thay khớp gối – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Tue, 21 Aug 2018 16:04:45 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.5 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png thay khớp gối – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Khi nào thay khớp gối toàn phần http://tapchisuckhoedoisong.com/khi-nao-thay-khop-goi-toan-phan-15504/ Tue, 21 Aug 2018 16:04:45 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/khi-nao-thay-khop-goi-toan-phan-15504/ [...]]]>

Thay khớp gối toàn phần là gì?

Thay khớp gối toàn phần là một phẫu thuật để khôi phục lại vận động bình thường cho khớp gối và hoạt động của các cơ, dây chằng và cấu trúc mô mềm khác kiểm soát khớp. Nó trở thành tiêu chuẩn vàng trong điều trị viêm khớp nặng ở người già do nhiều nguyên nhân.

Những ai cần thay khớp gối toàn phần và khi nào?

Những người bị viêm khớp tiến triển do bệnh khớp gây thoái hóa (rách) hoặc tổn thương khớp do viêm có thể cần phẫu thuật thay khớp gối. Chỉ cần thay khớp gối khi khớp rất đau, biến dạng hoặc cứng khớp khiến người bệnh không thể đi lại thậm chí chỉ vài bước.

Phẫu thuật thay khớp gối toàn phần được thực hiện như thế nào?

Thay khớp gối toàn phần được thực hiện sử dụng thiết bị đặc biệt để tái tạo hoạt động khớp gần với bình thường. Trong hoạt động này, những mảnh vụn của xương cùng với sụn bị tổn thương được cắt bỏ và thay bằng những thành phần nhân tạo, gắn vào bằng xi măng xương. Khớp nhân tạo bao gồm thành phần bằng kim loại xen kẽ với thành phần nhựa, cho phép dễ dàng thực hiện các cử động khớp.

Phẫu thuật thay khớp gối thành công như thế nào?

Nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 96-98% khớp gối được thay toàn phần có tuổi thọ 20 năm.

Có cần nằm viện?

Thời gian nằm viện trung bình đã giảm cùng với những kỹ thuật thay khớp hiện đại. Thông thường, bạn cần nằm viện khoảng 3-7 ngày.

Khi nào có thể hoạt động bình thường sau phẫu thuật?

Bệnh nhân được phép đứng lên và đi bộ vào ngày sau phẫu thuật và trước khi xuất viện, bệnh nhân nên thực hiện được những hoạt động đơn giản hàng ngày. Họ có thể cần sử dụng thiết bị hỗ trợ đi lại trong vài tuần, tuy nhiên, sẽ trở lại bình thường sau khoảng 6-8 tuần.

Các biến chứng

Ngày nay, phẫu thuật khớp gối là phẫu thuật khá thành công. Tuy nhiên, như bất cứ phẫu thuật nào khác, người bệnh cần lưu ý một số biến chứng sau phẫu thuật như nhiễm trùng, huyết khối tĩnh mạch sâu, lỏng khớp vô trùng và các biến chứng mạch, thần kinh.

Điều nên và không nên làm sau phẫu thuật

Không cần hạn chế đi bộ, leo cầu thang, nhảy và bơi. Nhìn chung, bạn không nên theo đuổi những môn thể thao tác động mạnh như bóng đá, bóng bầu dục. Chơi tennis, golf là lựa chọn an toàn hơn.

Khớp gối nhân tạo kéo dài được bao lâu?

Tuổi thọ trung bình của khớp gối được thay là khoảng 15-20 năm.

Thay khớp gối có độ linh hoạt cao là gì?

Khớp gối có độ cong cao chính là khớp gối toàn phần, ở đó bệnh nhân có thể gập cong đầu gối khoảng 145 độ. Cần lưu ý rằng sự linh hoạt này có thể chỉ ở vài cá nhân. Do vậy, độ an toàn và tỷ lệ thành công rất cao, kỹ thuật phẫu thuật có thể tái tạo, thuốc gây mê an toàn hơn và tuổi thọ khớp gối 15-20 năm tạo ra một phương pháp phẫu thuật thay thế khớp gối toàn phần có thể chấp nhận được cho người bị viêm khớp nặng.

