Xin bác sĩ tư vấn về bệnh và cách phòng bệnh?
Lưu Thị Liên Hoa ([email protected])
Virut gây VNNB được truyền sang người qua vết đốt của muỗi bị nhiễm bệnh, thường là muỗi vằn. Đường lây là đường máu, qua trung gian truyền bệnh là muỗi Culex. Ở Việt Nam loại muỗi Culex sinh sản mạnh vào mùa hè (nhất là từ tháng 3 đến tháng 7), hoạt động mạnh vào buổi chiều tối. Bệnh khởi phát rất đột ngột bằng sốt cao 39-40°C hoặc hơn. Bệnh nhân đau đầu, đặc biệt là vùng trán, đau bụng, buồn nôn và nôn. Ngay trong 1-2 ngày đầu của bệnh đã xuất hiện cứng gáy, tăng trương lực cơ, rối loạn sự vận động nhãn cầu. Về tâm thần kinh có thể xuất hiện lú lẫn hoặc mất ý thức… Ở một số trẻ nhỏ tuổi, ngoài sốt cao có thể thấy đi lỏng, đau bụng, nôn giống như nhiễm khuẩn – nhiễm độc ăn uống. Về điều trị: Đây là bệnh do virut gây ra, hiện nay không có phương pháp điều trị đặc hiệu mà chủ yếu là điều trị triệu chứng.
Do đó, biện pháp phòng bệnh tốt nhất là tiêm phòng, tuy nhiên nếu chỉ tiêm một mũi thì không có hiệu lực bảo vệ. Tiêm đủ 2 mũi hiệu lực bảo vệ đạt trên 80%; tiêm đủ 3 mũi thì đạt 90-95% trong khoảng 3 năm. Ngoài ra, người dân cần chú ý vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại để muỗi không có nơi trú đậu. Nên ngủ màn, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc, đặc biệt lúc chập tối đề phòng muỗi đốt. Khi có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
BS. Trần Duy Minh
Nguyễn Thị Nhài (nguyê[email protected])
Viêm gan virut C lây qua đường máu, có thể gây viêm gan virut cấp, viêm gan mạn, dẫn tới xơ gan và ung thư gan. Sau khi bị nhiễm virut viêm gan C, thời gian ủ bệnh thường kéo dài 2-26 tuần. Giai đoạn đầu gọi là nhiễm bệnh cấp tính, giai đoạn này thường chấm dứt sau 2-12 tuần. Phần lớn bệnh không có triệu chứng lâm sàng, các triệu chứng nếu có thường không đặc hiệu và dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như: mệt mỏi, chán ăn, đầy bụng, đau nhẹ hạ sườn phải, rối loạn tiêu hóa đau cơ; có thể gặp vàng da nhẹ, kín đáo, xuất hiện từng đợt, sốt, gầy sút;… Đặc điểm của viêm gan C mạn tính là sự tiến triển rất thầm lặng, vì thế người bệnh thường không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Trường hợp của bạn cũng không phải ngoại lệ và đã vô tình phát hiện khi xét nghiệm máu. Về điều trị viêm gan virut C là phải loại trừ virut ra khỏi cơ thể. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc khác nhau. Thời gian dùng thuốc thường từ 3-6 tháng. Nhưng cũng có thể lâu hơn, kéo dài đến 1-2 năm tùy vào khả năng tiêu diệt virut của cơ thể. Do bệnh lây truyền qua đường máu nên bạn cần phòng tránh lây cho các thành viên trong gia đình bằng cách: không dùng chung kim tiêm, dao cạo râu, bàn chải răng, đồ cắt, hoặc dũa móng tay,… thực hiện tình dục an toàn (dùng bao cao su), giữ vệ sinh răng miệng đúng cách có thể ngăn ngừa bệnh vì viêm nướu răng chảy máu cũng là một cách lây nhiễm bệnh. Bạn cần định kỳ khám sức khỏe để phát hiện sớm các biến chứng của bệnh để được điều trị kịp thời.
