm ngừa, nhưng không tiêm thì không yên tâm vì theo em được biết bệnh sởi rất nguy hiểm! Xin bác sĩ tư vấn giúp em, em xin cảm ơn bác sĩ ạ!

Trả lời:

Trường hợp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị dị ứng thực phẩm nói chung và dị ứng với trứng nói riêng không phải hiếm gặp. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của trẻ vì nhiều gia đình lo lắng không dám đưa trẻ đi tiêm phòng vắc-xin.

ThS. Vũ Thị Tuyết Mai – Thạc sĩ y tế công cộng, Bác sĩ đa khoa – Bộ Y tế cho biết:

Một số vắc-xin được sản xuất từ tế bào phôi trứng gà (vắc-xin sởi, một số loại vắc-xin dại, vắc-xin quai bị) hoặc từ chính phôi trứng gà (vắc-xin cúm). Do đó chống chỉ định với các loại vắc-xin này là những đối tượng bị dị ứng với trứng.

Trẻ nhỏ dễ bị dị ứng với một số loại thức ăn như trứng và hải sản. Tuy nhiên, việc dị ứng có thể giảm dần theo tuổi. Vì vậy, các phụ huynh nên đợi khi nào trẻ hết dị ứng thì mới nên đi tiêm phòng vắc-xin sởi và cúm.

Khi dịch sởi bùng phát, các gia đình nên cách ly con em với người mắc bệnh (hạn chế tiếp xúc đến 4 ngày sau khi người bệnh có phát ban). Tẩy trùng, thông thoáng nơi ở, cần hạn chế cho trẻ đến chỗ đông người.

ThS. Vũ Thị Tuyết Mai

]]>
Tiêm phòng lao cho trẻ có gì đặc biệt? http://tapchisuckhoedoisong.com/tiem-phong-lao-cho-tre%cc%89-co-gi-da%cc%a3c-bie%cc%a3t-12416/ Thu, 26 Jul 2018 12:50:08 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tiem-phong-lao-cho-tre%cc%89-co-gi-da%cc%a3c-bie%cc%a3t-12416/ [...]]]>

Vaccin tiêm phòng lao BCG sống đông khô

Hiện Việt Nam dùng vaccin tiêm phòng lao BCG sống đông khô. Trẻ sơ sinh được tiêm 1 mũi vaccin BCG càng sớm càng tốt. Sau khi tiêm BCG, trẻ sẽ có phản ứng, tại nơi tiêm có thể loét to kéo dài hoặc thành một áp-xe. Theo dõi trẻ khoảng 3 – 4 tuần sau khi tiêm sẽ thấy có một nốt sưng nhỏ, 10 – 15 ngày sau sẽ rò dịch vài tuần rồi kín miệng, làm vảy. Khi vảy rụng sẽ để lại một sẹo nhỏ tồn tại trong nhiều năm.

Theo thống kê của Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ương và Chương trình Tiêm chủng mở rộng, có khoảng 10 – 20% trường hợp nốt loét có thể to hơn (đường kính 5 – 8mm), làm mủ và kéo dài 3 – 4 tháng. Ở một số cháu, nốt loét có thể kéo dài trên 4 tháng mới đóng vảy và liền sẹo. Trong những trường hợp này, có thể dùng dung dịch INH 1% (rimifon 1%) hoặc bột INH rắc tại chỗ. Cần giữ sạch vết loét để tránh bội nhiễm sẽ làm cho việc điều trị trở nên phức tạp.

tiem-vaccin-phong-lao-cho-tre

Tiêm vaccin phòng lao cho trẻ

Vì vậy khi cho trẻ ra trạm y tế xã để tiêm phòng lao, các bà mẹ đừng lo lắng quá nếu sau khi tiêm phòng một thời gian, vết tiêm của bé loét to kéo dài tạo thành một áp-xe. Đây là hiện tượng hết sức bình thường, chỉ cần giữ vệ sinh để vết loét không bội nhiễm.

