mùa xuân – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 19 Dec 2018 15:17:21 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png mùa xuân – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Dị ứng phấn hoa http://tapchisuckhoedoisong.com/di-ung-phan-hoa-17433/ Wed, 19 Dec 2018 15:17:21 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/di-ung-phan-hoa-17433/ [...]]]>

Cứ mỗi mùa xuân về, khi hoa cỏ trăm nhau đua nở, trong lúc những người khác được tận hưởng khí trời vui tươi và ấm áp của những ngày Tết rộn ràng, bạn lại khổ sở vì những triệu chứng quen thuộc: mắt chảy nước, mũi sụt sịt và những cơn hắt hơi ngoài tầm kiểm soát.

Khác với bệnh cảm thông thường, những triệu chứng này lặp đi lặp lại đều đặn hàng năm mỗi khi mùa xuân (hoặc mùa hè) chạm ngõ. Chúng chính là biểu hiện của các chứng dị ứng theo mùa, mà phổ biến nhất chính là dị ứng phấn hoa.

Nguyên nhân

Cứ vào một mùa nhất định trong năm, một số loài thực vật – bao gồm nhiều loại cây có hoa, cỏ, và cả cây gỗ lớn – phóng vào không khí vô số những hạt nhỏ và nhẹ gọi là phấn hoa. Đây là một phần của hiện tượng thụ phấn – cách thức tồn tại và sinh sản của những loài cây này.

Hơn 25 triệu người dân Mỹ bị dị ứng phấn hoa

 

Thống kê cho thấy hơn 25 triệu người dân Mỹ bị dị ứng phấn hoa. Một số người dị ứng đối với phấn của các loài hoa và cây gỗ, với các triệu chứng xuất hiện vào mùa xuân. Vài người khác chỉ bị dị ứng với cỏ, với các triệu chứng diễn ra vào mùa hè. Một số ít người có triệu chứng dị ứng đối với cỏ dại, thường chỉ xảy ra vào mùa thu.

Triệu chứng

Nếu một người bị dị ứng phấn hoa ra ngoài vào khoảng thời gian có nhiều phấn hoa trong tự nhiên, cơ thể của họ sẽ có những phản ứng khó chịu như thể bị xâm nhập bởi vật thể lạ. Hệ miễn dịch của họ sẽ sản sinh nhiều histamine để chống lại tình trạng đó. Khi đó, họ sẽ có những biểu hiện như sau:

– Ngứa rát cổ họng.

– Mắt chảy nước, ngứa và đỏ.

– Mũi sụt sịt hoặc chảy mũi bất thường.

– Hắt hơi.

– Khò khè hoặc khó thở.

– Các cơn ho liên tục.

Dị ứng phấn hoa

Điều trị

Tình trạng dị ứng phấn hoa cần được xem xét và chẩn đoán bởi bác sĩ. Các bác sĩ có chuyên môn về dị ứng sẽ thực hiện nhiều cuộc kiểm tra đánh giá dị ứng trên da bạn để xác định chính xác nguyên nhân gây dị ứng. Tùy vào tình trạng và mức độ dị ứng, sau đây là một vài biện pháp điều trị mà bác sĩ có thể chỉ định cho chúng ta:

Thuốc không kê đơn: các loại thuốc kháng histamine có tác dụng điều chỉnh lượng histamine được sản sinh trong cơ thể con người. Các loại thuốc thông mũi, thuốc xịt trị viêm mũi dị ứng có thể giúp gia giảm tình trạng nghẹt mũi, chảy mũi và một số triệu chứng khác.

Thuốc kê đơn: nếu những loại thuốc trên không hiệu quả, bác sĩ sẽ kê toa những loại thuốc chống dị ứng mạnh hơn. Một số loại thuốc trong đây có tác dụng kìm hãm quá trình sản sinh histamine gây dị ứng. Một số loại thuốc khác chuyên dụng để điều trị dị ứng do cỏ.

Tiêm thuốc: nếu việc uống thuốc không giúp gia giảm tình trạng dị ứng, bác sĩ có thể chỉ định việc tiêm thuốc với loại thuốc và liều lượng phù hợp với loại dị ứng mà bạn mắc phải.

 

Các loại cây an toàn với người bị dị ứng

Nếu trong nhà bạn có người bị dị ứng phấn hoa, hãy lưu ý điều này trong việc chưng hoa trong nhà hoặc bố trí thực vật trong sân vườn. Bạn nên ưu tiên những loài thực vật không sinh sản bằng hiện tượng thụ phấn, để mọi người trong gia đình có thể thưởng thức và thụ hưởng những ngày xuân vui tươi một cách trọn vẹn nhất.

Sau đây là một vài loại hoa và cây không thụ phấn và an toàn cho người bị dị ứng phấn hoa mà chúng ta có thể thoải mái chưng hoặc trồng trong vườn nhà mình:

Hoa: hoa hồng, thu hải đường, xương rồng, tulip, ông lão (clematis), nghệ tây, thủy tiên, phong lữ, ngọc trâm, móng tay, hoa diên vĩ (iris), huệ tây, dừa cạn, dạ yến thảo, xô đỏ, vân anh, cúc ngũ sắc…

Cây bụi: đỗ quyên, dâm bụt, cẩm tú cầu, cây hoàng dương (cần được cắt tỉa thường xuyên)…

Cỏ: giống cỏ St. Augustine.

ThS. PHAN NGUYỄN KHÁNH ĐAN

]]>
Phòng ngừa viêm kết mạc mùa xuân http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-ngua-viem-ket-mac-mua-xuan-14264/ Tue, 07 Aug 2018 05:28:17 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-ngua-viem-ket-mac-mua-xuan-14264/ [...]]]>

Bệnh viêm kết mạc mùa xuân xảy ra trên những bệnh nhân có cơ địa dị ứng, có thể có liên quan tới các tác nhân gây dị ứng bay trong không khí như phấn hoa, các loại bụi, lông thú vật, côn trùng, hoặc gió, ánh nắng, hoặc mỗi khi thay đổi thời tiết cũng là điều kiện làm xuất hiện bệnh dị ứng. Bệnh thường tái phát theo mùa và hay bị vào mùa xuân.

Ai dễ mắc viêm kết mạc mùa xuân?

Viêm kết mạc mùa xuân là một bệnh do dị ứng ở mắt và hay tái phát. Bệnh không lây nhưng lại có yếu tố di truyền, thường xảy ra ở những người có cơ địa dị ứng. Bệnh gặp nhiều nhất ở trẻ em từ 5 – 20 tuổi, tần suất cao nhất là 13 tuổi, xảy ra ở những vùng có 4 mùa rõ rệt.

