đau thần kinh tọa – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 08 Aug 2018 16:27:07 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png đau thần kinh tọa – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Chứng giả đau thần kinh tọa http://tapchisuckhoedoisong.com/chung-gia-dau-than-kinh-toa-14889/ Wed, 08 Aug 2018 16:27:07 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/chung-gia-dau-than-kinh-toa-14889/ [...]]]>

Đau thần kinh tọa (ĐTKT) có nguyên nhân từ sự chèn ép các rễ của dây thần kinh hông to do thoát vị đĩa đệm. Dây thần kinh chạy từ thắt lưng, xuống mông rồi xuống bàn chân và ngón chân. Do đó, trong ĐTKT, bệnh nhân sẽ đau một phạm vi rộng dọc theo đường đi của dây thần kinh.

Hội chứng cơ tháp thì hiếm gặp, nhưng cũng gây ra bởi sự chèn ép. Cơ tháp là một cơ phẳng ngay phía trên mông. Khi cơ này co thắt và bó chặt dây thần kinh hông to, gây ra triệu chứng như ĐTKT. ĐTKT thường gây ra do thoát vị đĩa đệm chèn ép, còn bệnh này do cơ thang co thắt, nó có thể gây ra nhầm lẫn. Mặc dù có tên “giả ĐTKT”, nhưng thực ra đau không phải là “giả”. Ở đây dây thần kinh hông to cũng bị chèn ép, cơn đau cũng giống như thật và chỉ khác về nguyên  nhân.

Chẩn đoán và nhận biết

Có 2 nghiệm pháp đơn giản có thể phân biệt giữa 2 hội chứng. Các nghiệm pháp này chỉ thực hiện được khi bệnh nhân chỉ có 1 trong 2 hội chứng.

Nghiệm pháp  thứ nhất: từ tư thế ngồi, cho bệnh nhân duỗi thẳng chân đau, để chân đau song song với sàn nhà. Nếu các triệu chứng tăng lên, có thể chẩn đoán đó là ĐTKT.

Chứng giả đau thần kinh tọa có triệu chứng giống đau thần kinh tọa.

Nghiệm pháp thứ hai: được thực hiện theo hai bước. Bệnh nhân tiếp tục ở tư thế ngồi trên ghế, nâng đầu gối bên đau lên về phía vai cùng bên, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau tăng rất nhiều, trong những trường hợp đau nặng thì thậm chí bệnh nhân không làm động tác này được. Tiếp theo sau đó, bệnh nhân đưa đầu gối về phía vai bên đối diện, nếu bệnh nhân thấy đau tăng lên điều đó cho phép gợi ý chẩn đoán hội chứng cơ tháp.

Các triệu chứng của chứng giả ĐTKT rất giống với ĐTKT thông thường: đau và buốt lan dọc theo chiều dài của dây thần kinh, từ mông đến chân. Nó thường chỉ ảnh hưởng đến một bên của cơ thể, và có thể dữ dội hơn khi bệnh nhân đang ngồi, hoặc sau khi ngồi trong một thời gian dài. Sự khác biệt chính giữa ĐTKT và hội chứng cơ tháp là nó thường gây ra đau dữ dội hơn ở hông, đến mức mà nó có thể gây ra đi khập khiễng hoặc có khó khăn khác trong đi lại. Ngược lại, những người giả ĐTKT thường không có cơn đau ở đùi.

Chứng giả ĐTKT có thể được gây ra bởi tư thế bất lợi hoặc bài tập liên quan đến chấn thương. Điều này khác hẳn các nguyên nhân gây ĐTKT thông thường, đó là do thừa cân hoặc ít hoạt động. ĐTKT cũng có thể là một tác dụng phụ của thai kỳ. Chứng giả ĐTKT cũng có thể được gây ra bởi ngồi quá lâu trước máy tính với đầu nhô ra để nhìn vào màn hình; lạm dụng cơ bắp, như trong khi cha mẹ liên tục nâng một đứa trẻ đặt vào chỗ ngồi ở phía sau xe hơi. Nam giới cũng có thể xuất hiện hội chứng này do ngồi lâu trên ghế cứng với một chiếc ví trong túi sau.

Điều trị như thế nào?