Nổi hạch – biến chứng hay gặp sau khi tiêm phòng lao vaccin BCG

Biến chứng hay gặp sau khi tiêm vaccin BCG là nổi hạch (hay còn gọi là viêm hạch lympho – viêm hạch mủ), tỷ lệ dưới 1%. Ở những trường hợp này, một cục hạch sẽ nổi lên ở nách trái trong một hay vài tháng (thường là trong 6 tháng sau khi tiêm), vì thường tiêm ở vai trái hoặc ở hố trên đòn. Hạch này mềm, di động, sưng chậm, sau đó vỡ, có thể rò kéo dài trong vài tháng rồi lành tự nhiên. Bởi vậy, các bà mẹ cần phải phân biệt đây không phải là lao hạch. Đối với hạch mủ, điều trị bằng cách chích, rồi rửa sạch, rắc bột INH tại chỗ.

Có trường hợp bị nhiễm bệnh do trực khuẩn dùng để sản xuất vaccin BCG hoặc viêm xương (rất hiếm gặp, ở Việt Nam chưa phát hiện trường hợp nào).

Trẻ em được tiêm phòng lao bằng BCG có thể tránh được các thể lao nặng như lao kê, lao màng não. Nhưng dù đã tiêm phòng lao, ở thời kỳ chưa có miễn dịch, các bà mẹ vẫn không nên để trẻ tiếp xúc với nguồn lây. Khi đã có miễn dịch rồi cũng hết sức hạn chế, không để trẻ cùng sống hay tiếp xúc với người ho khạc ra đờm có vi khuẩn lao, đồng thời tránh các bệnh nhiễm khuẩn khác làm suy sụp miễn dịch lao.

BS. Nguyễn Minh Tuấn

]]>
Mắc thủy đậu rồi có cần tiêm phòng không? http://tapchisuckhoedoisong.com/mac-thuy-dau-roi-co-can-tiem-phong-khong-11316/ Wed, 25 Jul 2018 09:44:10 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/mac-thuy-dau-roi-co-can-tiem-phong-khong-11316/ [...]]]>

Con gái tôi lúc gần 12 tháng tuổi đã mắc bệnh thủy đậu khi chưa kịp tiêm chủng bệnh này. Hiện nay cháu đã được 22 tháng tuổi. Xin hỏi bác sĩ: mắc thủy đậu rồi con tôi có cần đi tiêm phòng bệnh thủy đậu nữa không?

Nguyễn Thị Bích ([email protected])

Nếu con bạn được bệnh viện khám, xét nghiệm và chẩn đoán là bị bệnh thủy đậu thì mới chắc chắn là cháu mắc bệnh này. Trường hợp do bạn hay người nhà tự “chẩn đoán” thì có thể chưa chắc con bạn đã mắc bệnh thủy đậu. Trong thư bạn không nói rõ, nên tôi trả lời về 2 trường hợp. Nếu do bác sĩ khám và chẩn đoán, thì bạn không cần đưa con đi tiêm phòng bệnh này nữa, vì khi cháu đã mắc bệnh thủy đậu, cơ thể đã có miễn dịch tự nhiên với bệnh này. Trường hợp không chắc chắn là con bạn đã mắc bệnh thủy đậu thì bạn cần đưa cháu đi tiêm phòng. Bạn hãy yên tâm rằng tiêm phòng ở người đã mắc thủy đậu trước đó cũng không có hại gì. Khi bạn đưa con đến tiêm, cháu sẽ được bác sĩ khám và chỉ định tiêm chủng theo lịch phù hợp.