 

 

Khi bị đỏ mắt, ngứa mắt, cần đến bác sĩ chuyên khoa khám và điều trị theo chỉ định. Ảnh: K.H

Khi bị đỏ mắt, ngứa mắt, cần đến bác sĩ chuyên khoa khám và điều trị theo chỉ định. Ảnh: K.H

Có rất nhiều loại dị ứng nguyên nhưng tùy thuộc vào cơ địa của từng người và có thể dị ứng với một hoặc nhiều dị ứng nguyên đã nêu trên. Mỗi người chịu sự tác động của các dị ứng nguyên khác nhau. Cho nên việc theo dõi và phát hiện người bệnh dị ứng với loại dị ứng nguyên nào là điều quan trọng để phòng và chữa bệnh. Vào mùa xuân, lượng phấn hoa khuếch tán nhiều trong không khí là yếu tố thuận lợi làm tăng tỷ lệ mắc bệnh, nhất là những người sống ở vùng rừng núi, nơi có khí hậu ẩm ướt, thảm thực vật phong phú, người trồng hoa, nuôi ong mật,… Khi đã có biểu hiện của dị ứng phải ngừng ngay tiếp xúc hoặc tránh tối đa sự tiếp xúc với dị ứng nguyên.

Biểu hiện của bệnh

Triệu chứng đầu tiên của người bệnh viêm kết mạc mùa xuân là ngứa và đỏ cả hai mắt. Ngứa ngáy khiến người bệnh muốn dụi mắt, càng dụi, ngứa càng tăng, kèm theo cộm mắt và chảy nước mắt nhiều. Khi đó bệnh nhân chói mắt (nhạy cảm với ánh sáng). Ngứa sẽ càng tăng khi tiếp xúc với gió, bụi, ánh sáng và thay đổi thời tiết. Một số bệnh nhân than phiền về việc chảy ghèn cục, ghèn nhầy. Mắt bệnh nhân đỏ, phù nề mi và kết mạc. Phía trong mi mắt có những nhú gai (nốt) màu đỏ lớn, đường kính trên 1mm nằm sát nhau, có hình dáng như được lát một lớp sỏi, nhú gai có mạch máu ở đỉnh, hoặc những nốt màu trắng như sữa ở gần tròng đen.

Lúc đầu có thể bệnh viêm kết mạc mùa xuân chưa làm ảnh hưởng đến thị lực. Giai đoạn sau của bệnh có thể thấy tổn thương điển hình của viêm kết mạc mùa xuân trên kết mạc sụn mi trên của người bệnh. Nếu người bệnh dụi mắt gây tổn thương giác mạc hoặc nhỏ thuốc không có chỉ định của bác sĩ khiến tổn thương giác mạc, thị lực sẽ giảm sút tùy thuộc vào mức độ tổn thương, gây khó khăn trong sinh hoạt. Nếu bệnh nhân không khám, điều trị kịp thời theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, bệnh viêm kết mạc sẽ nặng lên, sinh ra nhiều biểu hiện khác ngoài kết mạc. Từ viêm kết mạc có thể phát triển thành bệnh viêm giác mạc, làm giảm thị lực, có thể gây mù lòa.

Đa số khi đi khám, bác sĩ chẩn đoán thường chỉ dựa vào hỏi bệnh và lâm sàng, không  cần xét nghiệm. Tuy nhiên, dấu hiệu của bệnh cũng gần với một số bệnh ở mắt, nên bệnh viêm kết mạc mùa xuân dễ bị nhầm với một số bệnh khác như: viêm bờ mi cơ địa, viêm kết mạc do Chlamydia hoặc virut, viêm củng mạc và thượng củng mạc, viêm giác mạc rìa do tụ cầu, Pemphigoide mắt.

Tự ý dùng thuốc chữa viêm kết mạc mùa xuân, dễ gặp nguy hiểm

Do nguyên nhân và phát triển trên cơ địa bệnh nhân dị ứng, nên để điều trị được bệnh viêm kết mạc mùa xuân, cũng giống như các bệnh dị ứng khác, cần phải tìm ra dị nguyên gây ra dị ứng. Nếu tìm được dị nguyên và tránh tiếp xúc với dị nguyên thì sẽ hạn chế được bệnh và sẽ không tái phát.

Thông thường, bệnh nhân được khám và chỉ định dùng thuốc chống dị ứng, thuốc chống viêm nếu thấy thực sự cần thiết và tùy thuộc tình trạng bệnh nhân có những đợt viêm cấp tăng lên do thời tiết hoặc dị ứng nguyên. Có nhiều loại thuốc chống dị ứng, nhưng tùy từng trường hợp mà bác sĩ cho bệnh nhân dùng thuốc phù hợp. Điều dáng nói là người bệnh phải tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ và người bệnh phải được theo dõi, tái khám theo đúng hẹn. Hơn nữa đây là một bệnh hay tái phát nên cần cẩn thận. Khi bị tái phát, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý dùng lại đơn thuốc cũ, vì nếu cứ sử dụng mãi một loại thuốc sẽ dễ nhờn thuốc, gây những tác dụng phụ ở mắt.

Một thực tế đáng lo ngại hiện nay là thói quen tự dùng thuốc của người bệnh. Khi bị viêm kết mạc dị ứng, bệnh nhân tự mua các thuốc chống viêm và sử dụng kéo dài không có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Rất nguy hiểm khi trong số các thuốc chống viêm đó là các chế phẩm có corticoid. Đó là những thuốc dễ gây các tác dụng phụ nguy hiểm như: tăng nhãn áp, đục thể thủy tinh,… có thể dẫn đến mù mắt khi người bệnh còn rất trẻ.

Các lưu ý trong phòng bệnh

Điều quan trọng để phòng viêm kết mạc mùa xuân là hạn chế tác nhân gây dị ứng. Những người có cơ địa dị ứng cần tránh tiếp xúc với dị nguyên đó. Nếu như dị ứng với phấn hoa, bụi thì cần phải đeo kính mắt, đeo khẩu trang; không nên trồng, cắm hoa quanh nhà; khi dọn vệ sinh nhà cửa cần có phương tiện bảo hộ che chắn bụi… Khi bị bụi, phấn hoa bay vào mắt, nếu ngứa mắt khó chịu, người bệnh có thể đắp gạc lạnh hay nước đá cho bớt ngứa. Người bệnh không nên dụi mắt khi ngứa và cần phải rửa sạch mặt và vệ sinh mắt bằng cách nhỏ nước muối sinh lý 0,9% sau mỗi lần đi ngoài đường về. Sau đó đến bác sĩ chuyên khoa mắt điều trị.