BS. Trần Duy Minh
Nhưng khi về nhà, cháu có hiện tượng tiêu chảy, trên da vùng cẳng tay, cẳng chân xuất hiện nốt đỏ như muỗi đốt. Xin hỏi bác sĩ có phải cháu bị sốt xuất huyết?
Ngô Thị Thuỷ ([email protected])
Sốt cao có thể gặp trong nhiều bệnh, kể cả bệnh về tai mũi họng. Nhưng chứng sốt trong bệnh sốt xuất huyết có 3 đặc điểm: sốt đột ngột bất thình lình (trước đó hoàn toàn bình thường); sốt cao: nhiệt độ lên tới 39-40 độ hoặc cao hơn; sốt liên tục, liên miên ngày đêm không lúc nào ngưng, dùng thuốc hạ sốt thì nhiệt độ cũng chỉ giảm một vài giờ lại tăng lên.
Triệu chứng xuất huyết thường xảy ra sau khi bắt đầu sốt vài ngày và rất đa dạng như xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc… Xuất huyết dưới da biểu hiện chấm xuất huyết (những chấm đỏ không biến mất khi ấn vào – đây cũng chính là điểm để phân biệt với trường hợp nốt đỏ do phát ban khi ấn vào sẽ biến mất), thường ở cẳng tay cẳng chân, nách ngực, thắt lưng…; xuất huyết niêm mạc như chảy máu mũi, chảy máu răng, nôn máu, đại tiện ra máu; ở nữ tuổi dậy thì có thể xuất huyết âm đạo (kinh nguyệt trước kỳ). Nếu bệnh nhẹ từ ngày thứ 3-7 của bệnh giảm sốt hoặc hết sốt với những biểu hiện phục hồi dần dần.
Tuy nhiên, có một số bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng trở nặng có thể diễn tiến đến sốc xuất huyết rất nguy hiểm. Có thể gây rối loạn chức năng gan, thận… Đối với bệnh nhân xuất huyết nặng, biến chứng tiểu cầu giảm là tình trạng rất nguy hiểm. Vì vậy, trường hợp con bạn nên đến khám lại ngay, xét nghiệm tiểu cầu giảm nặng, men gan tăng cần nhập viện điều trị ngay.
BS. Trần Kim Anh
Tôi đi chụp CT cột sống có gai đôi đốt sống L5 và S1. Xin hỏi bác sĩ vì sao và cách điều trị?
Phạm Văn Hồng ([email protected])
Gai cột sống là sự phát triển thêm ra của xương đốt sống, đĩa sụn hoặc dây chằng quanh khớp. Vị trí thường mọc gai là mặt trước và mặt bên của cột sống, hiếm khi mọc ở phía sau nên ít chèn ép vào tủy và rễ thần kinh. Nếu gai đôi xuất hiện do thoái hóa cột sống thì bệnh có thể tăng nặng, mọc thêm nhiều gai xương mới gây đau đớn. Đây là một trong những bệnh lý gây khó chịu nhất trong nhóm bệnh thoái hóa khớp, gai cột sống khiến người bệnh vô cùng bức bối, nhất là cảm giác đau ở vùng thắt lưng, đau vai hoặc cổ do gai tiếp xúc với dây thần kinh, các xương đốt sống khi cử động, đau lan xuống cánh tay, tê chân tay, đôi khi làm giới hạn vận động. Cách chữa trị trong trường hợp này chủ yếu là điều trị bảo tồn để cải thiện triệu chứng đau. Bao gồm dùng thuốc, chế độ luyện tập, nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý. Nếu gai gây chèn ép các dây thần kinh, tủy sống dẫn đến biến chứng đau thần kinh liên sườn, rối loạn đại tiểu tiện,… phương pháp phẫu thuật sẽ được chỉ định. Tuy nhiên, việc phẫu thuật cũng không thể triệt tiêu bệnh hoàn toàn, bởi vì gai có thể mọc lại. Trường hợp của bác bị đau bàn chân có thể do nguyên nhân khớp, mạch máu. Bác cần đến khám ở chuyên khoa xương khớp hoặc thần kinh.
