sống lâu – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 26 Jul 2018 11:52:36 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png sống lâu – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Ăn ớt có thể giúp bạn sống lâu hơn? http://tapchisuckhoedoisong.com/an-ot-co-the-giup-ban-song-lau-hon-12053/ Thu, 26 Jul 2018 11:52:36 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/an-ot-co-the-giup-ban-song-lau-hon-12053/ [...]]]>

Ăn cay giảm nguy cơ tử vong?

Một nghiên cứu từ Đại học Y tế công cộng Havard trên tạp chí BMJ cho thấy những người ăn thức ăn cay mỗi ngày có nguy cơ thấp hơn 14% số tử vong so với những người ăn thức ăn cay một lần một tuần.

Các nhà nghiên cứu đánh giá các thông tin y tế và chế độ ăn uống của gần 500.000 người ở Trung Quốc 2004-2008, sau đó theo dõi vài năm sau đó. Đây là một nghiên cứu quan sát, vì vậy nó không chứng minh rằng ăn các loại thực phẩm cay làm cho con người sống lâu hơn. Nghiên cứu cho thấy chỉ những người thường xuyên ăn thực phẩm cay, đặc biệt là thực phẩm cay tươi và ớt khô, ít tử vong trong thời gian nghiên cứu hơn so với những người ăn thức ăn cay ít thường xuyên.

 

an-ot-giup-ban-song-lau-hon

 

Ăn cay giúp giảm cholesterol xấu, capsaicin trong ớt chống viêm và ung thư

Tiến sĩ Lu Qi nói: “Một số bằng chứng từ các nghiên cứu khác cho thấy các thành phần hoạt tính sinh học trong thực phẩm cay như capsaicin có thể làm giảm cholesterol ‘xấu’, triglyceride và cải thiện tình trạng viêm”. Nhiều nghiên cứu cũng đã cho thấy sự gia tăng cholesterol ‘xấu’, triglyceride và tình trạng viêm là những yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch và làm gia tăng tỷ lệ tử vong chung.

Một số nghiên cứu cũng cho thấy hoạt chất capsaicin (có trong ớt) được cho là có tác dụng chống béo phì, chống oxy hóa, chống viêm và ung thư. Nếu bạn muốn thêm ớt vào chế độ ăn của bạn, làm cho khẩu vị thấy thích thú hơn, cũng có thể mang lại một số tác dụng tích cực. Nhưng hãy cẩn thận: các loại thực phẩm cay có thể kích hoạt sự tăng acid dạ dày ở một số người, gây ra chứng ợ nóng.

TS.BS. Lê Thanh Hải

(tham khảo Harvard Health Publications)

]]>
Sống lâu, sống khỏe với bệnh đái tháo đường http://tapchisuckhoedoisong.com/song-lau-song-khoe-voi-benh-dai-thao-duong-11739/ Wed, 25 Jul 2018 12:10:04 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/song-lau-song-khoe-voi-benh-dai-thao-duong-11739/ [...]]]>

Ngày nay, cùng nhịp sống xã hội phát triển, bệnh ĐTĐ đã trở thành một trong 4 căn bệnh không lây nhiễm đặc trưng của thế kỷ 21 và bùng phát như một đại dịch toàn cầu. Mặc dù vậy, hiện vẫn chưa có một liệu pháp điều trị dứt điểm. Nhưng người bệnh vẫn có thể tự tin sống vui khỏe nếu biết chủ động thích nghi, chủ động tuân thủ liệu pháp điều trị. Dưới đây là các nguyên tắc sống chung với bệnh đái tháo đường:

Cân bằng chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng sức khỏe mỗi người, đặc biệt với bệnh ĐTĐ thì càng quan trọng và cần thiết. Nguyên tắc cơ bản về chế độ ăn của người ĐTĐ là ăn đa dạng các loại thực phẩm, hạn chế các chất bột đường, chất béo, chú trọng các loại rau xanh, trái cây, các thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Chế độ ăn cân bằng sẽ giúp cung cấp cho cơ thể người bệnh đủ nhu cầu dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất góp phần duy trì tốt lượng đường trong máu. Chế độ ăn có tác dụng tốt ở đại đa số các bệnh nhân ĐTĐ trên 3 phương diện chính là điều chỉnh cân nặng; hạn chế làm tăng đường máu và làm giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch.

