Nhận diện – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 02 Aug 2018 15:05:13 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png Nhận diện – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Nhận diện thiểu năng tuần hoàn não http://tapchisuckhoedoisong.com/nhan-dien-thieu-nang-tuan-hoan-nao-13356/ Thu, 02 Aug 2018 15:05:13 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhan-dien-thieu-nang-tuan-hoan-nao-13356/ [...]]]>

Cháu đã uống thuốc theo đơn và uống cả thuốc Đông y… nhưng bệnh không tiến triển. Xin hỏi, bệnh có nguy hiểm không, chữa thế nào?

Hoàng Thị Trang (Nghệ An)

Thiểu năng tuần hoàn não (TNTHN) là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất ở người cao tuổi, đặc biệt là người lao động trí óc. Bệnh có nguy cơ gây tử vong thứ ba sau bệnh tim mạch và ung thư. Bệnh TNTHN tiến triển từ từ. Mới đầu bệnh nhân thấy mệt mỏi, không thấy vui vẻ, kém hoạt bát, tính tình thay đổi dần, những điều thích thú quan tâm trước đây nay thấy nhạt nhẽo, ưa nơi yên tĩnh. Khi bệnh nặng lên, bệnh nhân sẽ thấy nhức đầu lan tỏa khắp đầu, có cảm giác căng nặng trong đầu, nhất là mỗi khi phải suy nghĩ nhiều. Cùng với nhức đầu là chóng mặt (gặp 87% trường hợp) hoặc bập bềnh như say sóng; hoa mắt, tối sầm mặt, nhất là khi chuyển tư thế nằm sang tư thế đứng đột ngột (cơn chóng mặt có thể chỉ vài phút, nhưng có khi dài đến vài ngày); xuất hiện dị cảm như cảm giác tê tê, bì bì ở đầu ngón, cảm giác kiến bò, đau dọc các xương sườn, có tiếng ve kêu, cối xay lúa trong tai; rối loạn về giấc ngủ, rối loạn về sự chú ý dẫn đến suy nhược cả cơ thể lẫn tinh thần, đãng trí, khả năng tập trung tư tưởng rất kém; rối loạn về cảm xúc, cảm thấy bồn chồn, không làm chủ được mình, hay mủi lòng, dễ tủi thân; thay đổi nhân cách… Cháu nên đi khám chuyên khoa thần kinh tại bệnh viện  để có kết luận chính xác và điều trị.

BS. Vũ Nhân

]]>
Nhận diện và xử trí các rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ http://tapchisuckhoedoisong.com/nhan-dien-va-xu-tri-cac-roi-loan-tieu-hoa-thuong-gap-o-tre-10581/ Wed, 25 Jul 2018 07:21:22 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhan-dien-va-xu-tri-cac-roi-loan-tieu-hoa-thuong-gap-o-tre-10581/ [...]]]>

Đây là yếu tố cản trở quá trình sinh trưởng của trẻ nên cần nhận biết dấu hiệu rối loạn tiêu hóa từ sớm để xử trí kịp thời.

Nguyên nhân của rối loạn tiêu hóa ở trẻ rất đa dạng như: bệnh lý của cơ thể, thay đổi chế độ ăn, do dùng thuốc… Đặc biệt là ở lứa tuổi ngoài 6 tháng, khi trẻ bắt đầu ăn dặm, tiếp xúc với các loại thực phẩm, trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như: nôn trớ, đầy hơi, trướng bụng, táo bón, tiêu chảy…Với trẻ thường xuyên có biểu hiện bất thường tại đường tiêu hóa, khả năng hấp thu và cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể bị ảnh hưởng và diễn tiến lâu dài dẫn đến suy dinh dưỡng.

Những bệnh lý rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ

Nôn trớ: Nôn là hiện tượng đẩy ngược các chất trong dạ dày qua miệng do tác động gắng sức của cơ thể. Trớ xảy ra mỗi khi trẻ ăn no, sữa trào ra khỏi miệng sau mỗi lần rướn người hoặc thay đổi tư thế đột ngột. Có đến 2/3 trẻ nhỏ đã gặp phải tình trạng nôn trớ trong những tháng đầu đời, gọi là nôn trớ sinh lý. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ thoái lui khi trẻ lớn lên nhờ các cấu trúc của đường tiêu hóa dần hoàn chỉnh và chế độ ăn cũng đặc dần, chỉ 5% trẻ tiếp tục vẫn bị trào ngược sau thời điểm 1 tuổi. Tình trạng trào ngược sinh lý trước kia giờ trở thành bệnh lý. Lý do của hiện tượng này là sau khi sinh, dạ dày trẻ còn nhỏ, nằm ngang nên thức ăn dễ trào ngược lên thực quản. Chỉ một số ít trong số trẻ này có tổn thương thực thể.

