đuối nước – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 08 Aug 2018 16:18:16 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png đuối nước – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Phòng và sơ cứu đuối nước, hạn chế tử vong http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-va-so-cuu-duoi-nuoc-han-che-tu-vong-14810/ Wed, 08 Aug 2018 16:18:16 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-va-so-cuu-duoi-nuoc-han-che-tu-vong-14810/ [...]]]>

Cứ đến hè thì các địa phương liên tục xảy ra tình trạng đuối nước. Đây thực sự là tình trạng đáng báo động, bởi hầu hết trẻ bị đuối nước là do sự bất cẩn của cha mẹ và người chăm sóc. Ngoài ra còn do môi trường xã hội tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng chưa có biện pháp can thiệp, trẻ chưa được dạy kỹ năng phòng tránh, kiến thức sơ cứu trong cộng đồng còn hạn chế.

Vì sao đuối nước thường dẫn đến tử vong?

Thực tế cho thấy khoảng 4/5 trường hợp chết đuối mà trong phổi có nước và 1/5 còn lại chết đuối nhưng phổi không có nước. Nguyên nhân là do người không biết bơi bất ngờ bị chìm trong nước, nạn nhân hoảng sợ khiến các phản xạ bị rối loạn làm cơ thể bị chìm, phản xạ co cơ nắp thanh quản và đóng khí quản lại làm nạn nhân không thở được dẫn đến thiếu oxy não và bất tỉnh. Từ chỗ nắp thanh quản bị đóng nên nước cũng không vào phổi được. Đó cũng được gọi là chết đuối khô.

Vì vậy, khi gặp trường hợp đuối nước cần xử trí khẩn trương, kiên trì, ngay tại chỗ.

Sơ cứu như thế nào?

Cấp cứu ngay ở dưới nước, nắm tóc kéo đầu nạn nhân nhô lên khỏi mặt nước, tát mấy cái thật mạnh vào má nạn nhân để gây phản xạ hồi tỉnh và thở lại. Nhanh chóng quàng tay qua nách hoặc kêu thêm người hỗ trợ đưa nạn nhân vào bờ. Cấp cứu tại chỗ là quan trọng nhất, quyết định sự sống còn của nạn nhân, nếu xử trí chậm, nạn nhân bị thiếu oxy não rất khó cứu sống sau đó.

Cách cứu nạn nhân bị đuối nước.

– Đối với trẻ nhỏ: Khi gặp trẻ đuối nước, người ta thường vác dốc ngược trẻ trên vai, động tác dốc ngược nạn nhân chỉ có tác dụng khai thông vùng họng và miệng, vì vậy không nên thực hiện ở người lớn và không nên làm quá 1 phút ở trẻ em.

Đặt trẻ nằm ở chỗ khô ráo, thoáng khí. Nếu trẻ bất tỉnh, hãy kiểm tra xem có còn thở không bằng cách quan sát sự di động của lồng ngực. Nếu lồng ngực không di động tức là trẻ đã ngưng thở; thổi ngạt miệng qua miệng 2 cái chậm. Nếu sau đó trẻ vẫn chưa thở lại được hoặc còn tím tái và hôn mê thì xem như tim đã ngưng đập, cần ấn tim ngoài lồng ngực ngay. Ấn vào vùng nửa dưới xương ức theo cách như sau:

Người cấp cứu cần dùng 2 ngón tay cái (đối với trẻ dưới 1 tuổi) ấn ở vị trí giữa và dưới đường nối hai đầu vú 1 đốt ngón tay (tức khoảng bằng bề ngang một ngón tay).

Đối với trẻ từ 1-8 tuổi thì dùng 1 bàn tay hoặc 2 bàn tay đặt chồng lên nhau (đối với trẻ hơn 8 tuổi và người lớn): ấn vào phía trên mỏm ức 2 đốt ngón tay. Phối hợp ấn tim và thổi ngạt theo tỷ lệ 5/1 (đối với trẻ dưới 8 tuổi) hoặc 15/2 (đối với trẻ trên 8 tuổi).

