suy tuyến giáp – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 22 Jul 2018 03:27:15 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png suy tuyến giáp – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Ngừa biến chứng do suy tuyến giáp ở thai phụ http://tapchisuckhoedoisong.com/ngua-bien-chung-do-suy-tuyen-giap-o-thai-phu-8687/ Sun, 22 Jul 2018 03:27:15 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ngua-bien-chung-do-suy-tuyen-giap-o-thai-phu-8687/ [...]]]>

Chức năng của tuyến giáp là tổng hợp hormon giáp trạng, tiết vào máu và đến các mô trong cơ thể. Hormon tuyến giáp giúp cơ thể sử dụng năng lượng, giữ ấm, giúp não, tim, cơ và các cơ quan khác hoạt động ổn định. Nhận biết và điều trị kịp thời các bệnh lý tuyến giáp ở phụ nữ có thai rất quan trọng. Ngoài việc ngăn ngừa các biến chứng, làm giảm tỷ lệ tử vong ở cả mẹ và con thì nó đảm bảo những đứa trẻ sinh ra là hoàn toàn khỏe mạnh về thể chất và có trí tuệ tốt.

Những thay đổi của chức năng tuyến giáp ở phụ nữ mang thai

Thay đổi về hormon: Khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ sản sinh ra 2 hormon chính: βhCG (human chorionic gonadotropin) và estrogen. Việc tăng βhCG trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể làm giảm nhẹ hormon TSH (hormon kích thích giáp trạng), lúc này gọi là cường giáp cận lâm sàng. TSH sẽ tăng trở lại ở giai đoạn sau của thai kỳ. Estrogen (hormon sinh dục nữ) sẽ làm tăng hormon tuyến giáp gắn protein trong huyết thanh, tuy nhiên hormon tuyến giáp tự do (FT3, FT4) không tăng, do đó không ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp. Như vậy chức năng tuyến giáp vẫn bình thường nếu TSH, FT3 và FT4 bình thường.

Thay đổi về kích thước: Tuyến giáp có thể thay đổi về kích thước trong quá trình mang thai: Kích thước lớn hơn khoảng 10-15%, gọi là bướu cổ. Siêu âm là biện pháp tốt nhất giúp phát hiện tăng kích thước tuyến giáp. Khi thai phụ có tăng kích thước tuyến giáp nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được xét nghiệm chức năng tuyến giáp, tư vấn và điều trị kịp thời.

Ngừa biến chứng do suy tuyến giáp ở thai phụHình ảnh tuyến giáp.

Suy tuyến giáp ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé

Trong 12 tuần đầu của thai kỳ, thai nhi chưa có tuyến giáp nên phải phụ thuộc hoàn toàn vào lượng hormon tuyến giáp của người mẹ cung cấp qua rau thai. Đây chính là thời kỳ hình thành và phân chia các cơ quan nên nếu bị thiếu hormon trong thời gian này thì biến chứng rất nặng nề. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, có khoảng 3 – 4%  phụ nữ mang thai bị rối loạn chức năng tuyến giáp, chủ yếu là suy chức năng tuyến giáp. Các rối loạn này có thể tồn tại từ trước nhưng đa phần là xuất hiện sau khi thụ thai. Biểu hiện chứng suy giáp khi mang thai là dễ xúc động, da nóng ẩm và vã mồ hôi… Tuy nhiên, những triệu chứng này dễ nhầm với các triệu chứng của nghén xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ hoặc ở phụ nữ đã bị bệnh lý tuyến giáp trước đó. Suy tuyến giáp không được kiểm soát tốt: người mẹ có nguy cơ sinh con thiếu tháng hoặc tiền sản giật, bị suy tim, nhiễm độc giáp cấp… dẫn tới đứa trẻ bị tim bẩm sinh, thai chậm phát triển, trẻ bị đẻ non, thai chết lưu và có thể bị dị tật bẩm sinh. Đó là lý do tại sao điều trị bệnh lý tuyến giáp cho phụ nữ có thai là hết sức quan trọng.

Hết 3 tháng đầu, thai nhi sẽ tự sản xuất ra hormon tuyến giáp. Tuy nhiên, vẫn phải phụ thuộc chính vào lượng iốt bà mẹ ăn vào. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, phụ nữ mang thai nên bổ sung 200mcg iốt/ngày để duy trì chức năng tuyến giáp. Hormon tuyến giáp cực kỳ cần thiết cho sự phát triển não trẻ. Trẻ sinh ra suy giáp bẩm sinh (không có chức năng tuyến giáp) có thể bất thường nghiêm trọng về nhận thức và sự phát triển của hệ thần kinh. Tại Mỹ điều này có thể phòng nếu trẻ được phát hiện sớm ngay sau sinh – tất cả những đứa trẻ được sinh ra đều được sàng lọc suy giáp bẩm sinh để được điều trị thay thế hormon tuyến giáp sớm nhất có thể.

 

Lời khuyên của thầy thuốc

Hậu quả của suy giáp ở người thai phụ là tăng huyết áp có thể gây ra các biến chứng như sảy thai, tiền sản giật, sinh non… Các thai phụ có nguy cơ cao bị mắc bệnh tuyến giáp trước đó đã được chẩn đoán là Basedow, suy giáp, bướu cổ đơn thuần, bướu nhân tuyến giáp; Những thai phụ có tiền sử trong gia đình có bố, mẹ, anh chị em bị bệnh tuyến giáp; Đã bị bệnh tuyến giáp ở những lần có thai trước; Có tiền sử sản khoa xấu như sảy thai, thai chết lưu, sinh non, trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh; Mắc bệnh đái tháo đường týp 1 hoặc có mắc các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, lupus… cần đi khám tại các khoa Nội tiết ngay khi biết mình có thai. Trường hợp nghi ngờ sẽ được cho siêu âm tuyến giáp và một số xét nghiệm máu đặc biệt.

Những thai phụ được chẩn đoán rõ có bệnh tuyến giáp sẽ được điều trị tích cực để đưa nồng độ hormon giáp về bình thường càng sớm càng tốt. Tái khám đúng hẹn để việc điều trị mang lại kết quả tốt nhất. Điều bạn cần biết là các thuốc điều trị bệnh lý tuyến giáp đều được dùng đường uống và an toàn cho thai nhi.

 

ThS. Lê Thị Hương

]]>