BS Tuyết Mai

(Theo Boldsky)

]]>
Tập phục hồi chức năng sau mổ thay khớp gối http://tapchisuckhoedoisong.com/tap-phuc-hoi-chuc-nang-sau-mo-thay-khop-goi-15495/ Tue, 21 Aug 2018 15:58:30 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tap-phuc-hoi-chuc-nang-sau-mo-thay-khop-goi-15495/ [...]]]>

Thoái hóa khớp gối ảnh hưởng lớn tới chức năng vận động của người bệnh. Một trong những phương pháp điều trị là thay khớp gối. Giai đoạn hậu phẫu và phục hồi chức năng (PHCN) sau mổ thay khớp gối rất quan trọng.

Thoái hóa khớp là bệnh thường gặp ở người có tuổi. Bệnh thường xuất hiện sớm hơn, tiến triển nhanh hơn trên những người lao động nặng, do đó, tỷ lệ thoái hóa khớp chiếm phần nhiều ở vùng nông thôn. Trong thoái hóa khớp, thoái hóa khớp gối ảnh hưởng nhiều nhất đến chức năng vận động. Có nhiều phương pháp để điều trị bệnh theo từng giai đoạn. Giai đoạn sớm điều trị nội khoa kết hợp phục hồi chức năng, giảm cân, nội soi làm sạch khớp, đục xương sửa trục xương chày. Giai đoạn muộn, bệnh nhân biến dạng chi nhiều, co rút khớp, lệch trục cơ học, trên Xquang có hình ảnh hẹp khe khớp nhiều, biến dạng khớp, khuyết xương thì có chỉ định thay khớp gối.

Điều trị PHCN sau phẫu thuật thay toàn bộ khớp gối

Bệnh nhân (BN) được điều trị sớm ngay sau phẫu thuật, khi đang nằm viện, kỹ thuật viên (KTV) bắt đầu tập gấp gối cho bệnh nhân. Khi gối đã vững vàng, ổn định, KTV sẽ giúp BN đi bộ với nạng hoặc khung tập đi. Bài tập được tập vài lần trong ngày.

Phương pháp di chuyển sau phẫu thuật thay khớp gối.

Các bài tập được tiến hành như sau:

Giai đoạn I: 1 – 2 tuần sau mổ.

Mục đích: Kiểm soát phù nề, giảm đau. Duy trì duỗi gối 0 độ và gấp 100 độ. Duy trì sức mạnh của cơ. Di chuyển được với dụng cụ trợ giúp: Nạng, gậy, khung tập đi. Duy trì bài tập tại nhà.

Ngày thứ nhất sau phẫu thuật:

Chườm lạnh khớp gối 15 phút/ lần, ít nhất 3 lần/ngày. Nếu thấy cần thiết có thể chườm nhiều hơn.

Các bài tập trên giường: Tập co cơ tĩnh, bệnh nhân nằm với chân duỗi thẳng, co cơ tĩnh chân phẫu thuật, co 5 giây nghỉ 5 giây, tập 10 lần/ngày.

Các bài tập khác: tập vận động khớp cổ chân, tập trượt gót chân.

Tập ngồi dậy, tập thay đổi vị trí trên giường.

Vận động chủ động khớp gối: 0 – 70º .

Có thể sử dụng máy tập CPM: 0 – 100º, ít nhất 4 giờ/ngày.

Ngày thứ 2 sau phẫu thuật: Tiếp tục các bài tập ở trên.

Bài tập độc lập trên giường 5 lần/ngày; Tập vận động khớp cổ chân; Tập gập duỗi dạng khép háng chủ động hoặc chủ động có trợ giúp; Tập ngồi trên ghế 30 phút, 2 lần/ngày; Tập di chuyển vào buồng tắm, nhà vệ sinh với người trợ giúp; Vận động chủ động khớp gối: 10 – 80º.