Cần lưu ý là vẫn phải tiếp tục thực hiện các động tác cấp cứu này trên đường chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế, cho đến khi tự thở lại được hoặc chắc chắn đã tử vong. Việc cấp cứu này đôi khi phải mất hàng giờ hoặc lâu hơn. Nếu lồng ngực còn di động tức là trẻ còn tự thở được, hãy đặt trẻ nằm ở tư thế an toàn, nghĩa là nằm nghiêng một bên để nếu nôn ói thì chất nôn dễ dàng thoát ra ngoài và không trào ngược vào phổi, gây viêm phổi.

Nếu sơ cứu có kết quả, nạn nhân thở lại, cử động giãy giụa, hay nạn nhân vẫn còn mê nhưng đã có mạch và nhịp thở thì gọi xe cấp cứu hay dùng mọi phương tiện sẵn có chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế có trang bị hồi sức cấp cứu. Quá trình vận chuyển vẫn phải tiếp tục cấp cứu và đắp giữ ấm cho nạn nhân.

Trường hợp nạn nhân đã ngừng thở, ngừng tim thì nhanh chóng dốc ngược đầu nạn nhân cho nước trong đường thở thoát ra hết; sau đó đặt nạn nhân trên mặt phẳng cứng, ngửa cổ nạn nhân ra sau, móc hết đàm nhớt, dị vật trong miệng nạn nhân ra, một tay đặt lên trán nạn nhân, bịt mũi nạn nhân bằng ngón trỏ và ngón cái, sau đó hít sâu, áp miệng người cấp cứu vào miệng nạn nhân thổi 2 hơi đầy; để lồng ngực tự xẹp và thổi tiếp lần thứ hai. Thực hiện cho đến khi nạn nhân thở được hoặc có xe cấp cứu đến.

Nếu nạn nhân bị ngưng tim, nên tiến hành xoa bóp tim ngoài lồng ngực song song với hô hấp nhân tạo.

Với ngạt nước, sơ cứu tại chỗ và đúng kỹ thuật là những yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến sự sống còn và khả năng bị di chứng não của người bị nạn. Do vậy, không được chậm trễ trong cấp cứu người bị đuối nước: tìm cách gọi xe cấp cứu, tìm cho được và đầy đủ các phương tiện cấp cứu… mà phải bằng mọi cách và khả năng hiểu biết cấp cứu ngay.

Không nên cố tìm cách cho nước trong phổi nạn nhân chảy hết ra ngoài bằng cách xốc nước (vác nạn nhân chạy vòng vòng cho nước chảy ra) vì như thế sẽ bỏ lỡ thời gian vàng cho việc làm hồi sức cấp cứu tim phổi mà chỉ cần chậm trễ 4 phút thôi là não có nguy cơ bị chết rồi! Trong quá trình hồi sức cấp cứu tim phổi, nước trong phổi sẽ tự động thoát ra ngoài. Nếu là nước sông, hồ thì nước sẽ thấm vào hệ tuần hoàn rất nhanh do hiện tượng thẩm thấu (nước sông có nồng độ loãng hơn máu).

Khi làm xoa bóp tim ngoài lồng ngực, cần chú ý không quá mạnh tay vì có thể làm gãy xương sườn nạn nhân, nhất là trẻ nhỏ.

Phòng, chống tai nạn đuối nước

Đề phòng tai nạn đuối nước, các bậc phụ huynh, người chăm sóc và các em học sinh cần quan tâm: Đối với trẻ nhỏ khi bơi phải được người lớn giám sát thường xuyên và không được rời mắt để làm công việc khác như đọc sách, tán chuyện gẫu, chơi bài… Ở nhà có trẻ nhỏ tốt nhất không nên để những lu nước, thùng nước, nếu bắt buộc phải có (như vùng phải tích trữ nước ngọt để dùng), nên đậy thật chặt để trẻ em không mở nắp được. Nhà khá giả có hồ bơi nên rào kín xung quanh và cửa có khóa để trẻ em không mở cửa được, có hệ thống báo động khi trẻ em vào. Nên cho trẻ tập bơi sớm.

Đối với trẻ lớn và người lớn, không nên nhảy xuống vùng nước mà không biết nơi đó nông hay sâu, có lối thoát khi gặp nguy hiểm hay không. Khi đi bơi, nên đi chung với những người bơi giỏi và nên mang theo phao khi đi bơi hay đi tàu thuyền. Không ăn no, không uống rượu trước khi xuống nước. Chỉ đi bơi ở các hồ bơi bảo đảm an toàn và có nhân viên cứu hộ giám sát.