BS. Đinh Thị Thanh
Qua mô tả, có thể anh bị viêm tủy răng. Tủy răng là một tổ chức đặc biệt gồm mạch máu, thần kinh… nằm trong một hốc giữa ngà răng (hốc tủy răng). Các tổ chức tủy răng thông với cơ thể qua các lỗ rất nhỏ ở cuống răng. Nguyên nhân gây nên viêm tủy răng thường gặp nhất là do vi khuẩn tồn tại ở trong miệng, xâm nhập vào tủy răng chủ yếu qua các lỗ sâu răng và qua các cuống răng… Ngoài ra viêm tủy răng có thể có nguyên nhân do hóa chất (nhiễm độc chì, thủy ngân…), do yếu tố vật lý (sang chấn, thay đổi áp suất môi trường…). Một số trường hợp không tìm thấy nguyên nhân.
Viêm tủy răng là một phản ứng bảo vệ của tủy răng đối với các tác nhân gây bệnh, bệnh có thể diễn biến qua nhiều giai đoạn, nhiều dạng thương tổn khác nhau: viêm tủy răng có hồi phục (tiền tủy viêm), viêm tủy răng cấp, viêm tủy mạn tính. Khi tủy răng bị viêm, cần điều trị giải quyết triệt để: trước tiên là dùng thuốc giảm đau, sau đó điều trị viêm tủy răng (lấy bỏ tủy răng, hàn kín ống tủy…) Trong và sau điều trị cần chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng để phòng bệnh sâu răng.
BS. Liên Châu
Tôi bị như vậy có phải do thuốc không. Tôi nên làm gì, mong được tư vấn.
Nguyễn Văn Tân (Hà Nội)
Theo thư bác mô tả thì các dấu hiệu đó là tình trạng bị hạ huyết áp tư thế đứng, với huyết áp tâm thu giảm ít nhất 20mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương giảm ít nhất 10mmHg khi đứng trong vòng 3 phút. Đây là một tác dụng phụ thường gặp khi dùng các thuốc điều trị tăng huyết áp, trong đó có metoprolol. Hạ huyết áp tư thế đứng thường là nhẹ, kéo dài vài giây đến vài phút sau khi đứng. Tuy nhiên, hạ huyết áp tư thế đứng lâu dài có thể là một dấu hiệu của nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể bị mất ý thức, ngay cả trong giây lát.
Hạ huyết áp tư thế đứng dễ gây té ngã với nhiều hệ lụy về giảm chức năng vận động và tâm lý. Thay đổi huyết áp khi đứng và ngồi như là một kết quả của việc hạ huyết áp tư thế đứng có thể là một yếu tố nguy cơ đột quỵ. Việc lặp đi lặp lại của hạ huyết áp tư thế đứng có thể làm hỏng các bộ phận của não, làm tăng nguy cơ một số dạng bệnh mất trí nhớ và các rối loạn não khác, nên việc phòng ngừa hạ huyết áp thế đứng cần phải được chú trọng.
Để phòng ngừa hạ huyết áp thế đứng, bác nên có chế độ ăn uống hợp lý, vận động cơ thể nhẹ nhàng phù hợp sức khỏe, không nên ngồi một chỗ. Khi muốn ra khỏi giường, nên ngồi ở mép giường một phút trước khi đứng. Hoặc khi ngồi xuống muốn đứng lên phải đứng từ từ; nên tập xoa bóp cơ bắp chân trước khi ngồi hoặc đứng lên.
Trường hợp bị hạ huyết áp thế đứng khiến bác khó chịu hoặc dấu hiệu ngày càng tăng và nặng hơn, thì bác nên đi khám bệnh ngay và báo cho bác sĩ biết để được tư vấn và có hướng xử trí. Khi chưa có ý kiến của thầy thuốc, người bệnh vẫn phải tiếp tục dùng thuốc hạ huyết áp theo chỉ định. Tuyệt đối không được tự ý bỏ thuốc hoặc giảm liều sẽ không kiểm soát được huyết áp. Khi đó huyết áp tăng vọt, dễ gây các biến chứng nguy hiểm.
