dự phòng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sat, 04 Aug 2018 15:02:01 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png dự phòng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Các bệnh có thể dự phòng bằng vắc-xin: Bệnh viêm gan B http://tapchisuckhoedoisong.com/cac-benh-co-the-du-phong-bang-vac-xin-benh-viem-gan-b-13450/ Sat, 04 Aug 2018 15:02:01 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cac-benh-co-the-du-phong-bang-vac-xin-benh-viem-gan-b-13450/ [...]]]>

Bệnh viêm gan B là nguyên nhân hàng đầu của ung thư gan, 25% bệnh nhân nhiễm virut viêm gan B sẽ diễn tiến biến chứng xơ gan, ung thư gan nếu không được điều trị. 100% ung thư gan ở trẻ em là do viêm gan B. Virut  viêm gan b chủ yếu lây qua đường máu, lây từ mẹ sang con trong khi sinh hoặc quan hệ tình dục không an toàn.

Tổ chức Y tế Thế giới thống kê, trên thế giới có trên 350 triệu người nhiễm virut viêm gan B mạn tính và có khoảng 1 triệu người chết do bệnh viêm gan B hàng năm. Việt Nam là 1 trong 9 nước tại Tây Thái Bình Dương được Tổ chức Y tế Thế giới đưa vào danh sách những nước có tỷ lệ nhiễm virut  viêm gan cao đáng báo động. Tỷ lệ nhiễm virut viêm gan B ở nước ta khá cao, chiếm khoảng 10 – 20% dân số. Đặc biệt, có tới 80 – 90% trẻ đẻ ra bị nhiễm virut viêm gan B trong thời gian 1 năm đầu đời và 30 – 50% trẻ bị nhiễm virut viêm gan B trước 6 tuổi sẽ có viêm gan mạn tính sau này.

Tất cả trẻ sinh ra cần được tiêm phòng vắc-xin viêm gan B càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh, tốt nhất trong vòng 24 giờ đầu.

Tất cả trẻ sinh ra cần được tiêm phòng vắc-xin viêm gan B càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh, tốt nhất trong vòng 24 giờ đầu.

Phương thức lây truyền

Tiếp xúc với máu hoặc chế phẩm của máu, dịch tiết của cơ thể nhiễm virut viêm gan B; qua đường sinh dục; mẹ truyền cho con trong thời kỳ sinh đẻ; những người sống trong cùng một gia đình dùng chung các dụng cụ như dao cạo râu, bàn chải đánh răng…

Triệu chứng:

Khoảng 85-90% người mắc bệnh trưởng thành có diễn biến cấp tính. Bệnh có thể không có triệu chứng. Trẻ nhỏ lây trực tiếp từ mẹ bị viêm gan B có nguy cơ 90% ở thể mạn tính. Bệnh thường khởi phát với biểu hiện sốt nhẹ, chán ăn, bụng ậm ạch khó tiêu, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa, đau đầu, nôn, sau khoảng 7-10 ngày xuất hiện vàng da, lúc này sẽ hết sốt, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, phân bạc màu, đau khớp. Sau khoảng 4-6 tuần, các triệu chứng lâm sàng đỡ dần. Thể tối cấp diễn biến rầm rộ, hôn mê và tử vong trên 95%. Bệnh gây các biến chứng viêm gan mạn tính, suy gan, xơ gan, ung thư gan.

Vắc-xin dự phòng

Hiện nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nào đối với bệnh viêm gan B. Tiêm phòng vắc-xin viêm gan B đối với người chưa nhiễm virut viêm gan B mới đảm bảo cho bạn và gia đình bạn chống lại bệnh viêm gan B lâu dài. Tiêm phòng vắc-xin viêm gan B được xem là biện pháp hữu hiệu nhất phòng tránh căn bệnh nguy hiểm viêm gan B hiện nay. Theo đánh giá của Chương trình tiêm chủng của Mỹ, khoảng 80% trẻ bú mẹ bị nhiễm virut viêm gan B từ mẹ khi sinh, 30 – 50% trẻ nhiễm trước 5 tuổi sẽ trở thành người mang virut mạn tính, trong khi đó ở người lớn nhiễm mới virut viêm gan B chỉ 6 – 10% có nguy cơ trở thành viêm gan mạn tính. Chính vì vậy, việc tiêm phòng bệnh viêm gan B được khuyến cáo áp dụng thường quy ngay khi sinh.