BS. Hiền Thu

]]>
Bảo vệ đôi mắt trong mùa xuân http://tapchisuckhoedoisong.com/bao-ve-doi-mat-trong-mua-xuan-13743/ Sun, 05 Aug 2018 05:32:52 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bao-ve-doi-mat-trong-mua-xuan-13743/ [...]]]>

Mùa xuân – độ ẩm cao, nhiệt độ trong ngày dao động mạnh từ 8-10 độ, mật độ các dị nguyên trong không khí (phấn hoa, bụi, mốc, vi nấm) cao lên gấp bội so với các mùa khác trong năm. Những người có cơ địa dị ứng sẽ khổ sở vì thời tiết này. Với chuyên ngành mắt thì các bệnh nhân đến khám vì viêm kết mạc dị ứng các loại, các sang chấn mắt do côn trùng cũng tăng đột biến.

Đau mắt do côn trùng

Mùa xuân là mùa hoa nở kéo theo sự sinh sôi của sâu bọ, côn trùng có cánh. Những tai nạn của các bác nông dân, người làm vườn, người điều khiển giao thông ban đêm do côn trùng không phải là hiếm. Nhẹ thì gây xây xước cho lòng đen (giác mạc) hoặc găm vào kết mạc, giác mạc khiến người bệnh phải đến ngay các cơ sở y tế để lấy côn trùng hoặc các bộ phận của chúng. Nặng hơn một chút là các dịch tiết của chúng gây sưng phù mi, kết mạc dữ dội khiến người bệnh hoảng sợ cũng phải đến khám ngay. Đáng sợ nhất là lông côn trùng có độ cứng cao, số lượng nhiều găm chi chít vào lòng đen với độ sâu khác nhau, có khi chui cả vào trong lòng nhãn cầu (tiền phòng). Dạng tổn thương này gây phiền toái cho cả bệnh nhân và thầy thuốc. Bệnh nhân bị kích thích dữ dội: chảy nước mắt liên tục, đỏ mắt, sợ sáng, khả năng giảm thị lực nhiều. Thuốc dùng cho những trường hợp này chỉ có kết quả cầm chừng, chủ yếu là tự cơ thể bệnh nhân sẽ bài loại các lông côn trùng ra ngoài. Tỷ lệ viêm giác mạc dai dẳng, sẹo giác mạc và giảm thị lực không phải là nhỏ.

 

bảo vệ đôi mắt trong mùa xuân

 

Thế nhưng việc đề phòng tai nạn lại là công việc của mỗi người khi phải đi ra đường ban đêm, khi lao động. Chỉ đơn giản là đeo kính sẽ giúp ta hạn chế tối đa tai nạn do côn trùng, nếu không may xảy ra cũng nhẹ nhàng hơn nhiều so với ta không có gì che chắn con mắt. Khi bị vật gì đó bay vào mắt, nên rửa mắt bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý 0,9%, không day dụi và đến ngay cơ sở y tế.

Đau mắt do mùa dị ứng

Viêm kết mạc theo mùa: viêm kết mạc dị ứng có xu hướng song hành với viêm mũi dị ứng, đặc biệt với nhóm bệnh nhân dị ứng phấn hoa – tới 95%. Các dị nguyên trong không khí cao lên nhiều vào mùa xuân: phấn hoa, cỏ khô, lông và phấn của côn trùng. Hiển nhiên là chúng sẽ khơi mào cho các viêm nhiễm dị ứng tại đường thở và tại mắt. Đường hô hấp với cấu trúc màng nhầy và thần kinh phong phú là mục tiêu tấn công của các viêm nhiễm dị ứng. Khi tiếp xúc với dị nguyên, người bệnh sẽ xuất hiện nhanh chóng các triệu chứng: sưng phù mi – kết mạc, ngứa mắt, đỏ mắt, ra gỉ mắt dạng keo nhày. Không cần xét nghiệm nhiều, giới chuyên môn thường nói “ ngứa mắt – dị ứng”.

Bệnh có tính chất thời vụ và điều trị không phức tạp lắm. Chườm lạnh tại chỗ làm bệnh nhân dễ chịu rõ rệt. Các thuốc tra nhỏ mắt như thuốc co mạch tại chỗ làm giảm sưng đỏ mắt nhanh, nước mắt nhân tạo hoặc nước muối sinh lý để rửa trôi dị nguyên và an dịu mắt, các thuốc kháng histamine và ổn định dưỡng bào dạng nhỏ mắt thường có tác dụng rất tốt.

Viêm kết giác mạc mùa xuân: tên của bệnh nghe có vẻ lãng mạn thế nhưng những phiền toái mà bệnh gây nên cho cả bệnh nhân và thầy thuốc lại không hề “lãng mạn” như vậy. Bệnh phần lớn xảy ra ở thiếu niên nam, có xu hướng tái phát theo chu kỳ xuân-hè, ảnh hưởng rất lớn đến học tập của các cháu, gây phiền muộn cho các bậc phụ huynh. Triệu chứng cơ bản là ngứa, càng gãi, càng day dụi thì càng thích. Mắt không đỏ nhiều, ra gỉ mắt dạng keo ở mức độ vừa phải. Ở dạng có tổn thương giác mạc, trẻ sẽ có cảm giác nóng rát, sợ sáng và chảy nước mắt liên tục.

Các thuốc chống viêm dạng không có steroid, thuốc ổn định dưỡng bào, nước mắt nhân tạo các loại chỉ đem lại dễ chịu cho bệnh nhân phần nào. Những cơn kịch phát chỉ chịu lui giảm nhanh khi gặp vũ khí mạnh – corticosteroid. Sự nôn nóng của người bệnh thúc ép các bác sĩ phải dùng vũ khí trên hoặc bản thân họ tự mua dùng sẽ kèm theo hệ lụy: biến chứng do dùng cortizol kéo dài mà nghe thấy ai cũng phải sợ: glôcôm, loét và hoại tử giác mạc do bội nhiễm nấm – vi khuẩn – herpes, đục thể thuỷ tinh…

Chườm lạnh sẽ làm bệnh nhân dịu được cơn ngứa, tránh day dụi tối đa; để tránh khô mắt, dùng nước mắt nhân tạo không bao giờ là thừa, tốt nhất là loại không có chất bảo quản. Các thuốc ổn định dưỡng bào và các chế phẩm steroid nên được dùng xen kẽ với nhau. Steroid được khuyên dùng trong cơn kịch phát, liều cao trong 5-7 ngày rồi dừng, sau đó thay thế bằng các thuốc kháng histamine tại chỗ – ổn định dưỡng bào hoặc chống viêm không có steroid.