DS. Yến Trang
Tất cả chúng ta ai cũng đã từng trải qua những lúc phải lo âu, căng thẳng. Từ khi là học sinh, mỗi lần cô giáo gọi lên bảng đều giật mình, tim đập nhanh một chút, hoặc khi đứng trước cửa nhà người yêu, khi chuẩn bị bày tỏ tình cảm với người mình yêu đều có những cảm giác lo lắng, hồi hộp, nhưng đó là những phản ứng cảm xúc bình thường có tính chất sinh lý sau đó lại có thể trấn tĩnh trở lại. Nhưng khi những rối l oạn lo âu này vượt ngưỡng, sẽ trở thành bệnh lý.
Người bệnh thường kể về những biểu hiện của mình như sau: nhịp tim nhanh, cảm giác tim mình đập rất nhanh, đập thình thịch hoặc nhịp tim tăng rất nhanh, vã mồ hôi, run rẩy chân tay hoặc rung tay, cảm giác khó thở, thở rất nông hoặc cảm giác ngột ngạt, sắp chết hoặc là cảm giác như là có người bóp cổ mình, cảm giác đau ở ngực hoặc không thoải mái ở vùng ngực, buồn nôn hoặc đau ở vùng bụng, cảm giác như muốn ngất đi, không vững, đầu nhẹ bẫng hoặc như sắp sửa đột quỵ.
Người bệnh có thể có cảm giác như mình không còn ở môi trường đang sống nữa, họ thường mất kiểm soát bản thân và cảm tưởng như sắp bị điên. Bệnh nhân có cảm giác rất sợ chết, có những cảm giác bất thường, ví dụ như cảm thấy trong người tê cóng… cảm giác rùng mình, hoặc nóng bừng trong người.
Những biểu hiện của rối loạn lo âu này thường xảy ra sau khi người bệnh gặp phải những sang chấn tâm lý trong cuộc sống, ví dụ như phải đi xa nhà, ly hôn, người thân chết hoặc sau những sự kiện không may xảy ra với mình như là tai nạn giao thông, hoặc một bệnh lý nặng xảy ra với người thân của mình như ung thư dạ dày, u não… và bệnh nhân lo lắng mình có thể cũng bị những bệnh nặng như vậy.
Một điểm nữa là khi khám những bệnh nhân này, chúng tôi thường thấy bệnh nhân có kèm theo những biểu hiện buồn chán, bi quan về tương lai, những mặc cảm tự ti… là những biểu hiện của hội chứng trầm cảm.
Triệu chứng của rối loạn lo âu.
Nguyên nhân của bệnh thì đến nay còn có nhiều giả thuyết khác nhau. Thuyết về phân tâm học, thuyết về nhận thức hành vi, thuyết về các chất dẫn truyền thần kinh như là GABA, serotonin…, thuyết về giải phẫu của não… nhưng có lẽ nguyên nhân của nó là sự tổng hợp của các giả thuyết trên.
Những triệu chứng biểu hiện của lo âu thường rất giống với biểu hiện của những bệnh lý nội khoa khác và chính vì vậy bệnh nhân khi có những biểu hiện này thường đến các thầy thuốc chuyên khoa về tim mạch, tiêu hóa, tiết niệu, hô hấp…Khi bệnh nhân đến với thầy thuốc chuyên khoa tâm thần thì họ đã được điều trị ở rất nhiều chuyên khoa khác nhau, bằng nhiều loại thuốc chuyên khoa, thậm chí cả những thủ thuật can thiệp cao cấp, đắt tiền như đốt nút xoang nhằm làm giảm nhịp tim nhưng tất cả những sự can thiệp và điều trị này đều thất bại, lúc đó bệnh nhân mới được gửi đến bác sĩ chuyên khoa tâm thần.
Vậy vấn đề đặt ra là điều trị chứng rối loạn lo âu như thế nào? Khi một bệnh nhân đã được chẩn đoán là rối loạn lo âu, họ cần phải được điều trị bởi một bác sĩ chuyên khoa về tâm thần, chủ yếu là điều trị ngoại trú, chỉ có một số ít trường hợp phải vào điều trị nội trú như những trường hợp trầm cảm có ý tưởng tự sát, hoặc những trường hợp có kết hợp lạm dụng chất gây nghiện. Việc điều trị bao gồm hai nội dung: Sử dụng thuốc chống lo âu và những liệu pháp về nhận thức hành vi.