Vắc-xin phòng viêm gan B đã được ghi nhận an toàn và có hiệu quả cao. Có thể có trường hợp phản ứng nhẹ sau khi tiêm như: cảm giác đau, đỏ hoặc sưng nhẹ tại chỗ tiêm (ở khoảng 15% người lớn, 5% trẻ em), sốt nhẹ (khoảng 1-6%). Những phản ứng dị ứng cũng như biến chứng do vắc-xin này là rất hiếm như nổi ban, khó thở chiếm tỷ lệ khoảng 1/600.000 liều. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), không có phản ứng phụ nào nghiêm trọng do vắc-xin viêm gan B gây ra.

Tổ chức Y tế khuyến cáo rằng tất cả trẻ đẻ ra cần được tiêm phòng vắc-xin viêm gan B càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh, tốt nhất trong vòng 24 giờ đầu. Tiêm vắc-xin cho trẻ trong 24 giờ đầu sau sinh là cách tốt nhất để phòng lây truyền virut viêm gan B từ mẹ sang con giúp bảo vệ phòng lây truyền từ mẹ sang con 80-85%. Nếu trẻ tiêm vắc-xin viêm gan B muộn sau khi sinh thì việc phòng tránh lây truyền bệnh từ mẹ sang con sẽ bị giảm, cụ thể nếu tiêm vắc-xin viêm gan B vào thời điểm 7 ngày sau khi sinh, khả năng phòng lây nhiễm từ mẹ sang con chỉ đạt 50-57%. Ngoài ra, tiêm vắc-xin viêm gan B sớm không chỉ có hiệu quả tốt phòng lây truyền viêm gan từ mẹ sang con trong khi sinh mà còn giúp trẻ sơ sinh sớm được bảo vệ phòng lây truyền viêm gan B từ các thành viên khác trong gia đình, người chăm sóc trẻ hoặc từ những trẻ khác qua tiếp xúc trực tiếp với vết xước, chảy máu. Đây chính là thời gian vàng để có được hiệu quả bảo vệ cao nhất của vắc-xin viêm gan B trong phòng bệnh viêm gan B.

Chỉ định

(Dùng cho mọi lứa tuổi. Lần tiêm đầu tiên. Đối với trẻ sơ sinh tiêm trong vòng 24h đầu sau sinh).

Lịch tiêm cơ bản (theo Chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia).

• Liều 1: lúc sơ sinh trong vòng 24h

• Liều 2: 2 tháng tuổi

• Liều 3: 3 tháng tuổi

• Liều 4: 4 tháng tuổi

Tiêm nhắc lại: Liều tăng cường sẽ được yêu cầu vài năm một lần tùy theo tình hình dịch tễ học. Hiệu lực và thời gian bảo vệ: Tiêm đủ mũi hiệu lực bảo vệ lên tới 90%, thời gian bảo vệ trên 20 năm.

Những điều cần lưu ý

Tất cả trẻ em cần tiêm liều viêm gan B đầu tiên càng sớm càng tốt (trong vòng 24 giờ) ngay sau khi sinh. Với những trẻ sinh ra từ các bà mẹ có HBsAg dương tính, tiêm vắc-xin VGB và 0,5ml globulin miễn dịch (HBIG) trong vòng 12 giờ sau sinh.

(Theo tài liệu Cục Y tế dự phòng và sách Khuyến cáo sử dụng vắc-xin cho mọi lứa tuổi ở VN)

Thu Trà

]]>
Viêm gan B và những điều cần biết http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-gan-b-va-nhung-dieu-can-biet-2962/ Thu, 19 Jul 2018 02:56:45 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-gan-b-va-nhung-dieu-can-biet-2962/ [...]]]>

Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, ước tính khoảng 2 tỷ người trên thế giới được chẩn đoán đã hoặc đang nhiễm virus này, trong đó 350 triệu người bị mãn tính. Hằng năm hơn một triệu người chết do các tổn thương gan gây ra bởi virus này (viêm gan mạn, xơ gan, ung thư gan).

592chich-ngua-3144-1440549991.jpg

Ảnh minh họa: Health.