Các lựa chọn để điều trị hội chứng cơ tháp nói chung là tương tự như các biện pháp có sẵn cho đau thần kinh tọa thông thường. Bao gồm thuốc giảm đau, thuốc chống viêm và vật lý trị liệu. Ngoài ra có những bài tập mà bệnh nhân có thể thực hiện để giúp giảm đau và giảm bớt chèn ép dây thần kinh do cơ tháp gây ra:

Kéo căng chân và đầu gối: một trong những cách đơn giản nhất và dễ nhất để giảm đau là kéo căng chân. Bệnh nhân nằm trên sàn, hai chân thẳng, kéo một đầu gối lên đến ngực, ôm giữ nó. Sau đó từ từ di chuyển đầu gối đó về phía vai bên đối diện, để chân của bệnh nhân được trải dài trên cơ thể theo đường chéo. Bệnh nhân có cảm thấy căng ở hông và mông. Giữ căng trong vài giây, lặp lại kéo căng chân ở phía bên kia.

Tập yoga: một bài tập yoga có tên gọi là Parivrtta Trikonasana, còn được gọi là tam giác tròn xoay, có thể kéo căng cơ tháp. Bài này cho phép tăng một chút cường độ căng chân và điều quan trọng là tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi bệnh nhân cố gắng thực hiện.

Để thực hiện động tác này, hãy thực hiện động tác đẩy lên với cánh tay thẳng. Nhấc mông về phía trần nhà, tạo ra tư thế chữ “V” ngược. Bước chân phải của bệnh nhân lên giữa bàn tay. Giữ tay trái trên mặt đất, xoay ngực về phía trần nhà, đưa cánh tay thẳng lên trên đầu để nó chỉ lên trần nhà. Không hỗ trợ cơ thể với cánh tay trái, chứ không phải hỗ trợ nó với các cơ bắp ở lưng. Tư thế này có nghĩa là để kéo dài lưng và mông, vì vậy điều quan trọng là bệnh nhân sử dụng cơ bắp. Giữ tư thế trong 30 giây, sau đó quay trở lại tư thế bò và lặp lại với chân đối diện.

BS. Mai Trung Dũng

]]>
Đau thần kinh tọa http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-than-kinh-toa-14840/ Wed, 08 Aug 2018 16:22:05 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-than-kinh-toa-14840/ [...]]]>

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây đau TKT thường gặp nhất của bệnh là do thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng. Đĩa đệm nằm ở khe giữa hai đốt sống, nhờ tính đàn hồi, đĩa đệm làm nhiệm vụ như một bộ phận giảm sóc, bảo vệ cột sống khỏi bị chấn thương (ngã chèn ép cột sống, khiêng vác nặng…). Ở những người trên 30 tuổi, đĩa đệm thường không còn mềm mại, nhân nhầy có thể bị khô, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, rạn nứt và có thể rách. Trên cơ địa đó nếu có một lực tác động mạnh vào cột sống (chấn thương, gắng sức, hoặc sau động tác sai tư thế…), nhất là sau động tác cúi xuống nâng vật nặng, nhân nhày có thể qua chỗ rách của đĩa đệm thoát vị ra ngoài chui vào ống sống gây chèn ép rễ thần kinh vùng cột sống thắt lưng gây đau. Ngoài ra còn có nguyên nhân tại vùng cột sống thắt lưng (thoái hóa cột sống thắt lưng, u, viêm cột sống dính khớp, viêm đốt sống do nhiễm khuẩn, viêm nhiễm tại chỗ do lạnh, do nhiễm độc, tiểu đường hoặc ung thư đi căn vào cột sống…).

Yếu tố tâm lý hay làm việc trong tư thế xấu, gò bó, rung xóc, chấn thương, mang vác nặng ở tư thế sai là yếu tố thuận lợi thúc đẩy xuất hiện và tái phát của bệnh. Một số nghề nghiệp có tư thế làm việc gò bó, phải mang vác và lao động nặng hoặc vượt quá ngưỡng sinh lý như: bốc vác, đào hầm mỏ, nghệ sĩ xiếc, cử tạ… dễ xuất hiện và tái phát bệnh hơn.