BS. Nguyễn Minh Hạnh

]]>
Bị gà mổ có nên tiêm phòng uốn ván? http://tapchisuckhoedoisong.com/bi-ga-mo-co-nen-tiem-phong-uon-van-10993/ Wed, 25 Jul 2018 08:44:10 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bi-ga-mo-co-nen-tiem-phong-uon-van-10993/ [...]]]>

Chiều ngày 31 tháng 11 năm 2017 Bé Nguyễn Đăng K, 20 tháng tuổi, nhà ở xã Bình Ninh, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang đang chơi ngoài sân với bầy gà con, cháu rải gạo cho gà con ăn, rồi cháu K bắt một con gà con lên chơi, nghe tiếng gà con la, bản năng làm mẹ của gà mẹ trổi dậy, nó chạy tới vỗ cánh bay lên đá và mổ bé K, khiến bé bị chảy máu trán. Bé K la khóc, còn bầy gà con thì kêu tan tác…

Mẹ K vội vàng bế cháu lên, dán miếng băng keo rồi đưa K vào bệnh viện. Sau khi bác sĩ khám vết thương rách da đầu vùng trán chừng 2 phân, đã cho rửa sạch vết thương bằng dung dịch sát trùng, may thưa cầm máu 1 mũi và cho kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng. Bác sĩ hỏi mẹ có chích ngừa uốn ván đầy đủ không, mẹ bé K  nói chích không thiếu mũi nào từ nhỏ, mũi gần đây nhất là lúc 4 tháng tuổi. Bác sĩ giải thích cho mẹ cháu K biết là vết  thương do gà mổ có nguy cơ bị nhiễm vi trùng uốn ván nên khuyên mẹ K cho cháu chích nhắc lại mũi tiêm ngừa uốn ván tại Trung tâm y tế dự phòng tỉnh.

 

bị gà mổ, vết thương sâu nên tiêm phòng uốn ván

Hình bé K bị gà mổ.

 

Về chuyên môn, uốn ván là bệnh do trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) gây ra. Trực khuẩn này phát triển tại vết thương dơ bẩn dính nhiều bụi, bùn đất, phân gia súc…trong điều kiện yếm khí, sau đó giải phóng ngoại độc tố vào dòng máu và tấn công vào các bản vận động thần kinh-cơ làm cho bệnh nhân bị co cứng cơ và trên nền cứng đó, xuất hiện các cơn co giật.

Thời kỳ ủ bệnh khoảng 4-21 ngày, thường trong vòng 7-10 ngày. Bệnh nhân dễ bị tử vong do suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật và ngừng tim.

Ngừa uốn ván hiệu quả bằng việc chích ngừa. Thông thường, trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi là phải được tiêm văcxin DPT (bạch hầu, ho gà, uốn ván), 1 mũi vào lúc 2 tháng tuổi; 1 mũi vào 4 tháng tuổi; 1 mũi vào 6 tháng tuổi; sau đó là 15 – 18 tháng tuổi và 4 – 6 tuổi.

Nếu vì quên mà bà con bỏ tiêm ngừa uốn ván thì thì phải đưa cháu ra y tế phường, xã để xin lịch tiêm lại. Sau đó mỗi 10 năm tiêm lại 1 lần.

Đối với những vết thương có nguy cơ nhiễm vi trùng uốn ván như khi bị trầy sướt hay bầm dập ngoài da, vết thương do dụng cụ lao động và những vật gỉ sét, bụi bẩn, ô nhiễm phân gia súc, gia cầm gây ra, vết thương nhiễm trùng, vết thương hở, vết thương bị băng kín lâu ngày thiếu ôxy, vết thương gây ra bởi heo, gà, trâu, bò…tấn công người …

Do đó khi bị tổn thương là xử lý ngay vết thương bằng cách rửa sạch và lấy hết dị vật trong vết thương (như bùn, đất, cát, mảnh sành, đinh, gai…), rửa vết thương bằng xà phòng nhiều lần, sát khuẩn bằng dung dịch như cồn 70 độ, ôxy già …, sau đó đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được hướng dẫn tiêm ngừa uốn ván.

BS NGUYỄN THÀNH ÚC

]]>