Để nhận biết trẻ bị nôn trớ sinh lý hay bệnh lý, cần căn cứ các dấu hiệu sau: Nếu bé dưới 6 tháng tuổi, một ngày bị trớ sữa vài lần nhưng vẫn vui vẻ, lên cân tốt, không bị khò khè tái đi tái lại… thì nhiều khả năng chỉ là trào ngược sinh lý. Nếu trẻ vẫn thường ọc sữa sau 1 tuổi, chậm lên cân, gầy gò, sợ ăn, khò khè, viêm phổi tái phát nhiều lần… thì nhiều khả năng trào ngược đã trở thành bệnh lý và có các biến chứng. Các biến chứng có thể thấy ngay là thực quản sẽ bị viêm với nhiều mức độ khác nhau. Hệ hô hấp cũng chịu hậu quả. Bé sẽ dễ bị ho, khò khè kéo dài mà không đáp ứng với các điều trị thông thường. Ngoài ra, trẻ bị bệnh trào ngược có thể bị mòn răng, viêm tai, viêm xoang, sụt cân, suy dinh dưỡng, nuôi chậm lớn và về lâu dài có thể đưa tới những rối loạn phát triển hành vi.

Bụng căng trướng, ợ hơi, chán ăn: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường có triệu chứng đầy bụng, trướng hơi. Bụng trẻ có dấu hiệu căng to và ợ hơi liên tục. Vì đầy hơi nên trẻ đánh hơi nhiều hơn, ngoài ra còn có biểu hiện miệng hôi.

Khi bị rối loạn tiêu hóa trẻ thường kém ăn, lười ăn do hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả nên khả năng hấp thu và tiêu hóa kém. Nhiều trẻ chỉ uống sữa và không chịu ăn cháo, cơm.

Rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột: Đây là nguyên nhân hay gặp ở trẻ em do sức đề kháng còn yếu, hệ vi sinh có lợi đường ruột chưa đủ mạnh để tạo thành hàng rào bảo vệ cho cơ thể. Trẻ thường bị rối loạn tiêu hóa sau khi uống sữa, ăn các thức ăn không đảm bảo vệ sinh hoặc sau khi bé bị viêm đường hô hấp với các triệu chứng như sổ mũi, ho, có đờm nhiều. Dịch đờm có chứa nhiều vi khuẩn, khi trẻ nuốt vào đường tiêu hóa, đặc biệt với những trẻ hệ vi sinh vật có lợi còn yếu thì rất dễ dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa. Biểu hiện thường gặp là trẻ tiêu chảy nhiều lần bất thường, phân thường kèm theo nhầy. Trường hợp nặng trẻ có thể đau bụng, sốt, phân có lẫn máu.

Tình trạng loạn khuẩn đường ruột cũng thường gặp sau khi trẻ dùng kháng sinh liều cao và kéo dài để trị các bệnh viêm họng, viêm amidan, viêm phổi… Khi đó kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh đồng thời tiêu diệt luôn cả vi khuẩn có lợi, dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Tình trạng suy dinh dưỡng, ăn uống không hợp lý, thay đổi thời tiết cũng có thể gây ra loạn khuẩn đường ruột ở trẻ nhỏ. Trường hợp loạn khuẩn đường ruột nặng, không được điều trị đúng, điều trị sớm, trẻ có thể bị mất nước, rối loạn điện giải, kiệt sức và suy dinh dưỡng.

Tiêu chảy: Khi trẻ đi tiêu ra phân lỏng như nước trên 3 lần một ngày thì được coi là tiêu chảy. Là một bệnh thông thường, trẻ bị tiêu chảy có thể do nhiễm virut gây bệnh đường ruột, do nhiễm ký sinh trùng hoặc vi khuẩn, do ăn phải thức ăn bị ôi thiu… Nếu bị tiêu chảy kéo dài dẫn đến mất nước, mất điện giải trầm trọng có thể dẫn tới tử vong nếu không được bù nước, bù điện giải kịp thời. Do đó, điều quan trọng nhất khi trẻ bị tiêu chảy là phải bù điện giải cho trẻ, tốt nhất bằng nước oresol và phải tuân thủ hướng dẫn pha oresol, cho trẻ uống đúng cách, uống từng ít một, uống liên tục và rải rác trong ngày. Còn nếu trẻ diễn tiến bệnh nặng hơn, tốt nhất hãy đưa trẻ đến bệnh viện.

 

Lời khuyên của thầy thuốc

Khi trẻ mắc các rối loạn tiêu hóa, cần cho trẻ ăn từ từ ít một. Tạo không khí vui vẻ để trẻ ăn ngon miệng. Khi trẻ không muốn ăn không nên ép, trẻ sẽ sợ. Trẻ nôn trớ nhiều có thể gây mất nước, mất điện giải như mất natri, clo và mệt mỏi. Cha mẹ cần theo dõi và đưa con tới bệnh viện nếu nôn nhiều kèm theo sốt mệt mỏi; nôn ói kèm theo co giật hoặc ngủ li bì; nôn ói nhiều lần trong 6 giờ… Nôn trớ cấp tính kèm theo sốt thì cần chú ý tới các bệnh đường tiêu hóa như nhiễm trùng dạ dày, ruột, ngộ độc thức ăn; viêm mũi, tai, viêm màng não… Trẻ bị tiêu chảy thì cần bổ sung oresol đúng cách. Cần đưa trẻ đi khám bệnh ngay khi bệnh kéo dài dai dẳng. Không tự ý cho trẻ dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

 

BS. Lê Anh

]]>