Biểu hiện thường gặp

Đa số đau TKT khởi phát từ từ. Các bệnh nhân hầu hết đã có một hay nhiều đợt đau thắt lưng trước đó. Đau là triệu chứng nổi bật, khởi đầu là đau thắt lưng vài giờ hoặc vài ngày sau đau tiếp tục tăng lên và lan xuống mông, mặt sau đùi, kheo và cẳng bàn chân theo đường đi của dâyTKT.

Có khi đau âm ỉ nhưng thường đau dữ dội, đau tăng khi ho, hắt hơi, cúi. Đau tăng về đêm, tăng khi trời lạnh giảm khi nằm yên trên giường cứng, gối co lại. Có cảm giác kiến bỏ, tê cóng hoặc như kim châm tương ứng với vùng đau. Đau tới mức người bệnh phải vẹo về một bên để chống đau.

Tùy theo rễ thần kinh bị tổn thương, bệnh nhân có thể không nhấc được gót hay mũi chân. Dần dần xuất hiện teo cơ đùi, mông, cẳng chân bên tổn thương.

Khi bệnh nặng người bệnh thấy chân tê bì, mất cảm giác không kiểm soát được tiểu tiện. Có trường hợp đau dữ dội khiến người bệnh phải nằm về phía đỡ đau và không thể động đậy.

Điều trị theo y học hiện đại

Nghỉ ngơi: điều đầu tiên đối với bệnh nhân là nghỉ ngơi và bất động khi đau nhiều, giường nằm cần phẳng và cứng. Để đỡ đau có thể nằm co chân lại hay nằm sấp. Khi có nguy cơ lún và di lệch cột sống (lao, viêm, ung thư…) các bác sĩ sẽ cố định bằng bột, đai nẹp, yếm, áo chỉnh hình thắt lưng. Chỉ sau khi bệnh đã ổn định, người bệnh mới được dần dần vận động lại. Để tránh tải trọng quá mức lên cột sống, bệnh nhân có thể đeo đai lưng.

Phương pháp vật lý trị liệu: trong điều trị đau TKT, phương pháp vật lý trị liệu đã cho kết quả khá tốt. Có thể dùng các biện pháp chườm nóng, chiếu tia hồng ngoại, sóng ngắn, từ trường, điện dẫn thuốc lên vùng cột sống thắt lưng nhằm giảm đau và giảm co cứng cơ. Khi có điều kiện có thể sử dụng liệu pháp tắm cát, tằm bùn và đắp bùn, tắm nhiệt, tắm suối khoáng, liệu pháp biển (điều trị bằng nước biển, bùn biển, rêu và khí hậu biển).

Thuốc: bao gồm các thuốc chống viêm không steroid (voltarel, tilcotil, mobic…), các thuốc giảm đau (paracetamol, efferal-gan codein, di-antalvic), thuốc giãn cơ (mydocalm, decontractyl, myonal…), tiêm ngoài màng cứng bằng hydrocortison.

Điều trị theo y học cổ truyền

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà có pháp trị phù hợp, ngoài phương pháp y học hiện đại có thể kết hợp điều trị  y học cổ truyền giúp mau hồi phục vận động và giảm tác dụng phụ của thuốc kháng viêm giảm đau. Y học cổ truyền điều trị gồm phương pháp không dùng thuốc và thuốc:

Phương pháp không dùng thuốc:

Châm cứu: các điểm đau tại chỗ và kết hợp huyệt đặc hiệu tùy thể bệnh của bệnh nhân để có công thức huyệt phù hợp.

Xoa bóp: giúp giảm co cứng cơ, tạo cảm giác dễ chịu cho người bệnh, giúp khí huyết lưu thông tốt hơn.

Dưỡng sinh: luyện khí giúp tập cơ khớp kết hợp cân bằng cả trạng thái tâm lý, giúp người bệnh giảm căng thẳng, lo lắng.

Phương pháp dùng thuốc: tùy vào thể bệnh của bệnh nhân mà có bài thuốc phù hợp, thường trên lâm sàng sử dụng bài Độc hoạt tang ký sinh gia giảm.

Phòng bệnh

Chế độ ăn uống sinh hoạt: trong phòng bệnh đau TKT quan trọng là phải có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, cần bỏ rượu, thuốc lá, giảm cân với những người béo phì, tránh những căng thẳng quá mức về tâm lý. Không nên nằm đệm quá dày và mềm.

