rượu – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Mon, 17 Dec 2018 14:30:59 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.5 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png rượu – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Cách ứng phó với ngộ độc rượu http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-ung-pho-voi-ngo-doc-ruou-17383/ Mon, 17 Dec 2018 14:30:59 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-ung-pho-voi-ngo-doc-ruou-17383/ [...]]]>

Sự hấp thu của rượu

Rượu sau khi uống, được hấp thu ở tất cả các đoạn của ống tiêu hóa, nhưng chủ yếu là ở tá tràng và hỗng tràng. Thời gian hấp thu của rượu phụ thuộc vào tình trạng thức ăn có trong dạ dày. Nếu dạ dày đầy thức ăn thì rượu được hấp thu chậm hơn khi dạ dày trống rỗng, do thức ăn làm cản trở sự hấp thu của rượu vào cơ thể. Các thức ăn chứa nhiều mỡ sẽ làm rượu chậm hấp thu so với thức ăn chứa nhiều tinh bột.

Nồng độ của rượu cũng ảnh hưởng đến sự hấp thu của rượu. Rượu được hấp thu nhanh nhất khi nồng độ của rượu là 10 đến 30 độ cồn. Khoảng 5% lượng rượu được thải trừ nguyên vẹn qua nước tiểu, mồ hôi và khí thở ra. 95% lượng rượu còn lại được chuyển hóa ở gan. Thời gian bán hủy của nồng độ rượu trong máu là khoảng 2 giờ, nghĩa là cứ sau 2 giờ thì nồng độ rượu trong máu giảm đi một nửa.

 

Cách ứng phó với ngộ độc  rượuNgộ độc rượu có thể gây tổn hại nặng nề tại nhiều cơ quan trong cơ thể.

Tác động của rượu đối với cơ thể

Rượu tác động đến các cơ quan gây ra các tác dụng khác nhau:

Trên hệ thần kinh: Rượu tác dụng phụ thuộc vào nồng độ của rượu trong máu. Nồng độ rượu thấp (50mg/100ml) có tác dụng an dịu và giải lo âu. Nồng độ rượu cao (150-200mg/100ml) gây mất điều hòa, mất ức chế, rối loạn hành vi. Nồng độ rượu quá cao gây hôn mê (300-400mg/100ml), ức chế hô hấp và tử vong (trên 400mg/100ml).

Trên hệ tiêu hóa: Rượu nhẹ dưới 20 độ cồn có tác dụng làm tăng tiết dịch vị, tăng nhu động ruột, tăng khả năng hấp thu của niêm mạc ruột. Nồng độ rượu từ 40 độ cồn trở lên gây phá hủy lớp niêm mạc của dạ dày, ruột, gây co thắt dạ dày và gây nôn.

Trên cơ trơn: Rượu liều nhỏ gây giãn cơ trơn, giãn mạch máu và tăng tưới máu, tăng thân nhiệt. Ngược lại, nồng độ rượu cao gây ức chế trung tâm vận mạch, gây co mạch và giảm thân nhiệt.

Rượu gây ngộ độc như thế nào?

Tiêu chuẩn của ngộ độc rượu là bệnh nhân uống một lượng rượu lớn gây rối loạn hành vi. Người ta định lượng nồng độ rượu trong máu để xác định mức độ ngộ độc rượu. Trái với suy nghĩ của nhiều người, rượu không gây ra hưng phấn cho người uống mà gây ra giảm khả năng ức chế. Vì vậy khi uống một lượng rượu nhỏ, người uống giảm khả năng tự phê phán, giảm khả năng kiềm chế, các phản xạ liên quan đến mắt và tai đều giảm rõ rệt. Vì vậy, người say rượu hay có rối loạn hành vi hoặc các hành vi gây nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh khi điều khiển máy móc hoặc lái xe.

Với nồng độ rượu từ 80-100 mg rượu trong 100 ml máu được coi là ngộ độc rượu và không đủ năng lực để lái xe. Ngay ở nồng độ cồn trong máu rất thấp, chỉ 10-20mg rượu trong100ml máu đã gây thay đổi hành vi rõ ràng, vận động chậm chạp, giảm khả năng suy nghĩ.

Nồng độ cồn trong máu từ 100mg đến 200mg trong 100 ml máu gây rối loạn phối hợp động tác, giảm khả năng quyết định, nặng hơn có thể gây cảm xúc không ổn định và rối loạn định hướng trầm trọng. Với những người không bị rối loạn vận động và tâm thần rõ ràng khi có nồng độ cồn trong máu là 150mg trong 100ml máu thì họ là người đã có khả năng dung nạp với rượu rất cao. Ở những người không có khả năng dung nạp rượu cao, khi có nồng độ cồn trong máu ở mức độ này sẽ bị nôn và buồn nôn.