Ngày thứ 3 tới 2 tuần sau phẫu thuật: Tiếp tục các bài tập ở trên.

– Tập các bài tập khớp gối: Tập duỗi khớp gối hoàn toàn, mỗi ngày tập gấp chủ động khớp gối thêm 10º đến ngày thứ 5 tầm vận động khớp gối đạt 100º.

– Tập mạnh sức cơ đùi, sức cơ cẳng chân bằng các bài tập có sức cản.

– Tập đứng chịu lực lên 2 chân, đứng chịu lực lên từng chân, khi bệnh nhân chịu được trọng lực thì tập thăng bằng khi đứng. Tập dồn trọng lượng lên chân phẫu thuật.

– Ở tư thế đứng: tập các bài tập gấp duỗi dạng khép khớp háng chân phẫu thuật.

– Tập di chuyển với nạng, khung tập đi.

Giai đoạn II: Từ 2 – 5 tuần sau phẫu thuật.

Mục đích: Giảm đau, giảm phù nề. Gia tăng tầm vận động của khớp từ 0 – 115º. Tăng cường sức mạnh của cơ. Trở lại hoạt động chức năng hàng ngày. Bắt đầu tham gia chương trình tập tại nhà.

Phương pháp: Duy trì các bài tập ở giai đoạn I .

Tập gấp duỗi khớp gối bằng các bài tập thụ động, chủ động có trợ giúp.

Mỗi tuần tập gấp gối thêm 5º đến 5 tuần tầm vận động khớp gối đạt 0 – 115º.

Bài tập kéo giãn thụ động khớp gối do KTV thực hiện.

Tăng cường sức mạnh cơ: tập vận động khớp gối chủ động có sức cản tăng dần.

Đến tuần thứ 3 bắt đầu các bài tập xuống tấn.

Tập di chuyển trên đệm, bước qua chướng ngại vật ít nguy hiểm có sử dụng nạng trợ giúp.

Hoạt động trị liệu sau phẫu thuật: tập luyện cách di chuyển tại giường, sử dụng hố xí bệt, nhà tắm, đi giày dép.

Tập đạp xe đạp 15 phút/lần, 2 lần/ngày.

Giai đoạn III: Sau phẫu thuật từ 6 – 8 tuần:

Mục đích: Tiếp tục cải thiện tầm vận động khớp từ 0 – 115º – 120º. Gia tăng sức mạnh cơ. Tập thăng bằng không cần trợ giúp. Trở lại các hoạt động hàng ngày.

Phương pháp: Duy trì các bài tập ở giai đoạn 2; Tiếp tục tập vận động gấp duỗi khớp gố; Tập tăng cường sức mạnh cơ; Tập đứng chiụ lực hoàn toàn trên chân phẫu thuật; Bỏ dụng cụ trợ giúp; Tập đi bộ, lên xuống cầu thang; Tập đạp xe đạp; Tập chạy nhẹ, trở lại các hoạt động thể thao.

 

Các lưu ý sau phẫu thuật thay khớp gối

Không đứng quá lâu, không gập gối quá mức; không lấy chân phẫu thuật làm chân trụ; Ghế ngồi đủ cao đảm bảo gối gấp 90º, có tay vịn; Nền nhà tắm tránh ẩm ướt, sử dụng thảm chống trượt; Quan hệ tình dục có thể bắt đầu sau 3 tuần; Các môn thể thao cho phép: Đi bộ, đạp xe, bơi, khiêu vũ, đánh golf.

Khi bệnh nhân tự tập luyện không có hiệu quả, bệnh nhân nên đến cơ sở phục hồi chức năng tập luyện.

 

ThS. Đặng Thị Kim Hương (Trưởng Khoa PHCN – BV Việt Đức)

]]>