Khi có nguy cơ lún và di lệch cột sống (lao, viêm, ung thư…) các bác sĩ sẽ cố định bằng bột, đai nẹp, yếm, áo chỉnh hình thắt lưng.

Tư thế: bảo đảm tư thế đúng khi đứng, ngồi, mang vác hay nhấc vật nặng. Người luôn đứng ở thế thẳng, không rũ vai, gù lưng, tránh khom lưng khi ngồi đọc và viết lâu, ghế ngồi không quá cao hoặc bàn viết không quá thấp. Nếu phải ngồi lâu nên thường xuyên đứng lên và làm các động tác thể dục giữa giờ. Khi mang vác vật nặng, hãy để cho sức nặng của vật chia đều cả hai bên cơ thể, không bao giờ mang vật nặng ở một bên. Tránh mang nặng trong thời gian dài. Khi muốn nhấc một vật nặng lên nên co đùi, gập gối, đôi chân gập lại vừa phải nhưng vẫn giữ lưng thẳng. Nên đứng lên bằng cách thẳng hai chân. Không nên giữ thẳng hai chân và cúi cong người xuống khi nhấc vật nặng.

Châm cứu các điểm đau tại chỗ

Tập thể dục: thường xuyên, không quá sức, áp dụng các bài tập tăng cường sự dẻo dai, khỏe mạnh của các khối cơ cạnh cột sống và cơ bụng. Có thể đi bộ trên nền phẳng, bơi, đạp xe. Tránh tuyệt đối các động tác thể thao hoặc vận động quá mức như: golf, bóng chuyền, vác balô nặng… Cần cải thiện điều kiện làm việc, hạn chế các sang chấn về tinh thần, chấn thương do lao động.

Xoa bóp giúp giảm co cứng cơ

Khi bị đau TKT, bệnh nhân phải nghỉ ngơi tuyệt đối, phải nằm giường cứng, tránh nằm võng hay ngồi ghế dựa. Tránh vận động mạnh như xoay người đột ngột, chạy nhảy, cúi gập người… Vật lý trị liệu: kéo giãn cột sống, nắn cột sống, thể dục trị liệu, hồng ngoại, sóng ngắn, đắp sáp nến… Dùng thuốc: giảm đau, chống viêm không steroide, phong bế rễ thần kinh bằng corticoid hay novocain kết hợp với vitamin B12. Thuốc giãn cơ, an thần, vitamin nhóm B liều cao kết hợp với axít folic. Điều trị nguyên nhân như: dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn. Phẫu thuật được đặt ra trong các trường hợp: thể liệt, hội chứng đuôi ngựa, hẹp ống sống thắt lưng, đau không thể chịu được mặc dù đã dùng thuốc giảm đau hoặc hay tái phát.