Nhiều người được các nhà dị ứng học cho điều trị bằng phương pháp giải mẫn cảm đặc hiệu. Thế nhưng, hiệu quả của phương pháp này vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi. Có lẽ vấn đề là ở chỗ chúng ta có đến vài trăm loại dị nguyên nên việc xác định loại dị nguyên nào gây bệnh để rồi điều trị giải mẫn cảm có vẻ là điều không đơn giản. May thay bệnh có xu hướng thuyên giảm và khỏi hẳn trước tuổi 25, tuổi mà người ta hoàn chỉnh về mọi mặt. Điều trị bằng áp lạnh, xạ trị liều thấp, phẫu thuật có những chỉ định đặc thù. Các chế phẩm hoá dược mới: cyclosporine A, tacrolimus, kháng thể kháng IgE – kháng cytokine cũng làm tiên lượng của bệnh ngày càng sáng sủa hơn.

Viêm kết mạc – giác mạc kiểu atopi: đây là bệnh hiếm gặp. Các trường hợp điển hình xảy ra trên bệnh nhân bị viêm da dị ứng: viêm da vùng cổ bên, mặt duỗi của tay, các nếp gấp tự nhiên. Thêm nữa, bản thân bệnh nhân hoặc thân nhân đã từng bị hoặc đang bị hen, viêm mũi dị ứng. Các dấu hiệu lâm sàng không mang tính đặc trưng cao: không có hoặc có ít cơn kịch phát, nhú gai trung bình và lan toả cả kết mạc mi trên và mi dưới, phù kết mạc mạnh và tân mạch giác mạc. Lâu dài, bệnh thường gây ra sẹo kết mạc hoặc dính mi cầu. Sẹo giác mạc gây giảm thị lực rất hay gặp, nhất là nếu bệnh nhân bị viêm nhiễm phối hợp do herpes hoặc cầu khuẩn. Điều trị bệnh rất khó khăn do tỷ lệ phụ thuộc vào cortizol rất cao. Các thuốc kháng histamin dạng uống có thể dùng nếu bệnh nhân ngứa nhiều.

 

Khi bị vật gì đó bay vào mắt, nên rửa mắt bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý 0,9%Khi bị vật gì đó bay vào mắt, nên rửa mắt bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý 0,9%, không day dụi và đến ngay cơ sở y tế để khám và chữa trị.

 

Cách xử lý chung vấn đề về mắt trong mùa xuân

Dị ứng nói chung và các viêm nhiễm do dị ứng tại mắt nói riêng là một vấn đề sức khoẻ toàn cầu. Tự bảo vệ mình trước những dị nguyên, uống nhiều nước, uống vitamin C thường xuyên là cách thức phòng hộ cá nhân tốt nhất trước khi y học có những phương pháp điều trị hoàn hảo hơn. Tất nhiên với kiểu viêm đặc hiệu, khi đã biết rõ kháng dị nguyên thì chúng ta cần tránh tiếp xúc tối đa với dị nguyên đó. Một loạt các yếu tố vệ sinh hoàn cảnh cũng được khuyến cáo đối với bệnh nhân dị ứng: thông khí tốt, độ ẩm thích hợp khoảng 50%, nhiệt độ môi trường tối ưu: 16-18 độ C, chống bụi – nấm – mốc trong nhà… Chườm lạnh mi trong cơn ngứa có thể làm giảm ngứa – giảm viêm  rất nhiều, tránh day dụi nhiều vì có thể gây trầy xước giác mạc.

Nước mắt nhân tạo hay huyết thanh sinh lý, các chất bôi trơn bề mặt được khuyên dùng một cách có hệ thống bởi như đã nói ở trên: chúng làm giảm nồng độ dị nguyên tại mắt, giảm cọ sát cơ giới… những tiền tố của quá trình viêm dị ứng.

ThS. BS. Hoàng Cương

]]>
Bệnh da mùa xuân ở trẻ em http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-da-mua-xuan-o-tre-em-10671/ Wed, 25 Jul 2018 07:57:41 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-da-mua-xuan-o-tre-em-10671/ [...]]]>

Nguyên nhân gây bệnh da mùa xuân ở trẻ em

Sự thay đổi thời tiết và dinh dưỡng ảnh hưởng đáng kể đến làn da trẻ em. Vào mùa xuân, không khí vẫn còn khô do vậy da trẻ trở nên khô, dễ bong vảy, hoặc ngứa nhiều… Vì vậy, bệnh da mùa xuân ởtrẻ em không thể xem nhẹ.

Nguyên nhân dinh dưỡng gây bệnh da mùa xuân ở trẻ em

Thiếu kẽm

Viêm da đầu chi nặng do dạ dày-ruột ở trẻ nhũ nhi: bệnh di truyền hiếm gặp do không có khả năng hấp thu đủ kẽm trong chế độ ăn vì thiếu gene SLC39A4 vận chuyển kẽm đặc hiệu trong ruột. Triệu chứng đầu tiên xuất hiện trong vài tháng đầu đời, thường sau lúc cai sữa mẹ chuyển sang sữa công thức. Da trẻ nổi lên những mụn nước dạng chàm hóa, khô, đóng vảy hoặc dạng vảy nến, phân bố đối xứng ở những vùng quanh hốc mắt, đầu chi, vùng hội âm và trên cằm, đầu gối, và khuỷu. Tóc thường đổi màu hung đỏ bất thường và dễ bị rụng là đặc điểm của bệnh. Rối loạn ở mắt cũng xảy ra như sợ ánh sáng, viêm kết mạc, viêm mi mắt, và loạn sản giác mạc.

 

benh-da-mua-xuan-o-tre-em

 

Các dấu hiệu khác gồm có: tiêu chảy kéo dài, viêm miệng, viêm lưỡi, viêm quanh móng, loạn dưỡng móng. Những trẻ này dễ bị kích thích, các vết thương ngoài da chậm lành, hoặc bị nhiễm trùng tái phát, hoặc bội nhiễm nấm Candidas albicans.

Do chức năng tế bào bạch huyết và loại thải gốc tự do bị tổn thương, nếu không điều trị bệnh sẽ thành mãn tính diễn tiến từng đợt cách quãng. Có những trường hợp bệnh biểu hiện ngoài da không nặng trẻ lại bị tình trạng chậm tăng trưởng và chậm phát triển rõ.