 

BS. Ngô Đức Anh

]]>
Cấp cứu trẻ bị đuối nước http://tapchisuckhoedoisong.com/cap-cuu-tre-bi-duoi-nuoc-13332/ Thu, 02 Aug 2018 14:56:14 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cap-cuu-tre-bi-duoi-nuoc-13332/ [...]]]>

 

Một trong những tai nạn đáng tiếc hay gặp ở trẻ là bị đuối nước. Đó một phần là do sự chủ quan của  người lớn và phần nhiều là do sự hiếu động, chủ quan của trẻ – nhất là những trẻ biết bơi, bơi giỏi. Vì thế, ngay cả khi trẻ biết bơi thuần thục thì bạn luôn phải giữ con trong tầm kiểm soát của mình để tránh việc trẻ bị đuối sức, bị chuột rút khi đang bơi.

Đa phần trẻ bị đuối nước khi đưa đến viện đều đã muộn nên để lại những hậu quả đau lòng như tổn thương não, tử vong. Nếu thấy trẻ bị đuối nước ngay dưới nước hãy nắm tóc kéo đầu nạn nhân nhô lên khỏi mặt nước, tát mấy cái thật mạnh vào má nạn nhân để gây phản xạ hồi tỉnh và thở lại. Nhanh chóng quàng tay qua nách hoặc kêu thêm người hỗ trợ đưa nạn nhân vào bờ.

Cấp cứu tại chỗ là quan trọng nhất, quyết định sự sống còn của nạn nhân, nếu xử trí chậm, nạn nhân bị thiếu ôxy não rất khó cứu sống. Sau đó, tiến hành ngay hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt, nếu ngừng tim (sờ mạch quay không có) phải ép tim ngoài lồng ngực. Khi tỉnh lại, nạn nhân sẽ nôn ra nước, nên phải để nạn nhân ở tư thế an toàn, kê gối dưới hai vai, nới rộng quần áo, phòng cho nạn nhân không bị ngạt trở lại vì sặc chất nôn. Vác dốc ngược trẻ trên vai chỉ có tác dụng khai thông vùng họng và miệng, nên chỉ làm không quá 1 phút.

Ths. Thanh Lâm

]]>
Sơ cứu đúng cách người bị đuối nước http://tapchisuckhoedoisong.com/so-cuu-dung-cach-nguoi-bi-duoi-nuoc-13056/ Sun, 29 Jul 2018 14:45:49 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/so-cuu-dung-cach-nguoi-bi-duoi-nuoc-13056/ [...]]]>

 

Nếu trẻ bị đuối nước, lập tức đưa trẻ lên khỏi mặt nước, kê cao đầu.

Đuối nước và thời điểm vàng sơ cứu

Đuối nước là một dạng của ngạt, do nước bị hít vào phổi, hoặc tắc đường thở do co thắt thanh quản khi nạn nhân ở trong nước. Đây là một tai nạn hay gặp, xảy ra trong khi bơi, đi thuyền và trong các hoạt động dưới nước. Tuy nhiên, cũng có thể xảy ra tại nhà như trong bồn nước, chum vại, rãnh nước,… Khi bị ngạt nước, nạn nhân bị ngừng thở, tim đập chậm lại do phản xạ. Tình trạng ngừng thở tiếp tục dẫn đến thiếu ôxy máu, gây tăng nhịp tim, huyết áp. Nếu ngừng thở tiếp tục kéo dài trong khoảng từ 20 giây đến 2 – 5 phút (tùy thuộc từng nạn nhân) thì đạt đến ngưỡng và nhịp thở lại xuất hiện khiến cho nước bị hít vào gây co thắt thanh quản tức thì, xuất hiện cơn ngừng thở lần 2, sau đó là các nhịp thở bắt buộc khiến cho nước, dị vật bị hít vào phổi. Hậu quả là nhịp tim chậm dần lại, rối loạn nhịp, ngừng tim và tử vong.