Trong điều trị đau TKT, phương pháp vật lý trị liệu đã cho kết quả khá tốt

Phòng bệnh
Chế độ ăn uống sinh hoạt: trong phòng bệnh đau TKT quan trọng là phải có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, cần bỏ rượu, thuốc lá, giảm cân với những người béo phì, tránh những căng thẳng quá mức về tâm lý. Không nên nằm đệm quá dày và mềm.
Tư thế: bảo đảm tư thế đúng khi đứng, ngồi, mang vác hay nhấc vật nặng. Người luôn đứng ở thế thẳng, không rũ vai, gù lưng, tránh khom lưng khi ngồi đọc và viết lâu, ghế ngồi không quá cao hoặc bàn viết không quá thấp. Nếu phải ngồi lâu nên thường xuyên đứng lên và làm các động tác thể dục giữa giờ. Khi mang vác vật nặng,hãy để cho sức nặng của vật chia đều cả hai bên cơ thể, không bao giờ mang vật nặng ở một bên. Tránh mang nặngtrong thời gian dài. Khi muốn nhấc một vật nặng lên nên co đùi, gập gối, đôi chân gập lại vừa phải nhưngvẫn giữ lưng thẳng. Nên đứng lên bằng cách thẳng hai chân. Không nên giữ thẳng hai chân và cúi cong người xuống khi nhấc vật nặng.
Tập thể dục: thường xuyên, không quá sức, áp dụng các bài tập tăng cường sự dẻo dai, khỏe mạnh của các khối cơ cạnh cột sống và cơ bụng. Có thể đi bộ trên nền phẳng, bơi, đạp xe. Tránh tuyệt đối các động tác thể thao hoặc vận động quá mức như: golf, bóng chuyền, vác balô nặng… Cần cải thiện điều kiện làm việc, hạn chế các sang chấn về tinh thần, chấn thương do lao động.
Khi bị đau TKT, bệnh nhân phải nghỉ ngơi tuyệt đối, phải nằm giường cứng, tránh nằm võng hay ngồi ghế dựa. Tránh vận động mạnh như xoay người đột ngột, chạy nhảy, cúi gập người… Vật lý trị liệu: kéo giãn cột sống, nắn cột sống, thể dục trị liệu, hồng ngoại, sóng ngắn, đắp sáp nến… Dùng thuốc: giảm đau, chống viêm không steroide, phong bế rễ thần kinh bằng corticoid hay novocain kết hợp với vitamin B12. Thuốc giãn cơ, an thần, vitamin nhóm B liều cao kết hợp với axít folic. Điều trị nguyên nhân như: dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn. Phẫu thuật được đặt ra trong các trường hợp: thể liệt, hội chứng đuôi ngựa, hẹp ống sống thắt lưng, đau không thể chịu được mặc dù đã dùng thuốc giảm đau hoặc hay tái phát.

BS. LƯU THỊ THANH LOAN

]]>
Biểu hiện đau thần kinh tọa http://tapchisuckhoedoisong.com/bie%cc%89u-hie%cc%a3n-dau-than-kinh-toa-14794/ Wed, 08 Aug 2018 16:16:22 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bie%cc%89u-hie%cc%a3n-dau-than-kinh-toa-14794/ [...]]]>

Cách đây 4 ngày, khi ngủ dậy tôi bị đau cột sống ở phần thắt lưng, sau đó lan xuống đùi và đến gót chân trái. Xin hỏi bác sĩ có phải tôi bị đau thần kinh toạ? Phải điều trị như thế nào?

Đặng Văn Huỳnh([email protected])

Dây thần kinh tọa là một dây thần kinh dài nhất cơ thể, trải dài từ phần dưới thắt lưng đến tận ngón chân. Dây thần kinh tọa chi phối các động tác của chân, góp phần làm nên các động tác đi lại, đứng ngồi của hai chân. Đau dây thần kinh tọa biểu hiện đặc trưng bằng cảm giác đau lan dọc xuống phía đùi theo rễ thần kinh lưng 5 (L5) và rễ thần kinh sống 1 (S1). Nếu rễ thần kinh L5 bị tổn thương thì có hiện tượng đau dọc từ lưng eo phía ngoài xuống ngoài động mạch cẳng chân tới tận ngón chân út. Nếu rễ thần kinh S1 bị tổn thương thì đau dọc ra phía sau mông, thẳng xuống sau đùi, sau bắp cẳng chân tới phía ngoài bàn chân. Đau thần kinh tọa thường ở một bên chân. Trong trường hợp đau nhẹ, người bệnh vẫn đi lại, làm việc bình thường. Nếu đi lại nhiều, đứng nhiều, ngồi nhiều trong một ngày, đau có thể tái phát. Nếu đau nhiều thì khi chân dẫm mạnh xuống đất, ho mạnh, hắt hơi, đi đại tiện rặn cũng đau. Các nguyên nhân gây đau thần kinh tọa gồm: tổn thương ở cột sống thắt lưng gây chèn ép rễ thần kinh, thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng, các tổn thương thoái hóa cột sống thắt lưng, u, viêm cột sống dính khớp, viêm đốt sống do nhiễm khuẩn… Do vậy, bạn nên đi khám chuyên khoa nội thần kinh hoặc xương khớp để được chẩn đoán xác định bệnh từ đó bác sĩ sẽ kê đơn và hướng dẫn phương pháp điều trị thích hợp.

Chúc bạn nhanh lành bệnh!

BS. Đinh Thị Thanh

]]>
Có phải đau thần kinh tọa? http://tapchisuckhoedoisong.com/co-pha%cc%89i-dau-than-kinh-toa-13384/ Thu, 02 Aug 2018 15:14:52 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/co-pha%cc%89i-dau-than-kinh-toa-13384/ [...]]]>

Xin hỏi bác sĩ có đúng không và phải điều trị như thế nào?