Ở nồng độ cồn/máu là 200-300mg/100ml máu, bệnh nhân sẽ nói líu lưỡi. Nồng độ rượu cao hơn sẽ khiến bệnh nhân bị mất trí, với những người không có khả năng dung nạp rượu, với nồng độ cồn/máu đạt đến 400mg/100ml sẽ bị ức chế hô hấp, hôn mê và tử vong. Với nồng độ rượu trên 500mg/100ml máu thì gây tử vong cho hầu hết người bệnh. Tử vong do ngộ độc rượu chủ yếu là do ức chế trung khu hô hấp ở hành não, khiến cho bệnh nhân thở chậm, thông khí kém, dẫn đến thiếu oxy cho não và các cơ quan khác trong cơ thể.

Ngoài ra, trong rượu còn nhiều tạp chất có thể gây ngộ độc cho bệnh nhân. Rượu nấu thủ công có chứa nhiều aldehyde, chất này gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn… khiến bệnh nhân dễ bị say rượu và làm ngộ độc rượu trầm trọng hơn.

Có loại rượu được người bán pha thêm hóa chất để tạo ra mùi vị đặc biệt. Các chất tạo mùi này phần lớn có cấu trúc hóa học là carbua hydro thơm, đều rất có hại cho gan và thận. Nói một cách khác, chúng làm hại người uống rượu.

Một số nơi, người nấu rượu sử dụng săm ô tô làm công cụ chứa và vận chuyển rượu. Trong săm ô tô có lưu huỳnh, chất này có thể tan trong dung môi hữu cơ (là rượu). Khi uống loại rượu này, lưu huỳnh trong rượu sẽ được hấp thu vào cơ thể gây hoại tử tế bào gan và gây thoái hóa mỡ.

Bên cạnh đó, người nấu rượu có thể sử dụng cồn công nghiệp để pha chế rượu nhằm giảm giá thành sản phẩm. Cồn công nghiệp không phải là thứ thích hợp để pha chế làm đồ uống. Hơn nữa, đã nhiều trường hợp người ta pha nhầm rượu metylic, gây ra ngộ độc và tử vong cho người uống.

Xin nói thêm về rượu metylic, chất này có công thức hóa học là CH3-OH. Rượu metylic có tính chất hóa, lý và mùi vị giống hệt như rượu etylic, vì thế rất khó phân biệt hai loại rượu này. Tuy nhiên, rượu metylic rất độc với cơ thể. Chỉ cần uống vài chục ml rượu metylic cũng đủ làm cho nạn nhân bị ngộ độc trầm trọng, với biểu hiện hôn mê sâu, mất trí nhớ và mù vĩnh viễn hoặc tử vong. Do rượu metylic được hấp thụ vào máu rất nhanh nên thường nạn nhân được đưa đến bệnh viện cấp cứu muộn, vì vậy rất khó điều trị.

Cách xử lý

Các biện pháp đơn giản như gây nôn cho bệnh nhân có thể hữu ích trong cấp cứu ngộ độc rượu vì chúng giúp đào thải một lượng lớn rượu còn trong đường tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu thời gian đã xa lúc uống thì biện pháp này ít kết quả vì rượu đã được hấp thụ vào máu.

Cách ứng phó với ngộ độc  rượuCó thể giải rượu bằng các loại hoa quả.

Bệnh nhân nghiện rượu sẽ được điều trị tại khoa hồi sức cấp cứu của bệnh viện.

Với trường hợp nồng độ rượu trong máu dưới 200mg/100ml máu, chỉ cần cố định bệnh nhân tại giường, cho uống nhiều nước (chè đường nóng). Sau vài giờ, bệnh nhân sẽ tự hồi phục.

Với trường hợp nồng độ rượu từ 200-300mg/100ml máu, ngoài việc cố định bệnh nhân tại giường, cần cho thêm 100-200mg vitamin B1 đường tiêm bắp. Có thể truyền glucoza 5% hoặc 10% cho bệnh nhân. Nên rửa dạ dày cho bệnh nhân để loại trừ phần rượu còn trong ống tiêu hóa. Cần theo dõi bệnh nhân về nhịp thở, mạch và huyết áp. Không nên để bệnh nhân ngủ sâu (thường xuyên đánh thức bệnh nhân) để họ khỏi “quên thở”.