Để cứu sống nạn nhân ngạt nước phải ngăn chặn kịp thời các tiến trình trên, tốt nhất là ngay từ khi có cơn ngừng thở đầu tiên tức là trong vòng 1- 4 phút đầu tiên khi bị chìm trong nước, đồng thời xử lý tốt các chấn thương kèm theo (đặc biệt là chấn thương đầu cổ và cột sống).

Nguyên tắc cấp cứu là tại chỗ

Nguyên tắc này cần khẩn trương, đúng phương pháp với mục đích cấp cứu là giải phóng đường thở và cung cấp ôxy cho nạn nhân. Do vậy việc làm đầu tiên cần đưa nạn nhân ra khỏi nước:

Nếu nạn nhân còn tỉnh giãy giụa dưới nước, ném cho nạn nhân một cái phao, một khúc gỗ, hoặc một sợi dây để giúp họ lên bờ. Không nên nhảy xuống nước nếu không biết bơi, hoặc không được huấn luyện cách đưa người đuối nước còn tỉnh lên bờ. Vì nạn nhân lúc này trong tình trạng hoảng loạn, dễ níu chặt lấy bất cứ thứ gì với được, kể cả người cứu nạn. Khi cấp cứu nạn nhân ngay ở dưới nước cần phải nâng đầu nạn nhân nhô lên khỏi mặt nước, có động tác để giúp cho nạn nhân trấn tĩnh và thở.

Nếu nạn nhân bất tỉnh dưới nước (chỉ xuống cứu khi người cứu biết bơi). Nếu không thì gọi người hỗ trợ hoặc dùng thuyền nếu có để ra cứu.

Ngay sau khi đưa được nạn nhân vào bờ, cần tiến hành cấp cứu tại chỗ. Đặt nạn nhân ở tư thế nằm ngửa trên mặt phẳng cứng. Nếu bệnh nhân tím tái, không thể tự thở, tim ngừng đập (sờ mạch không có) và không có bất cứ phản xạ nào thì phải ấn tim ngoài lồng ngực. Dùng hai tay chồng lên nhau đặt ngay vào vị trí một nửa dưới xương ức và ấn tim với tần số ép khoảng 100 lần/1 phút, đồng thời phải khai thông đường thở bằng cách dùng gạc hay khăn vải móc đờm dãi, dị vật khỏi miệng nạn nhân và hà hơi thổi ngạt, hô hấp nhân tạo với phương pháp miệng thổi miệng cho nạn nhân.

Nếu chỉ có một người tiến hành sơ cấp cứu, thì ấn tim ngoài lồng ngực 15 – 30 nhịp, sau đó hà hơi thổi ngạt 2 lần và tiếp tục lặp lại việc ấn tim ngoài lồng ngực với chu kỳ 15 – 30 lần ấn tim, 2 lần hà hơi thổi ngạt. Nếu có hai người cấp cứu thì một người ấn tim ngoài lồng ngực, một người hà hơi thổi ngạt, kiên trì thực hiện cho đến khi nạn nhân hồi tỉnh trở lại hoặc cho đến khi nạn nhân được đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Cảnh giác phù phổi cấp sau khi đuối nước

Sau sơ cứu ban đầu người bị đuối nước đã tỉnh lại, cần được đưa đến cơ sở y tế để kiểm tra, mục đích xem nạn nhân có bị phù phổi cấp sau khi đuối nước, hay còn được gọi là “chết đuối trên cạn” hay không.

Một người đã hít phải nước thì có thể có các dấu hiệu của phù phổi cấp như: Khó thở, đau ngực hoặc ho; thay đổi đột ngột hành vi, người mệt mỏi,… những dấu hiệu này không dễ dàng phát hiện, đặc biệt ở trẻ nhỏ mà bình thường chúng có thể khó chịu. Nếu để lâu, nguy cơ tử vong sẽ cao nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời.

Những sai lầm cần tránh

Nhiều người thường có thói quen dốc ngược nạn nhân, vác lên vai rồi chạy, đây là hành động hoàn toàn sai vì thứ nhất, nó làm mất thời gian quý giá để hô hấp nhân tạo cứu sống bệnh nhân. Thứ 2 là khi ngạt nước thực ra nước ở trong phổi không nhiều như mọi người nghĩ, nó sẽ được tống ra ngoài khi ta hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực và khi bệnh nhân thở trở lại.