Về nguyên tắc thì không có bất cứ loại thức ăn nào bị cấm đối với bệnh nhân ĐTĐ và một chế độ ăn đa dạng, từ nhiều nguồn thức ăn sẽ cung cấp đủ chất dinh dưỡng, giúp cơ thể hoạt động bình thường. Nên ăn nhiều chất xơ; ăn vừa phải chất béo; ăn ít đường; ăn đủ vitamin và muối khoáng; hạn chế uống rượu. Số lượng và thời gian các bữa ăn nên ổn định trong thời gian dài điều trị để tránh tình trạng đường máu tăng quá cao sau bữa ăn cũng như đường máu hạ thấp lúc xa bữa ăn, nhất là ở những bệnh nhân phải tiêm insulin hoặc dùng thuốc uống hạ đường máu. Bệnh nhân ĐTĐ nên ăn ít nhất 3 bữa/ngày. Nếu bệnh nhân gầy hoặc hay bị hạ đường máu giữa các bữa ăn thì nên ăn tăng lên trong bữa chính hoặc ăn thêm 1-3 bữa phụ. Cần chọn thức ăn nhiều vitamin, hạn chế tinh bột. Hạn chế tối đa thịt hộp, patê, xúc xích… Thay vào đó, hãy ăn cá, trứng sữa, các sản phẩm chế biến từ sữa, đậu… Nên ưu tiên cá mòi và cá trích. Có thể ăn các loại thịt lợn, thịt bò đã lấy sạch mỡ. Tránh tuyệt đối da gà, da vịt bởi nó có chứa rất nhiều cholesterol. Cũng như thực phẩm chứa tinh bột, nên chọn cách chế biến là luộc, kho, nướng hơn là chiên.

Sống lâu, sống khỏe với bệnh đái tháo đường
Nên chú trọng các loại rau xanh giúp kiểm soát tốt đường huyết.

Chất ngọt làm trầm trọng thêm quá trình bệnh lý, tăng các biến chứng nặng nề của bệnh. Lời khuyên của bác sĩ là tránh xa tuyệt đối các loại bánh kẹo, nước ngọt có ga, rượu… Bệnh nhân ĐTĐ nên sử dụng các chất ngọt nhân tạo có thể thay đường trong nước uống như aspartam và sacharine vừa giúp làm giảm lượng đường ăn vào mà vẫn giữ được ngon miệng.

Giữ vững thành phần và thời gian ăn là quan trọng, kết hợp với thể dục thể thao thường xuyên chính là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất. Tuy nhiên, chế độ ăn cụ thể phải dựa trên từng bệnh nhân, cân nặng, lượng đường trong máu, bệnh đã có các biến chứng hay chưa. Do vậy, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ đang theo dõi và điều trị.

Chế độ tập luyện hợp lý

Các nghiên cứu gần đây chứng minh rằng tập luyện thường xuyên có ý nghĩa quan trọng trong dự phòng, điều trị, ngăn chặn các biến chứng ĐTĐ. Thể dục có ảnh hưởng tích cực tới quá trình chuyển hóa đường trong máu cũng như cải thiện khả năng hoạt động của insulin. Tuy nhiên, cần tránh các bài tập nặng, quá sức, gây tình trạng hạ đường huyết quá mức. Vì vậy, theo khuyến cáo, bài tập phù hợp nhất với bệnh nhân ĐTĐ là đi bộ hàng ngày vào buổi sáng hay chiều, mỗi lần khoảng 30 phút. Chế độ ăn và vận động hợp lý là một trong những yếu tố nền tảng của điều trị bệnh ĐTĐ.

Tập luyện thể thao là một trong những phương pháp không thể thiếu trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường, giúp làm ổn định đường huyết, cải thiện các chỉ số huyết áp, mỡ máu, từ đó giúp giảm thiểu các biến chứng của tiểu đường. Tuy nhiên, làm thế nào để có thể tập luyện hiệu quả và đảm bảo an toàn, tránh những tác hại do thiếu sự chuẩn bị và do tập luyện không đúng phương pháp gây ra? Chúng ta cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc và hướng dẫn cụ thể.

Chuẩn bị trước khi tập luyện

Những người mới bắt đầu tập luyện trước hết cần xác định loại hình vận động phù hợp với đặc điểm cá nhân, tình trạng sức khỏe, cường độ, thời gian vận động.