Chẩn đoán bệnh dựa trên tập hợp những triệu chứng lâm sàng và đo nồng độ kẽm trong máu thấp. Thay đổi tế bào học trên da không đặc hiệu gồm lớp thượng bì bị á sừng hóa, nhợt nhạt. Sự đa dạng của biểu hiện lâm sàng có nguyên nhân do kẽm có vai trò trong nhiều con đường chuyển hóa khác nhau, như: chuyển hóa đồng, protein, acid béo thiết yếu, các prolandin và tổng hợp nhiều enzyme kim loại.

Điều trị bằng hợp chất kẽm với liều 50mg sulfate kẽm, acetate hoặc gluconate hàng ngày cho trẻ nhũ nhi, tăng liều lên 150mg hàng ngày đối với trẻ lớn hơn. Cần thiết phải theo dõi nồng độ kẽm trong máu để điều chỉnh liều thích hợp cho từng trường hợp. Điều trị kẽm có tác dụng làm mất nhanh các triệu chứng ở những bệnh nhân thiếu kẽm thứ phát như: do nuôi dưỡng hoàn toàn qua đường tĩnh mạch mà không bổ sung kẽm, hội chứng kém hấp thu mãn, hoặc ở trẻ bú mẹ có nồng độ kẽm trong máu thấp và những trẻ đang bị bệnh.

Thiếu acid béo thiết yếu

Với chế độ ăn thiếu chất béo, trẻ bị viêm da bong vảy toàn thân gồm hồng ban mảng dày, bong vảy. Gây bệnh thực nghiệm trên động vật bằng cách cho ăn chế độ ăn không béo. Trên người ghi nhận trên bệnh nhân bị kém hấp thu nặng mãn tính trong hội chứng ruột ngắn hoặc chế độ ăn không chất béo hoặc nuôi dưỡng tĩnh mạch toàn phần không chất béo. Thiếu linoleic acid và arachidonic acid có sự hiện diện những chất chuyển hóa bất thường 5,8,11 – acid eicosatrienoic trong huyết tương. Chẩn đoán bệnh dựa vào sự thay đổi trong tỉ lệ triene và tetraene.

Những biểu hiện khác của tình trạng thiếu acid béo thiết yếu là rụng tóc, giảm tiểu cầu và chậm lớn. Quan sát da trên kính hiển vi thấy những vết nứt trên lớp sừng ở da gây tăng mất nước qua lớp thượng bì. Điều trị bằng bôi tại chỗ thuốc acid linoleic và dinh dưỡng thích hợp có thể cải thiện biểu hiện lâm sàng và thay đổi sinh hóa.

Bệnh suy dinh dưỡng phù

Trong thời gian cai sữa chuyển sang chế độ ăn đặc không thích hợp, trẻ dễ bị thiếu protein nặng và cạn kiệt acid amino thiết yếu mặc dù được nuôi dưỡng với chế độ ăn mà khối lượng thức ăn nhiều nhưng mất cân bằng về các chất vẫn có thể dẫn đến suy dinh dưỡng. Da trẻ lúc này có màu đỏ nâu và bong vảy lan tỏa, nặng hơn da bị trợt và nứt nẻ. Tổn thương gặp ở những vùng da tiếp xúc ánh sáng mặt trời như bàn chân và mu bàn tay. Móng tay chân trở nên mỏng và mềm hơn, tóc thưa thớt, sợi mỏng và bạc màu. Đôi khi có dấu hiệu lá cờ gồm những dải màu nhạt, đậm xen kẽ phản ánh thời kỳ dinh dưỡng thích hợp và không thích hợp. Tổn thương da gần giống viêm da đầu chi do dạ dày ruột. Đo nồng độ kẽm trong máu thấy thấp và trong một số trường hợp tổn thương da lành nhanh khi bổ sung kẽm.

Thiếu vitamin A

Vitamin A là sinh tố tan trong dầu có sẵn trong các thực phẩm gốc động vật (sữa, lòng đỏ trứng, gan) và được tạo thành trong cơ thể từ sắc tố b carotene có trong rau củ như: rau ngót, rau dền, cà rốt, đu đủ, khoai lang… có vai trò thiết yếu trong tăng trưởng, nhìn trong bóng mờ và các mô cơ, biểu hiện đầu tiên là mắt bị quáng gà. Thay đổi ở da gồm khô da niêm, dày sừng và tăng sản thượng bì, đặc biệt ở lớp sừng nang lông và tuyến bã. Trường hợp nặng da bị bong vảy.

Mùa xuân, các bậc phụ huynh cần lưu ý duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng cho trẻ. Đầy đủ khoáng chất và sinh tố không những có vai trò quan trọng trong sự phát triển và tăng cường sức khỏe cho trẻ mà còn có tác dụng gìn giữ làn da trẻ khỏe mạnh và ngăn ngừa các bệnh da ở trẻ.

Các bệnh khác dẫn tới bệnh da mùa xuân ở trẻ em

Bệnh xơ hóa nang

Là bệnh di truyền tác động tới các tuyến ngoại tiết gồm các tuyến tiết chất nhầy, tiết mồ hôi và tuyến khác. Suy dinh dưỡng thiếu năng lượng gặp trong 5 – 10% số bệnh nhân bị bệnh này. Hồng ban có thể xuất hiện từ khi trẻ 6 tháng tuổi. Đầu tiên da tróc vảy, hồng ban nổi quanh miệng, vùng hội âm và tứ chi. Rụng tóc có thể xảy ra nhưng niêm mạc và móng không bị ảnh hưởng.

Bệnh Pellagra

Chế độ ăn thiếu acid nicotinide (một vitamin nhóm B) làm trẻ hay bị phù, da nổi hồng ban vùng mặt, cổ, và mu bàn tay, cánh tay, bàn chân và có cảm giác nóng rát khi tiếp xúc ánh sáng mặt trời. Những tổn thương này có thể khởi phát khi da bị phỏng, đè ép, chà xát và viêm. Sau đó xuất hiện hồng ban hình cánh bướm trên mặt và viêm da quanh cổ, mụn nước dày, vỡ và tăng sắc tố. Nhiễm trùng da có thể xảy ra nhưng hiếm khi nặng. Bệnh cũng có thể gặp ở trẻ thiếu dinh dưỡng hoặc kém hấp thu niacin và hoặc tryptophan. Điều trị chủ yếu bằng bổ sung nicotimide và tránh ánh sáng mặt trời.