Bùi Thị Chúc ([email protected])

Đau dây thần kinh tọa biểu hiện đặc trưng bằng cảm giác đau lan dọc xuống phía đùi theo rễ thần kinh lưng 5 (L5) và rễ thần kinh sống 1 (S1). Nếu rễ thần kinh L5 bị tổn thương thì có hiện tượng đau dọc từ lưng eo phía ngoài xuống ngoài động mạch cẳng chân tới tận ngón chân út. Nếu rễ thần kinh S1 bị tổn thương thì đau dọc ra phía sau mông, thẳng xuống sau đùi, sau bắp cẳng chân tới phía ngoài bàn chân. Đau thần kinh tọa thường ở một bên chân. Trong trường hợp đau nhẹ, người bệnh vẫn đi lại, làm việc bình thường. Nếu đi lại nhiều, đứng nhiều, ngồi nhiều trong một ngày, đau có thể tái phát. Nếu đau nhiều thì khi chân dẫm mạnh xuống đất, ho mạnh, hắt hơi, đi đại tiện rặn cũng đau. Các nguyên nhân gây đau thần kinh tọa gồm: tổn thương ở cột sống thắt lưng gây chèn ép rễ thần kinh, thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng, các tổn thoái hóa cột sống thắt lưng, u, viêm cột sống dính khớp, viêm đốt sống do nhiễm khuẩn,… Do vậy, bạn nên đi khám chuyên khoa nội thần kinh hoặc xương khớp để được chẩn đoán xác định bệnh từ đó bác sĩ sẽ kê đơn và hướng dẫn phương pháp điều trị thích hợp. Chúc bạn nhanh lành bệnh.

BS. Đinh Thị Thanh

]]>
Khắc phục đau thần kinh tọa thế nào? http://tapchisuckhoedoisong.com/khac-phuc-dau-than-kinh-toa-the-nao-13084/ Sun, 29 Jul 2018 14:50:11 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/khac-phuc-dau-than-kinh-toa-the-nao-13084/ [...]]]>

Tình trạng chèn ép hoặc kích thích dây thần kinh hông to (dây thần kinh dài nhất trên cơ thể) có thể gây đau dây thần kinh tọa. Nó gây đau từ nhẹ tới nặng, bắt nguồn từ thắt lưng và lan xuống đùi, tới bắp chân, thường ở một bên cơ thể. Một số hành động đơn giản như cười, hắt hơi, ho, đứng hoặc ngồi trong một thời gian dài cũng có thể gây đau.

Sống chung với đau thần kinh tọa

Với một số người đau thần kinh tọa có thể được điều trị dễ dàng. Cơn đau có thể được giải quyết và giải quyết trong vài tuần với điều trị bảo tồn. Nhưng với một số người khác, bệnh đòi hỏi sự kiên nhẫn và sức chịu đựng. Đau thần kinh tọa, khi bị bỏ qua có thể gây bực bội và ảnh hưởng nhiều tới chất lượng sống của bạn. Bạn có thể bị những đợt phát bệnh và sẽ nặng dần theo thời gian. Những hoạt động đơn giản hàng ngày như đi bộ, ngồi thẳng, đứng và ngủ có thể bị bị hạn chế, thậm chí không thể thực hiện. Bệnh có thể dẫn đến sự bất động một phần của chân hoặc mất cảm giác một phần hoặc hoàn toàn ở chân bị ảnh hưởng.

 

 

1. Hạn chế khó chịu

Sự kết hợp các kỹ thuật tự giúp đỡ và điều trị có thể giúp bạn kiểm soát các giai đoạn đau thần kinh tọa kéo dài hoặc tiến triển. Thuốc giảm đau có thể giúp giảm đau trong giai đoạn đầu đau thần kinh tọa mạn tính. Việc chườm nóng hoặc chườm lạnh có thể có lợi. Tiêm steroid ngoài màng cứng có thể giúp giảm viêm. Nghỉ ngơi trên giường 1-2 ngày có thể giảm đau tạm thời. Nhưng nhớ rằng cần tích cực vận động cơ thể.

