thưc uông giải nhiệt – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 18 Jul 2018 02:56:01 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png thưc uông giải nhiệt – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Thức uống thảo dược giải nhiệt mùa nóng http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-uong-thao-duoc-giai-nhiet-mua-nong-1077/ Wed, 18 Jul 2018 02:56:01 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-uong-thao-duoc-giai-nhiet-mua-nong-1077/ [...]]]>

Ngày hè oi bức nên dùng nước uống có công dụng giải nhiệt từ rau má, cúc hoa, sương sâm, lá sen, bông súng, nha đam, khổ qua, dừa, atisô, rau đắng, nhân trần… Nếu bị say nắng có thể dùng hột é,  dưa hấu, hương nhu, đậu ván, đậu xanh, sắn dây, mía lau, diếp cá, rau sam, sữa đậu nành,  bột củ dong… Tuy nhiên, phổ biến trong dân gian là nước uống mát giải nhiệt dễ tìm sau đây:

Mía lau, mã đề

Các loại nước mát nổi tiếng như nước mía lau, mã đề… luôn là lựa chọn đầu tiên trong mùa nắng nóng. Nguyên liệu dễ tìm, giá rẻ, nấu chung với một chút đường phèn sẽ tạo thành thứ nước uống vị ngọt dịu, thơm mát, giúp thanh lọc cơ thể khi mụn nhọt, rôm sảy nhiều. Theo Đông y, mía lau vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, hạ khí, trợ tỳ, kiện vị, lợi đại tiểu trường, chỉ khát tiêu đàm, trừ phiền, giải độc rượu, giải được các sức nóng của thuốc. Mía lau trị hôi miệng, ho, họng sưng đau, hạ đường huyết, tân dịch bất túc, táo bón.  Nước uống ngày nắng nóng: mía lau 3 khúc, bỏ vỏ, chẻ ra thành những miếng mỏng; rễ cỏ tranh 20g, nấu lấy nước uống. Lưu ý: Ho do phong hàn (ho kèm đờm màu trắng) thì không nên dùng. Nếu mía mốc, có mùi rượu, là mía đã bị axit hóa không ăn được, nếu ăn dễ bị ngộ độc.

Còn mã đề trong y học cổ truyền, được dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa một số bệnh về tiết niệu, cầm máu, phù thũng, ho lâu ngày, tiêu chảy máu cam… Liều dùng mỗi ngày là 10-20g toàn cây hoặc 6-12g hạt, sắc nước uống. Thường dùng chữa: sỏi niệu và nhiễm trùng đường niệu, viêm kết mạc, viêm gan. Lá mã đề tươi đắp làm mụn nhọt chóng vỡ và mau lành. Lá dùng làm mát, lợi tiểu, làm săn và hàn vết thương, nước hãm lá trị tiêu chảy. Rễ mã đề có tác dụng làm săn, chữa sốt và ho. Hạt mã đề làm dịu viêm, lợi tiểu, bổ, trị lỵ và tiêu chảy. Lưu ý: Lá mã đề có tác dụng lợi tiểu mạnh cần thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai. Đối với người cao tuổi hay đi tiểu đêm, tránh dùng mã đề vào buổi chiều tối.

Atiso

Atiso giúp thanh lọc cơ thể, giải nhiệt, nhuận gan lợi mật, tăng cường khả năng thải độc tố. Theo đông y, lá cây Atisô có vị đắng, có tác dụng lợi tiểu và được dùng đề điều trị bệnh phù và thấp khớp. Ngoài việc dùng đế cụm hoa và lá để ăn, Atisô còn được dùng làm thuốc thông tiểu tiện, thông mật, chữa các bệnh suy gan thận, viêm thận cấp và mạn tính, sưng khớp xương. Người ta còn dùng thân và rễ Atisô thái mỏng, phơi khô, công dụng như lá. Có thể nấu atiso tươi, đun sôi lâu, cho chút đường phèn làm thành dạng nước giải khát gần giống như mía lau, rễ tranh, hoặc dùng các loại atiso khô được đóng gói sẵn, nấu nước uống đều được.

Nước trà xanh

Nước trà xanh có vị chát nhẹ tốt cho lưỡi, giảm cảm giác khát, là thức uống ưa thích và phổ biến trong mùa nắng nóng. Theo Y học cổ truyền, trà có tác dụng giúp tiêu hóa, sáng mắt, trung hòa độc tố, vào các kinh tâm, phế vị. Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa nên rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, không nên uống trà quá đặc vì có thể gây táo bón, mất ngủ ở người nhạy cảm. Chỉ nên dùng nước trà xanh vào ban ngày, uống khi ăn no .

Chanh muối

Nếu phải hoạt động thể chất hoặc ra ngoài trời trong ngày nắng nóng, đừng quên thứ nước giải nhiệt xếp vào hàng “thần dược” này. Một cốc nước chanh muối không chỉ cung cấp lượng nước mà còn cung cấp các chất muối khoáng cơ thể đã mất đi qua mồ hôi, để bù các ion khoáng cho cơ thể. Tuy nhiên, đừng uống quá nhiều chanh muối. Một hoặc hai cốc khi phải đi ngoài trời nắng nóng hoặc hoạt động lao động là đủ.

Ngoài ra có thể dùng rau câu, đậu đen, rễ cỏ tranh, râu ngô, củ sen, ý dĩ, đậu đỏ, bí đao, rau muống, mộc nhĩ… Cần lưu ý là sử dụng luân phiên, không nên chỉ dùng một thứ trong nhiều ngày. Những người có tình trạng lạnh bụng, thường đi tiêu lỏng nên thận trọng khi dùng những loại cây cỏ có tính mát, tính hàn. Các loại cây lá trên cần ngâm nước, rửa cho sạch đất, cuốn lại thành bó hoặc có thể cắt khúc. Mía lau đập dập. Tất cả cho vào nồi, cho nước, một chút muối, đường phèn và nấu chung với nhau. Đun lửa lớn đến khi sôi thì đun lửa nhỏ trong 20-30 phút. Sau đó lọc bỏ xác, lấy nước dùng uống trong ngày hoặc 1-2 ngày nếu bảo quản trong tủ lạnh. Lưu ý: Việc uống đủ nước mỗi ngày là vô cùng quan trọng.

BS Trần Thị Hải

]]>