Bệnh Scurvey

Do thiếu vitamin C gây ra do chế độ ăn uống không có trái cây hoặc rau tươi, hoặc ăn uống không đầy đủ. Da bị dày sừng nang lông. Lông tóc bị quăn lại ở vùng trên cánh tay, lưng, mông và chi dưới. Những đặc điểm khác là hồng ban quanh nang lông và xuất huyết, đặc biệt trên cẳng chân có khuynh hướng lan rộng. Miệng bị viêm sưng, nướu bị sưng đỏ. Điều trị thử bằng vitamin C là phương pháp tốt nhất giúp chẩn đoán bệnh.

 

 

(báo SKDS cuối tuần)

]]>
Lợi thế sức khỏe khi trẻ sinh vào mùa xuân http://tapchisuckhoedoisong.com/loi-the-suc-khoe-khi-tre-sinh-vao-mua-xuan-8677/ Sun, 22 Jul 2018 03:26:04 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/loi-the-suc-khoe-khi-tre-sinh-vao-mua-xuan-8677/ [...]]]>

Không có tháng tốt nhất hoặc xấu nhất cho một đứa trẻ được sinh ra nhưng mỗi mùa dường như có những mối liên quan đến sức khỏe và tính cách của trẻ. Vậy với mùa xuân, trẻ sinh ra thường phải đối diện với nguy cơ nào về sức khỏe thể lực và tâm thần?

Lạc quan hơn

Trẻ sinh vào mùa xuân có thể sẽ phát triển thành những đứa trẻ và người lớn lạc quan. Trong một nghiên cứu nhỏ được đăng trên Tạp chí rối loạn tình cảm, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng sự tăng xúc cảm (có nghĩa tích cực) phổ biến hơn ở những người sinh ra vào mùa xuân và mùa thu. Trong khi đó, những người sinh ra vào mùa hè và mùa đông nhiều khả năng có tính khí trầm hơn. Nguyên nhân có thể do các chất dẫn truyền thần kinh dopamine và serotonin (các chất này được cho là tránh khỏi chứng trầm cảm) ở những người sinh ra vào mùa xuân cao hơn. Sự lạc quan này không chỉ khiến cuộc sống của họ vui vẻ mà còn có lợi cho sức khỏe tổng thể như có lợi cho tim, huyết áp…

Nguy cơ mắc hen suyễn thấp hơn

Một nghiên cứu năm 2015 của Trường đại học Columbia (New York) cho biết, tỷ lệ hen suyễn cao nhất xảy ra ở những người sinh vào tháng 7, tháng 8, tháng 9, tháng 10 hàng năm và thấp hơn vào những thời điểm khác, bao gồm cả mùa xuân. Nguyên cứu này đã xem xét hồ sơ y tế từ Trung tâm Y tế Đại học Presbyterian, New York trong một thời gian 100 năm và phát hiện nguyên nhân gây ra là do nhiệt độ và độ ẩm cao vào tháng 9 đã làm bùng phát bụi, bọ chét. Nếu trẻ được sinh ra vào những tháng nguy cơ cao này sẽ chịu ảnh hưởng của môi trường nhiều bụi, bọ chét có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ miễn dịch, đặc biệt trong hai tháng đầu đời.

 

Trẻ sinh vào mùa xuân ít mắc chứng ADHD.

Trẻ sinh vào mùa xuân ít mắc chứng ADHD.

Ít mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

ADHD có khuynh hướng gặp nhiều ở trẻ sinh vào cuối năm và ít hơn trong số những trẻ sinh vào mùa xuân. Tuy nhiên, điều này cũng cần xem xét thêm vì những trẻ nhỏ tuổi nhất được sinh vào tháng 11 và tháng 12 trong một lớp học có thể nghịch ngợm, hiếu động hơn, ít tập trung hơn so với những bạn sinh tháng 1-2 cùng năm nên có thể dẫn đến việc chẩn đoán ADHD cao hơn. Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng đây có thể chỉ là một hiện tượng văn hóa chứ không liên quan đến vấn đề môi trường.

Dễ trở thành nhà lãnh đạo

Theo một nghiên cứu của Đại học British Columbia, Mỹ khảo sát từ 375 CEO của các tập đoàn lớn thì tháng 3 và tháng 4 là những tháng tốt để nuôi các nhà lãnh đạo tương lai nên những trẻ sinh vào các tháng này dễ trở thành nhà lãnh đạo hơn. Trong một nghiên cứu khác từ CEO của 500 công ty có vốn hóa thị trường lớn nhất thì 12,53% được sinh ra vào tháng 3 và 10,67% trong tháng 4, so với chỉ 6,3% trong tháng 6 và 5,87% trong tháng 7. Nguyên nhân được lý giải do những trẻ này thường là người lớn nhất trong lớp nên phát triển mạnh mẽ hơn, chín chắn hơn, hiểu biết hơn, nhận được sự chú ý nhiều hơn và điều này đã theo suốt cuộc đời họ, hướng họ đến thành công.

Nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn

Nguy cơ mắc bệnh tim ở những trẻ sinh vào mùa xuân, đặc biệt trong tháng 3 thường cao hơn so với trẻ sinh vào các mùa khác trong năm do phơi nhiễm với một số yếu tố môi trường đặc thù gây hại cho tim nhưng có thể dẫn đến hậu quả lâu dài. Những bệnh tim mà trẻ sinh mùa xuân thường mắc phải là rung tâm nhĩ (một loại nhịp tim bất thường), suy tim sung huyết. Tuy nhiên, nhận định này chưa được thực hiện ở phạm vi nghiên cứu rộng hơn nên cần có những nghiên cứu khác liên quan để có kết luận rõ ràng hơn.

Dễ mắc chứng đa xơ cứng

Những người sinh vào mùa xuân có tỷ lệ cao phát triển chứng đa xơ cứng (MS) khi trưởng thành cao hơn các mùa khác trong năm. Tỷ lệ này còn cao hơn nữa ở những vùng có số người mắc MS cao và đang có xu hướng lan rộng, cụ thể là các địa điểm xa xích đạo. Giải thích hiện tượng này, các nhà khoa học cho rằng, những trẻ sinh trong thời điểm này có thể có một loại tế bào miễn dịch gây hại liên quan đến MS cao hơn. Ngoài ra, nồng độ vitamin D trong máu thấp ở những trẻ này cũng có thể là một yếu tố khác ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh.