2. Củng cố sức khỏe vùng thắt lưng

Sau một thời gian ngắn nghỉ ngơi, cần kết hợp đi bộ và các bài tập kéo giãn hàng ngày một cách nhẹ nhàng. Tập luyện thường xuyên sẽ tăng cường cơ lưng và giúp hỗ trợ cột sống. Nó cũng kích thích sự sản sinh các hóa chất giảm đau tự nhiên gọi là endorphins. Nên tránh tập tạ khi bị đau thần kinh tọa. Thay thế bằng các lựa chọn khác như bơi hoặc pilat, sẽ không làm nặng thêm tình trạng bệnh và giúp duy trì sức khỏe tốt.

Nên nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu trước khi bắt đầu bất cứ phác đồ tập luyện mới nào. Duy trì kế hoạch điều trị. Giảm đau thần kinh tọa không thể ngay lập tức và có thể cần thời gian để có kết quả.

3. Các phương pháp thay thế

Bạn có thể được lợi từ các phương pháp thay thế. Yoga có thể an toàn và có lợi với người bị đau thần kinh tọa. Mát xa bằng dầu và asana yoga có thể giúp giảm đáng kể các dấu hiệu và triệu chứng đau thần kinh tọa như đau, cứng, khó khăn trong việc đi bộ và đau khi cúi về phía trước.

4. Lựa chọn phẫu thuật

Nếu bạn không thấy bất cứ sự khác biệt nào về tình trạng bệnh sau vài tuần điều trị, bạn có thể yêu cầu phẫu thuật để điều trị bệnh. Việc phẫu thuật có thể điều trị nguyên nhân và giúp giảm áp lực lên dây thần kinh. Hãy tìm hiểu về những rủi ro và lợi ích của phẫu thuật cột sống. Đi khám bác sĩ ngay nếu bị tê ở thắt lưng, chân, cảm thấy yếu ở chân và bàn chân hoặc mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột.

BS Cẩm Tú

(Theo THS)

]]>
Đau thần kinh tọa – yếu tố nguy cơ và triệu chứng http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-than-kinh-toa-yeu-to-nguy-co-va-trieu-chung-12178/ Thu, 26 Jul 2018 12:05:37 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-than-kinh-toa-yeu-to-nguy-co-va-trieu-chung-12178/ [...]]]>

Gần 30% bệnh nhân đau thần kinh tọa có các triệu chứng dai dẳng có thể kéo dài tới hai năm và phải nằm trên giường 6 tới 8 tuần để phục hồi. Nguyên nhân phổ biến nhất gây đau thần kinh tọa là thoát vị đĩa đệm xảy ra khi đĩa đệm bị rạn, vỡ trong ống tủy của người bệnh. Các nghiên cứu chỉ ra rằng thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân của 90% các trường hợp đau thần kinh tọa.

Yếu tố nguy cơ gây đau thần kinh tọa

Ước tính có khoảng 5%-10% bệnh nhân đau lưng dưới bị đau thần kinh tọa. Các nghiên cứu chỉ ra rằng có một số yếu tố nguy cơ tiềm ẩn gây đau thần kinh tọa:

– Nếu bạn ở độ tuổi 45-64

– Hút thuốc

– Luyện tập quá nhiều hoặc hoạt động thể chất liên tục và quá sức gồm nâng vật nặng khi cúi xuống và xoay. Các bác sĩ vật lý trị liệu nói rằng có những bài tập thể dục dành riêng cho bệnh nhân đau thần kinh tọa.

– Lái xe trong thời gian dài có thể dẫn đến đau thần kinh tọa đặc biệt nếu bạn phải lái xe trên những con đường không bằng phẳng, nhiều ổ gà.

– Thừa cân

– Chiều cao của bạn có thể đặt bạn vào nguy cơ bị thần kinh tọa hoặc đau thắt lưng. Những phụ nữ cao 1,75cm và 1,70m dễ bị đau thắt lưng và đau thần kinh tọa.

– Lối sống ít vận động bao gồm ngồi một chỗ thời gian dài.

Các triệu chứng của đau thần kinh tọa

– Cơn đau nhói từ mông lan xuống mặt sau của chân nhiều hơn đau ở vùng thắt lưng.