Nên kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi tập để phát hiện sớm những bệnh lý, những rối loạn tiềm tàng khác hoặc những biến chứng đã có của ĐTĐ, đặc biệt là với các bệnh lý hay biến chứng tim mạch, huyết áp, thận, thần kinh ngoại biên, bệnh lý cơ quan vận động để được tư vấn vận động phù hợp nhất.

Trước khi tập luyện, nên đo đường máu và nghe tư vấn về hình thức tập luyện phù hợp.

Trang phục, giày tập phải phù hợp, nhất là đối với những người có biến chứng thần kinh ngoại biên gây giảm hoặc mất cảm giác ở chân.

Không nên tập quá gần (dưới 2h) hoặc quá xa (trên 4h) sau khi ăn. Cũng cần chuẩn bị sẵn một số thức ăn có đường để bổ sung kịp thời khi có các biểu hiện hoa mắt chóng mặt, vã mồ hôi, run tay chân… do hạ đường huyết trong khi tập, nhất là ở những người đang dùng thuốc hạ đường huyết và insulin.

Nên tập theo nhóm để được hỗ trợ kịp thời khi có các nguy cơ hạ đường máu hay biến chứng tim mạch (đau thắt ngực), đặc biệt ở những người có tiền sử bệnh lý hoặc đã có biến chứng tim mạch.

Chủ động kiểm soát đường huyết

Người bệnh ĐTĐ luôn nhớ, yếu tố đầu tiên giúp sống khỏe, sống lâu với căn bệnh này là làm sao để lượng đường trong máu không tăng cao bất thường. Muốn vậy, người bệnh cần uống thuốc hoặc sử dụng thuốc tiêm theo tư vấn và phác đồ của bác sĩ, kết hợp chế độ ăn uống khoa học và tập thể dục như đã đề cập ở trên.

TS. Nguyễn Quang Vinh

((PGĐ BV Nội tiết TW))

]]>
8 thói quen giúp bạn sống lâu hơn http://tapchisuckhoedoisong.com/8-thoi-quen-giup-ban-song-lau-hon-11077/ Wed, 25 Jul 2018 08:54:23 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/8-thoi-quen-giup-ban-song-lau-hon-11077/ [...]]]>

Ngoài ra, cuộc sống là một món quà, rõ ràng chúng ta muốn sống càng lâu càng tốt để tận hưởng những thành quả của cuộc sống bên người thân.

Sức khỏe là yếu tố chính giúp bạn sống lâu hơn. Nếu chúng ta mắc bệnh, cơ hội sống sẽ giảm đi, đặc biệt là mắc các bệnh hiểm nghèo như ung thư. Không những thế, thường xuyên bị cảm cúm cũng làm suy giảm hệ miễn dịch và tuổi thọ. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn luôn khỏe mạnh và sống lâu hơn:

 

thói quen giúp bạn sống lâu

 

  1. Tập thể dục hàng ngày là yếu tố quan trong giúp bạn sống lâu hơn. Tập thể dục giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa các bệnh gây tử vong.

  2. Giảm thịt và ăn thực phẩm có nguồn gốc thực vật giúp tăng tuổi thọ và giữ cho tim luôn khỏe mạnh.

  3. Một lời khuyên khác để sống lâu là ngừng ăn trước khi no hoàn toàn. Thói quen này giữ cân nặng của bạn luôn ổn đinh và ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng.

  4. Uống 2 cốc rượu vang mỗi ngày cũng làm tăng tuổi thọ. Rượu vang chứa các chất chống ôxy hóa ngăn ngừa thoái hóa tế bào.

  5. “Chìa khóa” giúp bạn sống lâu là loại bỏ stress ra khỏi cuộc sống. Stress là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều căn bệnh chết người.

  6. Nhiều chuyên gia cho rằng những người có mục đích nhất định trong cuộc sống có xu hướng sống lâu hơn do họ luôn nỗ lưc và có ý thức giữ gìn sức khỏe để đạt được mục tiêu của mình.

  7. Không ăn đồ ăn giòn là chìa khóa giúp bạn sống lâu đặc biệt là sau 30 tuổi. Các chất béo có hại trong đồ ăn giòn sẽ “rút ngắn” tuổi thọ của bạn

  8. Theo nghiên cứu những người có nhiều bạn thân cũng thường sống lâu hơn. Giao tiếp xã hội giúp bạn giảm bớt stress trong cuộc sống.

BS.Tuyết Mai

(theo Univadis/Boldsky)

]]>