Mùa sinh của trẻ gắn liền với môi trường, khí hậu mà trẻ tiếp xúc ngay khi chào đời nên sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này. Tuy nhiên, mức độ liên quan có thể không đáng kể so với các yếu tố khác như chế độ ăn uống và tập thể dục nhưng cha mẹ trẻ cũng cần có cái nhìn toàn diện ảnh hưởng đến quá trình lớn lên của trẻ để không bỏ sót nguy cơ và giúp trẻ khỏe mạnh khi trưởng thành.

Lê Mỹ Giang

(Theo Health.com)

]]>
Mùa xuân của mẹ http://tapchisuckhoedoisong.com/mua-xuan-cua-me-8661/ Sun, 22 Jul 2018 03:24:25 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/mua-xuan-cua-me-8661/ [...]]]>

Sinh ra từ “cát bụi”

 

Sự xuất hiện của hormon FSH (Follicle Stimulating Hormone) đã kích thích tế bào trứng trưởng thành và phóng thích ra khỏi buồng trứng để gặp tinh trùng. Sự kết hợp của hai tế bào sinh sản tạo thành hợp tử, sau 30 giờ, sự phân chia đã diễn ra theo cấp số nhân, noãn bào vừa vận động vừa phát triển, nhờ có nhu động và nhung mao của ống dẫn trứng nhẹ nhàng dẫn đưa mầm sống vào tử cung người mẹ trong khoảng 5 – 7 ngày.

Khi vào đến buồng tử cung, phôi thai được cắm rễ, bám chặt vào lớp niêm mạc, sự kết nối đầu tiên được thiết lập. Một loại hormon HCG (Human Chorionic Gonadotropin) được sản xuất từ tế bào nhau thai giúp cho sự phát triển của phôi thai được tốt hơn. Với 3 lớp tế bào gồm: nội bì, trung bì và ngoại bì, phôi bắt đầu phát triển, biệt hóa dần thành các cơ quan, bộ phận khác nhau của cơ thể.

Do có sự thay đổi nồng độ hormon progesteron và estrogen, tín hiệu “đèn đỏ” hằng tháng biến mất. Tuy nhiên ở một số trường hợp có ra một ít “máu báo” vì lúc này phôi thai đang bám rễ một cách chắc chắn vào thành trong lòng tử cung, dấu hiệu này có thể làm một số người lầm tưởng là hành kinh sau khi bị trễ chu kỳ. Trong cơ thể người mẹ đã xuất hiện một nhân tố mới, ít nhiều gây một số phản ứng tự nhiên, thường gọi là ốm nghén.

Bước vào giai đoạn 2 của thai kỳ, bánh nhau thai đã sản xuất hormon progesterone và estriol để duy trì sự tồn tại, phát triển của thai nhi. Cơ thể mẹ đã dần thích nghi, các triệu chứng nghén đã giảm đi. Thai nhi bắt đầu phát triển với tốc độ khá nhanh.

Khoảng tháng thứ 6, thai nhi đã đầy đủ các bộ phận, người mẹ đã có thể cảm nhận được những cử động của thai nhi.

Những tháng cuối của thai kỳ, tuyến thượng thận của thai nhi bắt đầu sản xuất ra các hormon androgen và estrogen, các hormon này kích thích hormon prolactin, tuyến sữa phát triển, có sữa non và sữa mẹ để nuôi dưỡng bé sau này.

Thai nhi cũng bắt đầu bài tiết nước tiểu, đồng thời bé cũng nuốt lại một phần nước ối. Các chất thải cũng đang được tích lũy trong ruột của bé bao gồm các tế bào thải ra từ ruột, các tế bào da chết kể cả lông măng của bé rụng đi, tất cả được tạo thành phân su của bé và sẽ thải ra ngoài trong lần đi tiêu đầu tiên sau khi chào đời.

Trong thời gian chuyển dạ, ối đã vỡ, áp lực buồng tử cung và phần cổ tử cung có sự chênh lệch, đầu thai nhi thường xuất hiện một bướu huyết thanh, các xương hộp sọ có sự dồn, chồng để thu nhỏ đường kính, vì vậy em bé mới sinh có thể có một cái đầu không được tròn trịa, hiện tượng này sẽ nhanh chóng mất đi vài ngày sau khi bé chào đời.

Do dư lượng của hormon người mẹ, bộ phận sinh dục ngoài của trẻ sơ sinh có thể to hơn bình thường, vú có một ít sữa non hoặc vài giọt máu rỉ ra từ bộ phận sinh dục cũng là điều dễ hiểu và sẽ mất đi nhanh chóng.

Những bằng chứng về sự hiện diện của phôi thai

Xét nghiệm HCG dương tính là khẳng định sự có mặt của phôi thai trong cơ thể người mẹ, nồng độ chất này ở trong máu sẽ cao hơn trong nước tiểu. HCG cũng là nguyên nhân gây nên các triệu chứng ốm nghén với nhiều biểu hiện khác nhau như mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn, chán ăn hoặc thèm một vài đồ ăn lạ.

Nghi ngờ có thai, bạn cần phải được khám thai một cách cẩn thận bởi các bác sĩ chuyên khoa sản, nữ hộ sinh có kinh nghiệm để khẳng định tình trạng thai nghén, được tư vấn về bảo vệ chăm sóc sức khỏe.

Hình ảnh siêu âm đã khẳng định sự hiện diện của phôi thai trong buồng tử cung ngay từ những tuần đầu thai nghén.

Sau 3 tháng đầu, chọc dò dịch ối là một xét nghiệm để có thể phát hiện những bất thường về nhiễm sắc thể thai nhi hoặc xác định giới tính thai. Khoảng tháng thứ 5 – 6 bạn đã cảm nhận được những cử động của thai nhi (thai máy). Hình ảnh bọc ối, thai nhi, nhau thai, dây rốn và hoạt động tim thai đã rõ ràng trên máy siêu âm.

Khám thai lần này bạn nên tiêm phòng uốn ván (vaccin AT) theo quy định. Một xét nghiệm tiền sản nữa cũng rất quan trọng đó là kiểm tra đường huyết của thai phụ để đề phòng tình trạng hạ đường huyết hoặc kích thích phát triển quá mức của thai nhi.

Ở những tháng cuối thai kỳ, do kích thước tử cung ngày càng lớn cùng với hormon progesteron làm chậm lại quá trình tiêu hóa dẫn đến chứng táo bón và tăng nhịp tim.

Khám thai ở những tháng cuối là hết sức quan trọng, dấu hiệu phù, tăng huyết áp và có chất đạm trong nước tiểu, cần được theo dõi chặt chẽ, khống chế, để đề phòng sản giật. Lựa chọn cơ sở y tế phù hợp cho cuộc chuyển dạ, sinh nở là dựa trên căn cứ sức khỏe của bà mẹ và thai nhi.