Những loại thuốc được sử dụng trong điều trị rối loạn lo âu là những thuốc có tác dụng làm giảm những triệu chứng này, hiện nay đang được dùng phổ biến là nhóm thuốc ức chế hấp thu serotonin chọn lọc mà một số hoạt chất phổ biến như là fluoxetine, sertraline, paroxetine (SSRI)…, loại thuốc chống trầm cảm ba vòng amitriptylin, nhóm benzodiazepine (seduxen)…
Việc trị liệu bằng các liệu pháp nhận thức hành vi nhận thức hiện còn chưa được phổ biến ở nước ta. Việc điều trị này bao gồm nhiều nội dung khác nhau như là giáo dục về tâm lý, hướng dẫn cho bệnh nhân cách xử lý khi có những biểu hiện của lo âu, hoảng sợ như là tập thư giãn, tập hít thở sâu, hoặc có những liệu pháp phơi nhiễm với những yếu tố gây cho bệnh nhân lo âu và từ đó bệnh nhân sẽ dần dần thích nghi được với những hoàn cảnh gây ra tình trạng lo âu và các triệu chứng sẽ hết dần. Hiện nay chúng tôi thường kết hợp cả hai phương pháp dùng thuốc và trị liệu về hành vi nhận thức.
Cuối cùng khi một bệnh nhân có những triệu chứng của rối loạn lo âu thì nên đi khám và điều trị một thầy thuốc chuyên khoa tâm thần càng sớm càng tốt, nếu không chức năng về mặt xã hội như là công việc, học tập, giao tiếp của bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng và bệnh nhân sẽ bị tàn tật về mặt xã hội.
BS. Trịnh Thị Bích Huyền
Hồ Thị Hải (Yên Bái)
Bệnh kiết lỵ là tình trạng nhiễm khuẩn ở dạng mang mầm bệnh không triệu chứng, một số biểu hiện ở dạng tiêu chảy nhẹ kéo dài hoặc trầm trọng hơn là lỵ tối cấp.
Khi bị kiết lỵ, ngoài việc tuân thủ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn cần chọn những món nhạt loãng, dễ tiêu hóa, không có dầu mỡ. Nếu đã bị mạn tính, cần ăn các món ít bã, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu, không có tính kích thích.
Thực phẩm chính có thể chọn gạo tẻ, gạo nếp, mì, đại mạch, hạt đậu cove, đậu non, củ mài, hạt sen, đậu xanh… Những thực phẩm này đều ít nhiều có tác dụng hạn chế lỏng lỵ. Khi đi ngoài nhiều, có thể ninh thành cháo nhừ đặc để ăn. Cần ăn ít một, ăn thành nhiều bữa. Rau quả tươi có thể chế thành món nghiền, nước ép để ăn uống. Tỏi, lá chè, ngó sen, ổi có tác dụng diệt khuẩn chữa lỵ nhất định, có thể sử dụng. Người bị mất nước nhiều có thể uống thêm nước muối đường loãng nhiều đợt. Cách chế biến món ăn chủ yếu là nấu thành canh, thành cháo, không cho dầu mỡ.
Bạn cần kiêng hoặc hạn chế dùng những thực phẩm nhiều bã như rau hẹ, rau cần, hành tây, giá đậu. Những thứ này nhiều xơ, kích thích các vết loét đường ruột làm đi ngoài nặng thêm, bất lợi đối với việc hồi phục vết viêm loét; Những món kích thích như: ớt, hạt tiêu, bột hạt cải; Rượu, nước giải khát có gas, rau xanh, trái cây; Hạn chế ăn thịt, dầu mỡ và những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như: quẩy, nhân đào hạt, lạc. Nên giảm bớt thực phẩm giàu protein như sữa bò, cá, thịt, trứng… trong bữa ăn hàng ngày.
BS. Phương Anh