Với trường hợp nồng độ rượu trong máu trên 300mg/100ml máu, ngoài xử lý như trên, bệnh nhân nên được đặt monitor theo dõi. Các trường hợp có biểu hiện suy hô hấp, bệnh nhân cần được đặt nội khí quản và thở máy.

Lưu ý:

– Không dùng thuốc bình thần, an thần và thuốc ngủ cho bệnh nhân vì sẽ gây tăng nguy cơ suy hô hấp.

– Có thể cho bệnh nhân uống cà phê bằng cách bơm qua sonde dạ dày. Chất caffein trong cà phê có tác dụng kích thích hô hấp, chống hiện tượng ngủ “quên thở” của bệnh nhân.

PGS.TS . Bùi Quang Huy

]]>
Ðừng để rượu tàn phá gan http://tapchisuckhoedoisong.com/dung-de%cc%89-ruo%cc%a3u-tan-pha-gan-17009/ Thu, 22 Nov 2018 15:19:36 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dung-de%cc%89-ruo%cc%a3u-tan-pha-gan-17009/ [...]]]>

Hiện nay, Việt Nam là một trong các quốc gia có tỷ lệ sử dụng rượu bia cao nhất thế giới. Điều này đã mang lại nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Theo thống kê từ các bệnh viện, số bệnh nhân phải nhập viện để điều trị bệnh xơ gan do uống rượu quá nhiều có xu hướng tăng trong thời gian gần đây. Khoảng 1/4 số bệnh nhân nằm tại Khoa Tiêu hóa gan mật là xơ gan. Rượu chính là thủ phạm gây xơ gan đứng hàng thứ 2 chỉ sau viêm gan siêu vi B.

Nguyên nhân gây bệnh gan

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh gan như: siêu vi, khiếm khuyết về di truyền, do thuốc, hóa chất… và nguyên nhân từ việc uống rượu hay được đề cập đến. Rượu bia là một trong nhiều chất độc hại mà con người tự nguyện tiêu thụ. Viêm gan do rượu là tình trạng viêm và hoại tử tế bào gan từ từ có thể gây tử vong, nhất là những người đã có bệnh gan từ trước. Ở những người bị viêm gan do siêu vi C, rượu có thể đẩy nhanh tiến trình xơ hóa trong gan. Những người đã bị xơ gan vì bất cứ lý do gì nếu uống rượu sẽ làm gan ngày càng suy yếu nhanh hơn và nặng hơn.

 

tình trạng tổn thương gan

 

Con đường dẫn đến bệnh gan do rượu?

Sau khi uống rượu bia, ethanol được hấp thu rất nhanh vào máu và chuyển hóa tại gan. Bản thân ethanol là chất không gây độc, nhưng tại các tế bào gan, chất này được chuyển hóa thành acetaldehyd, gây tổn thương màng tế bào và hoại tử tế bào gan dẫn tới viêm gan. Trong quá trình chuyển hóa ethanol sẽ tạo ra hydrogen thay thế các axit béo để tạo nguồn năng lượng, vì vậy axit béo thừa sẽ tích lũy tại gan gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ và tăng mỡ trong máu. Khi chuyển hóa ethanol sẽ tạo ra nhiều axit lactic, cùng với quá trình viêm và hoại tử tế bào gan, axit lactic sẽ kích thích phát triển tế bào xơ và sợi xơ dẫn tới xơ gan.

Biểu hiện của bệnh

Thông thường người bệnh không có triệu chứng gì đặc biệt, vì bệnh diễn biến âm thầm. Tuy nhiên ở từng giai đoạn và mức độ bệnh có thể biểu hiện khác nhau và khi đã có triệu chứng thì bệnh thường đã nặng.

Bệnh cấp tính: Người bệnh chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau tức vùng gan, sốt, vàng da, gan to, có thể xuất huyết dưới da hoặc tiêu hóa (nôn ra máu, đại tiện phân đen), nếu nặng có thể co giật hôn mê, men gan tăng cao, tỷ lệ prothrombin giảm. Bệnh nặng có thể tử vong.

Bệnh mạn tính: Thường gặp gan thoái hóa mỡ và xơ gan. Khi gan thoái hóa mỡ, người bệnh thường không có triệu chứng mà vô tình đi khám bệnh thấy gan to chắc hoặc đau tức vùng hạ sườn phải, men gan có thể tăng nhẹ. Đôi khi người bệnh đi khám vì chán ăn. Khi xơ gan: Thường sau một thời gian dài uống rượu, bia các biểu hiện của xơ gan xuất hiện: bụng trướng, chân phù, gan to chắc, lách to, các xét nghiệm về chức năng gan đều suy giảm.