Sau khi đã mẹ tròn con vuông, sản dịch có màu hồng, số lượng giảm dần và hết hẳn trong khoảng 2 tuần, cần theo dõi sản dịch, thân nhiệt và huyết áp hằng ngày. Sau sinh 42 ngày, buồng trứng có thể phóng thích trứng, quá trình mang thai có thể được lặp lại là điều hoàn toàn bất lợi, cần phải áp dụng một biện pháp kế hoạch hóa gia đình phù hợp.

Lựa chọn thời điểm mang thai

Mùa xuân là thời điểm thiên thời, địa lợi, nhân hòa rất phù hợp cho sự phát triển của thai nhi, nhiệt độ, độ ẩm, cảnh vật thiên nhiên thích hợp, nguồn dinh dưỡng dồi dào. Sau thời kỳ mang thai, trẻ sơ sinh sẽ được chào đời vào mùa thu mát mẻ là điều kiện rất tốt cho sự phát triển của trẻ.

Khi mang thai, cơ thể của mẹ và bé là một khối thống nhất. Do vậy trong khi đang chuẩn bị kế hoạch để mang thai, người mẹ cần dành thời gian chăm sóc và chuẩn bị thật tốt cho sức khỏe để có thể thực hiện tốt chức năng làm mẹ sau này.

Uống rượu, hút thuốc lá, sử dụng thuốc chữa bệnh thiếu hướng dẫn của bác sĩ, có thể là những nguyên nhân gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi, trẻ sinh ra sẽ bị nhẹ cân và rất nhiều các rắc rối nghiêm trọng khác về sức khỏe.

Một số các loại thuốc không được sử dụng khi mang thai bao gồm aspirin và các loại thuốc giảm đau có hoạt chất acetaminophen, các loại thuốc chống trầm cảm, chống dị ứng, các chất chống đông chữa bệnh đông máu, các thuốc chống động kinh, kháng sinh như streptomyxin, tetracyclin, chloroxit…

Cần duy trì một chế độ ăn đầy đủ, cân đối các chất đạm, tinh bột, chất béo và các nguyên tố vi lượng (vitamin và muối khoáng). Đặc biệt, cần cung cấp sớm và đầy đủ lượng axit folic sẽ làm giảm nguy cơ xảy ra rủi ro, khiếm khuyết về hệ thần kinh của trẻ. Chất sắt giúp phòng chống thiếu máu trong suốt quá trình mang thai và cả thời gian sau sinh.

Khám thai, chăm sóc thai nghén là bảo vệ sức khỏe người mẹ và đem lại lợi ích trăm năm cho gia đình và cộng đồng xã hội.

BS. Bùi Hiền

(BS. Bùi Hiền)

]]>
Dưỡng da bằng rau quả mùa xuân http://tapchisuckhoedoisong.com/duong-da-bang-rau-qua-mua-xuan-5101/ Thu, 19 Jul 2018 13:29:28 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/duong-da-bang-rau-qua-mua-xuan-5101/ [...]]]>

Nho, đu đủ cho da mịn màng: Nho hoặc đu đủ xay nhuyễn, trộn 300ml sữa tươi và 2 thìa canh mật ong thành hỗn hợp đắp da mặt và toàn thân, sau 15 phút tắm sạch. Với da khô, cho thêm 2 thìa dầu ăn trộn đều. Sau khi đắp, da sẽ mềm mại và không bong tróc.

 

Dưỡng da bằng rau quả mùa xuân 1

 

Quả bơ dưỡng da khô: Quả bơ bỏ vỏ xay nhuyễn, đắp mặt nạ, sau 15 phút rửa sạch.

Quả đào cho da mềm và đàn hồi: Quả đào gọt vỏ, bỏ hạt, xay nhuyễn đắp mặt nạ 15 phút, sau đó rửa sạch bằng nước mát. Với da dầu, cho thêm 1 thìa cà phê dầu ăn.

Quýt và bạc hà cho da sức sống, giảm nếp nhăn: Lấy nước cốt của 5 quả quýt (hoặc 1 quả bưởi), nhỏ vào vài giọt tinh dầu bạc hà, dùng bông thấm lên da mặt và toàn thân. Để 15 phút, sau đó tráng lại bằng nước mát.

 

Dưỡng da bằng rau quả mùa xuân 2

Lê, táo, nho, cam, chanh… là những loại quả rất tốt cho làn da.

Mật ong, chanh, sữa làm mềm da: Hai thìa mật ong hòa với 200ml sữa tươi cùng cốt nửa quả chanh, thoa đều vào da mặt và cổ, để 15 phút rửa sạch. Nếu có điều kiện, tăng nguyên liệu chế thành nước bồn tắm, dưỡng da toàn thân, chống mỏi mệt.

Bí đao dưỡng trắng da: Bí đao 1 quả, gọt bỏ vỏ, cắt thành miếng rồi luộc với 500ml nước và 500ml rượu trắng. Bỏ bã, lấy nước cô đặc, cho thêm 250g đường trắng, đun cho tan. Khi dùng, lấy một ít trộn với lòng trắng trứng gà tươi, xoa đều lên mặt.

Dưa chuột làm sáng da và phòng chống nếp nhăn:

– Dưa chuột rửa sạch, giã nát, ép lấy nước, xoa lên da mặt nhiều lần trong ngày; hoặc thái thành những lát mỏng rồi dán lên mặt.

– Dưa chuột rửa sạch, thái miếng, đem nấu chín với sữa bò tươi, để nguội rồi xoa lên mặt, mỗi ngày xoa 2 lần.

– Nước ép dưa chuột, nước ép bồ công anh, nước ép quả chanh tươi và sữa bò tươi lượng bằng nhau, hòa đều rồi xoa lên mặt mỗi ngày 2 lần.

Cà rốt trị  mụn nhọt, trứng cá đầu đen:

– Cà rốt rửa sạch, ép lấy nước cốt uống hay xoa đều lên da mặt hằng ngày, mỗi ngày 2 lần.

– Cà rốt nửa củ, táo to nửa quả, rau mùi 20g, chanh tươi 2 lát dày, tất cả đem ép lấy nước uống hằng ngày.

– Cà rốt 50g, rau cần 50g, táo to nửa quả, lê 1 quả, tất cả đem ép lấy nước, vắt thêm 1/6 quả chanh, uống hằng ngày, có tác dụng làm mờ tàn nhang.

An Ngọc Hoa

]]>