hồng cầu – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 29 Jul 2018 14:42:46 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png hồng cầu – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Chỉ số HGB trong máu bao nhiêu là nguy hiểm? http://tapchisuckhoedoisong.com/chi-so-hgb-trong-mau-bao-nhieu-la-nguy-hie%cc%89m-13035/ Sun, 29 Jul 2018 14:42:46 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/chi-so-hgb-trong-mau-bao-nhieu-la-nguy-hie%cc%89m-13035/ [...]]]>

Đỗ Văn Gia (Thanh Hóa)

Trong thư bác hỏi về chỉ số HGB(+) tức dương tính nhưng trong công thức máu có tới 17 chỉ số cần quan tâm. Hơn nữa, nếu chỉ nói là âm tính hay dương tính thì chưa thể nói được điều gì mà bác sĩ phải trực tiếp thăm khám bệnh nhân mới đưa ra kết luận về bệnh và tiên lượng bệnh có nguy hiểm hay không.

Về chỉ số này xin được giải thích như sau: HGB là viết tắt của chữ hemoglobin. Hemoglobin là một loại phân tử protein có trong hồng cầu chuyên chở ôxy và tạo màu đỏ cho hồng cầu. Giá trị thay đổi tùy giới tính, thường nằm trong khoảng từ 13 đến 18g/dl đối với nam và 12 đến 16g/dl đối với nữ (tính theo đơn vị quốc tế tương ứng là 8.1 – 11.2 millimole/l và 7.4 – 9.9 millimole/l). Tăng trong mất nước, bệnh tim và bệnh phổi; giảm trong thiếu máu, chảy máu và các phản ứng gây tan máu.

Trên lâm sàng dựa vào chỉ số này để đánh giá tình trạng người bệnh có cần truyền máu hay không. Nếu HGB trên 10g/dl: thiếu máu nhẹ, không cần truyền máu; Từ 8-10g/dl: thiếu máu vừa, cân nhắc nhu cầu truyền máu; Từ 6-8 g/dl: thiếu máu nặng, cần truyền máu; Dưới 6g/dl: cần truyền máu cấp cứu. Trường hợp của bác, trong thư không nói bệnh lý đi kèm nên chúng tôi không thể chẩn đoán chính xác bệnh có nguy hiểm hay không. Lời khuyên của tôi là bác hãy trao đổi với bác sĩ đã trực tiếp thăm khám cho mình để được tư vấn cách điều trị cụ thể.

BS. Trần Kim Anh

]]>