Không hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực khi vận chuyển tới bệnh viện sẽ làm mất thời gian cứu nạn nhân, gây ra di chứng não sau này nếu bệnh nhân còn sống. Điều này là do thiếu ôxy ở các tổ chức trong một thời gian dài, đặc biệt là não.

Thân nhiệt của chúng ta trung bình là 37độC. Nếu bạn đột ngột nhảy xuống dòng nước lạnh, thân nhiệt bị thay đổi bất ngờ, sẽ rất dễ bị chuột rút, đặc biệt là trong tiết trời nắng nóng mùa hè. Khi đã bị chuột rút thì nguy cơ đuối nước rất cao. Do vậy, sau khi chạy ngoài nắng, bạn cần ngồi trong bóng mát khoảng vài phút, sau đó tắm trên bờ rồi mới nhảy xuống hồ bơi. Vận động trước khi bơi hoặc bạn cũng có thể cho cơ thể quen dần với nhiệt độ nước bằng cách nhúng tay, chân trước rồi đến thân mình, không đột ngột nhảy xuống hồ để tránh cơ thể bị sốc nhiệt;

Ðối với trẻ lớn và người lớn không nên nhảy xuống vùng nước mà không biết nơi đó nông hay sâu, có lối thoát khi gặp nguy hiểm hay không. Không ăn no, không uống rượu trước khi xuống nước;

Ðối với trẻ nhỏ: Trẻ em khi bơi phải được người lớn giám sát thường xuyên và không được rời mắt để làm công việc khác. Ở nhà có trẻ nhỏ tốt nhất không nên để những lu nước, thùng nước, nếu bắt buộc phải có (như vùng phải tích trữ nước ngọt để dùng) nên đậy thật chặt để trẻ em không mở nắp được.

BS. Nguyễn Đức Thường

]]>
Ngăn chặn đuối nước trong mùa hè http://tapchisuckhoedoisong.com/ngan-chan-duoi-nuoc-trong-mua-he-9999/ Wed, 25 Jul 2018 04:47:06 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ngan-chan-duoi-nuoc-trong-mua-he-9999/ [...]]]>

Năm nào mùa hè đến, hiện tượng đuối nước cũng luôn rình rập lứa tuổi học trò. Vì vậy, các bậc phụ huynh, các đoàn thể, tổ chức, nhà trường cần quan tâm và đưa ra các biện pháp hữu hiệu nhất nhằm ngăn chặn đuối nước để hạn chế đến mức thấp nhất các tai nạn thương tâm xảy ra.

Nguyên nhân dẫn đến đuối nước

Mấy ngày gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã nói đến nhiều trường hợp đuối nước xảy ra rất thương tâm ở lứa tuổi học trò do rủ nhau tắm biển, tắm sông ngòi, ao hồ, trong khi các cháu không biết bơi.

Theo thống kê, vào mùa hè hàng năm tỷ lệ thương tích xảy ra đối với trẻ rất cao, trong đó đuối nước chiếm gần một nửa và ở nước ta tỷ lệ trẻ em chết do đuối nước cao gấp 10 lần ở các nước đang phát triển. Đặc biệt, thống kê năm 2015 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam có trên 11.500 trẻ em bị chết đuối mỗi năm, cao thứ hai trên thế giới.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn đuối nước ở trẻ em, trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới những tai nạn đuối nước thương tâm là do thiếu sự giám sát của người lớn, sự chủ quan của bố mẹ để trẻ tự do vui chơi tại những khu vực nguy hiểm như sông, suối, ao, hồ. Bởi vì, mùa hè nóng nực, các cháu học sinh đang nghỉ hè thường tụ tập rủ nhau đi tắm ở biển, hồ, ao, sông, ngòi mà không có người lớn đi kèm. Những gia đình có điều kiện, nghỉ hè thường cho con em mình đi tắm biển nhưng thiếu sự kèm cặp, giám sát trẻ cũng dễ xảy ra tai nạn đuối nước. Mặt khác, tai nạn đuối nước còn do trẻ không biết bơi, chưa được dạy kỹ năng đảm bảo an toàn và xử lý tình huống khi bơi và không có kỹ năng cứu bạn khi đuối nước. Thêm vào đó là do thiếu các điểm vui chơi, giải trí dành cho trẻ em, nhất là đối với trẻ ở vùng nông thôn, buộc các em thường tìm đến các bãi biển, sông suối, ao hồ gần nhà để tắm mà không có sự quản lý, giám sát của người lớn, khi gặp nạn lại không biết cách cứu nhau nên hậu quả nặng nề xảy ra là điều khó tránh khỏi.