Cũng theo WHO, 3/4 dân số thế giới sống trong những vùng lưu hành cao dịch viêm gan B, trong đó có Việt Nam. Tỷ lệ hiện mắc viêm gan B ở nước ta rất cao, ước tính khoảng 8,6 triệu người đang nhiễm, tỷ lệ mạn tính khoảng 8,8% ở nữ và 12,3% ở nam giới.

Việt Nam là vùng dịch tễ lưu hành của viêm gan siêu vi B nên khả năng lây nhiễm bệnh rất cao. Do vậy, nhằm bảo vệ bản thân trước nguy cơ lây nhiễm virus, mọi người cần có kháng thể chống lại virus HBV với nồng độ trong máu ở mức đủ khả năng bảo vệ. Nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả của văcxin viêm gan B đạt đến 95% trong ngăn ngừa lây nhiễm và các hậu quả mãn tính của nó.

Năm 2005, sau 3 năm triển khai thí điểm, Việt Nam chính thức đưa văcxin viêm gan B trở thành văcxin thứ 7 trong chương trình tiêm chủng mở rộng (cùng với 6 văcxin truyền thống là lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi). Những trẻ sinh sau thời gian này, nếu tham gia đầy đủ các mũi tiêm của chương trình tiêm chủng mở rộng, đa số đều có miễn dịch đầy đủ với viêm gan siêu vi B.

Theo khuyến cáo, người trưởng thành hay trẻ lớn chưa được tiêm văcxin từ chương trình tiêm chủng mở rộng và chưa có kháng thể với viêm gan siêu vi B cũng nên tiêm ngừa sớm. Đặc biệt ở nhóm dân số nguy cơ cao lây nhiễm viêm gan B như người thường tiếp xúc với máu và sinh phẩm (bác sĩ, điều dưỡng), chung sống với người bệnh viêm gan B, người có nhiều bạn tình, nam quan hệ đồng giới, người tiêm chích ma tuý, người nhiễm HIV…

Những năm gần đây, dịch vụ tiêm văcxin có thu phí cũng góp phần tăng thêm lựa chọn cho nhiều gia đình bên cạnh chương trình tiêm chủng mở rộng. Nhìn chung cả 2 loại văcxin đều được đánh giá tương đương nhau về khả năng hình thành miễn dịch, mức độ bảo vệ và độ an toàn.

Các xét nghiệm cần làm trước khi tiêm chủng văcxin viêm gan B

Thông thường, trước khi tiêm văcxin viêm gan B, bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm tầm soát viêm gan B. Cụ thể là:

– HBsAg để tìm kháng nguyên bề mặt của virus (HBV – surface Antigen).

– AntiHBs (hay HBsAb) để tìm kháng thể kháng nguyên bề mặt của virus (HBV surface Antibody).

– AntiHBc để tìm kháng thể kháng kháng nguyên lõi của virus (HBV core antibody).

Kết quả:

Nếu HBsAg dương tính tức là đang nhiễm virus (cấp hay mạn tính) thì không có chỉ định tiêm văcxin.

Nếu HBsAg âm tính, antiHBs dương tính, AntiHBc âm tính: Người này đã miễn dịch nhờ tiêm chủng trước đó.

Nếu HBsAg âm tính, antiHBs dương tính, AntiHBc dương tính: Người này đã có miễn dịch nhờ nhiễm HBV trước đó và khỏi bệnh.

Nếu HBsAg âm tính, antiHBs âm tính: Người này chưa có miễn dịch, không nhiễm bệnh, có chỉ định tiêm văcxin.

Phí tiêm văcxin viêm gan B theo liều ở Viện Pasteur TP HCM

– EUVAX B: Người trên 15 tuổi giá 120.000 đồng. Từ 15 tuổi trở xuống 80.000 đồng.

– ENGERIX B: Trên 19 tuổi giá 130.000 đồng. Từ 19 tuổi trở xuống là 90.000 đồng.

– HBVAX PRO: Trên 19 tuổi 130.000 đồng. Từ 19 tuổi trở xuống 75.000 đồng.

– HEPAVAX-GENE: 120.000 đồng.

>> Xem thêm Những thắc mắc thường gặp về văcxin viêm gan B

Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ

]]>