Chẩn đoán và điều trị có khó?

Viêm gan do rượu không dễ chẩn đoán sớm vì nhiều người bệnh không đi khám bệnh do chủ quan hoặc diễn biến âm thầm của bệnh. Thỉnh thoảng triệu chứng có thể xấu hơn sau một thời gian ngừng uống rượu hơn là lúc đang uống rượu. Thông thường bệnh diễn tiến nặng sau thời gian uống rượu nhiều. Xét nghiệm máu, siêu âm ổ bụng là phương pháp giúp chẩn đoán bệnh.

Nếu phát hiện sớm mà không có bệnh gan kèm theo, việc điều trị cho kết quả tốt, còn khi phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn đã có xơ gan hoặc ung thư gan, việc điều trị rất khó khăn vì gan không còn khả năng hồi phục. Kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm.

Lời khuyên của thầy thuốc

Gan nhiễm mỡ là giai đoạn sớm của bệnh gan do uống rượu, nếu bệnh nhân ngừng uống rượu ở giai đoạn này bệnh có thể tự khỏi. Những người thường xuyên uống rượu nên đi xét nghiệm định kỳ để phát hiện sớm những tổn thương gan. Ở những người đã có bệnh gan (viêm gan b, C…) thì tuyệt đối không uống rượu bia vì rượu  sẽ làm cho tình trạng viêm gan nặng thêm, khả năng ung thư gan rất cao, kể cả khi đã cai rượu. Nếu là người hoàn toàn khỏe mạnh và có thói quen uống rượu, nên cố gắng giảm uống rượu mạnh và chuyển sang thưởng thức rượu vang và bia mỗi ngày nhưng nhớ là với số lượng vừa phải. Đối với người nghiện rượu cần sớm cai rượu, tăng cường ăn chất đạm như cá, thịt, trứng sữa, rau xanh và trái cây… Trái cây và rau quả chứa chất chống ôxy hóa, giúp sửa chữa các tế bào bị hư hỏng. Ăn nhiều những thực phẩm này là tốt nhất cho sức khỏe của bạn, và các nhà nghiên cứu khuyên chọn trái cây và rau quả có đủ “các màu sắc của cầu vồng”.

Có thể dùng thêm vitamin nhóm B nếu cần. Cuối cùng đừng uống rượu, bia là cách tốt nhất để phòng bệnh gan.

 

Một số nghiên cứu cho rằng rượu có thể làm tăng nồng độ estrogen, làm giảm nồng độ folate, hoặc thay đổi methyl hóa DNA trong các tế bào. Nếu một người nặng 50kg uống thường xuyên trên 40g ethanol/ngày sẽ gây tổn thương gan mạn tính. Nếu uống với khối lượng lớn trên 160g có thể gây ngộ độc cấp tính, nếu nặng dẫn đến hôn mê, co giật và tử vong. Lượng ethanol trong 100ml rượu nặng (40 độ) là 40g; rượu vang (10 độ) là 10g; bia (4 độ) 4g.

BS. Trần Quang Nhật

]]>
Uống rượu – Ðừng để rượu uống người http://tapchisuckhoedoisong.com/uong-ruou-dung-de-ruou-uong-nguoi-13758/ Sun, 05 Aug 2018 05:34:28 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/uong-ruou-dung-de-ruou-uong-nguoi-13758/ [...]]]>

Nhưng cần uống thế nào cho hợp lý thì không phải ai cũng biết cách để kiểm soát được.

Những ích lợi

Các nghiên cứu cho thấy, rượu kích thích sự tiết nước bọt và dịch vị, giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. Rượu chứa nhiều vitamin B hỗ trợ hệ tiêu hóa tiêu hóa nhanh các chất đạm (protrid) và tinh bột (glucide). Rượu ngọt giúp tiêu hóa thịt, cá nhanh hơn, hạn chế trướng bụng, đầy hơi. Các loại rượu sâm panh (champagne), rượu đỏ (vang đỏ) rất giàu potassium và magnesium tốt cho gan, nếu uống ở mức độ cho phép và không phải kiêng rượu.

Uống rượuUống rượuRượu, bia là thủ phạm làm trầm trọng thêm bệnh về gan và viêm loét dạ dày.