– Đau nhiều ở bàn chân và ngón chân

– Tê chân kèm theo ngứa ran và cảm giác kim châm ở chân bị bệnh. Bạn có thể có triệu chứng này đồng thời thấy khó cử động chân hoặc bàn chân.

– Ngoài mông và chân, bạn cũng có thể bị đau quanh hông.

– Ho hắt hơi hoặc thậm chí cười cũng gây đau.

BS Cẩm Tú/univadis

(Theo THS)

]]>
Bài thuốc chữa đau thần kinh tọa http://tapchisuckhoedoisong.com/bai-thuoc-chua-dau-than-kinh-toa-2384/ Wed, 18 Jul 2018 13:49:23 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bai-thuoc-chua-dau-than-kinh-toa-2384/ [...]]]>

Đau thần kinh tọa còn gọi là đau thần kinh hông. Đau dây thần kinh hông là chứng đau ở rễ thần kinh thắt lưng V và cùng L với đặc tính đau lan theo đường đi của dây thần kinh hông.

Theo Đông y, 3 nguyên nhân chính gây đau thần kinh tọa là phong, hàn, thấp. Tùy thể bệnh mà dùng bài thuốc thích hợp.

 

Cây và vị thuốc độc hoạt trị đau dây thần kinh.

Cây và vị thuốc độc hoạt trị đau dây thần kinh.

Phong tà: Với đặc điểm thường xuyên di chuyển (thiện hành) và thay đổi luôn (đa biến). Thường phối hợp với hàn và thấp gây nên chứng tí (đau). Xâm nhập vào mạch lạc, làm tắc mạch lạc ở cơ khớp gây nên đau ở cơ, ở gân, ở khớp làm vận động khó khăn, song không có nóng, đỏ, đau.

Bài thuốc: Độc hoạt ký sinh thang: độc hoạt 12g, ngưu tất, bạch thược, đương quy, thục địa, tang ký sinh, đảng sâm, phục linh, đại táo đều 12g, phòng phong, đỗ trọng, cam thảo đều 8g, tế tân, quế chi đều 6g. Sắc uống ngày một thang.

Hàn tà: Có tính làm ngưng trệ và co rút. Tính ngưng trệ làm cho khí huyết, kinh lạc đều ngưng trệ, huyết trệ nặng hơn thành huyết ứ. Có thể nhận định rằng: Bản thân người bệnh có sẵn tình trạng ngưng trệ ở khí huyết, kinh lạc, lại gặp thêm ngoại tà như thời tiết lạnh (hàn tà) xâm nhập làm cho chân co duỗi khó khăn hoặc có từng điểm gân co rút, co giật. Hàn tà gây nên cảm giác nhức hoặc đau như dùi đâm…

Bài thuốc: Thạch cao tri mẫu quế chi thang (Bạch hổ gia quế chi thang): thạch cao 30g, tri mẫu 10g, quế chi 6g, nhẫn đông đằng 8g, liên kiều 6g, uy linh tiêm 8g, phòng kỷ 10g, hoàng bá 6g, xích thược 8g, đan bì 8g, tang chi 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thấp tà: Có xu hướng phát triển từ dưới thấp trước, thường là từ bàn chân chuyển dần lên nhưng trong bệnh này không có hiện tượng đó. Theo Đông y, vùng eo lưng trở xuống gọi là vùng đái mạch (đái mạch khu), vùng này đau thường liên hệ đến thấp, thấp tà ở vùng đái hạ có liên quan tới tỳ (tỳ chủ thấp). Thấp có thể do tỳ hư, cũng có thể từ hàn sinh ra. Bắt đầu thì hàn sinh ra thấp, sau đó hợp với thấp làm thành hàn thấp. Hàn và thấp phát triển đến một mức độ nào đó cũng hoá ra nhiệt, gây cảm giác nóng ở chỗ đau, thấp hoá nhiệt thành thấp nhiệt.

Bài thuốc: Quyên tý thang gia giảm: cam thảo 4g, độc hoạt 8g, đương quy 8g, hải phong đằng 4g, hoàng kỳ 8g, khương hoạt 12g, một dược 4g, nhũ hương 4g, phòng phong 8g, tang chi 8g, xuyên khung 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Lương y Hoài Vũ

]]>