Ngăn chặn đuối nước trong mùa hèDạy trẻ kỹ năng bơi là cần thiết để hạn chế các tai nạn đuối nước.

Một số biện pháp phòng đuối nước

Cần tuyên truyền rộng khắp cho toàn dân, nhất là những vùng có nguy cơ cao đuối nước để tuân thủ các nguyên tắc phòng đuối nước như cấm trẻ chơi đùa, tắm ở vùng ao, hồ, sông suối, kênh, rạch mà không có người lớn giám sát, theo dõi. Nếu cho trẻ tắm ở sông suối, ao, hồ, kênh, rạch phải có người lớn đi kèm (người lớn phải biết bơi), nếu có nhiều trẻ, tốt nhất là có vài, ba người trở lên để hỗ trợ nhau khi có tình huống xấu xảy ra.

Khi đi tắm biển hay sông, chỉ cho trẻ tắm gần bờ, đặc biệt là ở biển, không để nước ngập đến ngực (chỉ dưới xương ức là đủ) vì dù biết bơi cũng rất khó để bơi do sóng biển đánh liên tục. Không được cho trẻ nằm trên phao khi tắm biển, vì trẻ sẽ dễ bị cuốn ra xa rất nguy hiểm.

Những gia đình có trẻ nhỏ tốt nhất không nên để những lu, chum, vại, thùng đựng nước, nếu không thể không có (như vùng phải tích trữ nước ngọt để dùng) nên đậy thật chặt để trẻ em không mở nắp được.

Điều quan trọng nhất là cần dạy bơi cho trẻ. Các đoàn thể (thanh niên, phụ nữ) nên tổ chức các lớp dạy bơi cho các cháu nhân dịp nghỉ hè. Trong các buổi sinh hoạt hè nên có chương trình giáo dục các cháu các biện pháp tránh đuối nước. Để làm tốt công tác này, các cấp chính quyền, đoàn thể cần có sự hỗ trợ kinh phí (nên vận động các nhà hảo tâm giúp đỡ thêm kinh phí) để mời các vận động viên có kỹ năng dạy bơi lội đến hướng dẫn các cháu học sinh trong dịp hè. Trong chương trình của trường tiểu học, tốt nhất là nên có thêm chương trình dạy trẻ biết bơi và kỹ năng cứu bạn khi đuối nước phải là một chương trình bắt buộc. Tất nhiên, để chương trình dạy bơi cho học sinh hiệu quả cần có lộ trình, từ khâu chuẩn bị (chương trình, giáo viên, bể bơi…) đến việc tập huấn cho giáo viên và triển khai.

Trong trường hợp các bậc phụ huynh tự dạy bơi cho con mình, cần lưu ý trang bị kỹ năng đảm bảo an toàn, xử lý tình huống khi bơi cho con em mình như cần phải khởi động kỹ trước khi xuống nước, đeo kính bảo hộ mắt, xử lý sao khi bị chuột rút, đặc biệt dứt khoát không xuống nước tắm khi không có người lớn đi kèm…

Để cho trẻ học bơi, trẻ phải có sức khỏe tốt, đặc biệt các bậc phụ huynh lưu ý khi con mình đang mắc các bệnh hen phế quản, bệnh đường hô hấp mạn tính (viêm mũi dị ứng, viêm mũi xuất tiết, viêm xoang mạn, viêm da dị ứng…) không nên xuống nước vì lạnh đột ngột có thể làm bệnh nghiêm trọng hơn, dẫn tới những tai nạn khi bơi. Vì vậy, trước khi cho trẻ tập bơi phụ huynh cần cho trẻ đi khám bác sĩ để quyết định trẻ có thể tham gia bơi lội không, đặc biệt là các cháu đang mắc các bệnh mạn tính.

BS. Việt Anh

]]>