 

Và sự bất lợi của rượu

Ở nước ta có nhiều loại rượu, nhưng nói chung có 4 loại chính: rượu ngoại, rượu nhà máy, rượu tự nấu và rượu tự pha chế. Hai loại rượu ngoại và rượu nhà máy có thể có tính chất an toàn hơn vì sản xuất theo công nghệ đảm bảo cho nên đã loại bỏ được một số chất độc hại như andehyt axetic, ethyl axetat, axit axetic. Các loại rượu tự nấu, tự pha chế là các loại hay dùng nhất ở Việt Nam vì thông dụng, rẻ tiền (rượu nếp, rượu gạo, rượu sắn, rượu đế…) nhưng chưa loại bỏ các chất độc hại cho cơ thể, đặc biệt là loại rượu tự pha chế. Ngoài lợi ích giúp cho tiêu hóa tốt thì sau khi uống rượu, rượu sẽ ngấm vào máu và đến các cơ quan trong cơ thể gây kích thích làm tăng hoạt động, nhất là uống với lượng quá mức cho phép. Rượu sẽ làm cho tim đập nhanh hơn, thở nhanh hơn và kích thích thần kinh làm cho người uống rượu sảng khoái hơn, nhưng khi lượng rượu vào máu quá mức và dồn dập, nhất là rượu tự nấu và tự pha chế sẽ có tác dụng ngược lại. Một số bệnh sẽ nặng lên hoặc có cơn kịch phát khi uống rượu như bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch vành, bệnh dạ dày, bệnh dị ứng (hen phế quản, viêm da dị ứng, mề đay, tổ đỉa…) hoặc làm bệnh trầm trọng thêm như các bệnh về gan (viêm gan A, B, C cấp tính và mạn tính, xơ gan). Lý do là rượu sẽ kích thích hệ thần kinh, nhất là thần kinh thực vật làm cho bệnh xuất hiện đợt cấp tính hoặc có thể gây ra biến chứng nguy hiểm khó lường như tai biến mạch máu não, đột quỵ, ngộ độc rượu, ngộ độc thần kinh, loạn thần (hung hăng, đập phá, chửi người trong nhà, hàng xóm). Nếu là rượu tự pha chế, do có nhiều chất độc hại và nồng độ cao sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều.

Uống rượu thế nào cho hợp lý?

Trong những ngày vui, dịp lễ Tết, bạn bè lâu ngày gặp nhau, anh em xa xứ mới được đoàn tụ, gia đình lâu ngày sum họp cho nên việc chúc tụng nhau thường kéo dài và lượng rượu được đưa vào máu cũng có tỉ lệ thuận với thời gian của các cuộc vui. Thêm vào đó, các bạn trẻ thường dùng câu châm ngôn “nam vô tửu như kỳ vô phong” để kích nhau mỗi lần nhậu làm cho nhiều bạn dù không uống được nhưng cũng cố gắng chứng tỏ mình là “cánh mày râu” và cuối cùng là say xỉn và có thể để lại nhiều hậu quả khó lường. Nên uống ở mức độ vừa phải nhằm mục đích vui là chính chứ không được để rượu làm bệnh tăng lên. Mỗi bữa ăn cũng chỉ nên uống một vài chén (tách, ly) là vừa đủ để kích thích ăn ngon hơn. Không nên uống quá chén sẽ dẫn đến say (xỉn). Khi say tại bàn tiệc sẽ làm mất vui vì sẽ nói to, nói nhiều, nói linh tinh, thậm chí chửi bậy, nói tục tĩu, tệ hại hơn có thể xảy ra đánh nhau gây án mạng, đôi khi làm mất tình, mất nghĩa người thân, bạn bè, làng xóm. Người say rượu nếu tham gia giao thông sẽ có nguy cơ gây tai nạn, làm khổ cho mình, cho gia đình và cho bao người khác. Khi say xỉn, lúc về đến nhà có thể nôn mửa, mắng chửi người thân, hàng xóm một cách thậm tệ, thậm chí gây bạo hành trong gia đình.

Người bệnh tăng huyết áp, tiền sử đột quỵ, tai biến, đái tháo đường, tăng mỡ máu, loét dạ dày – tá tràng, đái tháo đường… cần tuyệt đối kiêng rượu bởi vì kiêng được rượu hay không hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân mình. Cha ông có câu “tửu bất khả ép”. Sức khỏe là vô cùng đáng quý, đừng vì quá chén mà làm mất tất cả.

Khi đã cố gắng đến mức tối đa nhưng vẫn quá chén (vì bình thường không uống được rượu) có thể uống ngay 1 cốc nước mía hoặc nước sắc gừng tươi (thêm chút mật ong); hoặc cốc nước ép cà chua chín, cốc chè xanh đặc giúp giải độc rượu, tránh các sự cố đáng tiếc xảy ra.

ThS.BS. Bùi Mai Hương

]]>