chuyển mùa – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Tue, 02 Oct 2018 14:25:03 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png chuyển mùa – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Cảnh giác với bệnh cúm khi chuyển mùa http://tapchisuckhoedoisong.com/canh-giac-voi-benh-cum-khi-chuyen-mua-16231/ Tue, 02 Oct 2018 14:25:03 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/canh-giac-voi-benh-cum-khi-chuyen-mua-16231/ [...]]]>

Thời tiết chuyển mùa, bệnh cúm đã bắt đầu xuất hiện, mọi người cần cảnh giác cao với căn bệnh này vì có thể gây thành dịch, làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và nguy hiểm hơn là bệnh có thể gây tử vong.

Trong bối cảnh thời tiết thay đổi do chuyển mùa từ thu sang đông sẽ có rất nhiều bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gia tăng (cả số mắc và cả có nguy cơ bùng phát dịch). Đặc biệt, có những bệnh tưởng như bệnh thông thường, rất dễ mắc khi thay đổi thời tiết, nhưng chủ quan có thể gây tử vong. Vì vậy, khi thời tiết thay đổi thường xuất hiện những bệnh viêm đường hô hấp, trong đó bệnh cảm lạnh và cúm là rất dễ xảy ra, bởi vì với thời tiết này các loại vi sinh vật gây bệnh rất thuận lợi để phát triển, đặc biệt là các loại virut cúm. Đồng thời ở nước ta đang có mầm bệnh cúm, nhất là loại cúm A/H1N1 (cúm thường).

Bệnh cúm lây lan thế nào?

Bệnh cúm là một căn bệnh truyền nhiễm thuộc đường hô hấp, nhất là đường hô hấp trên (mũi, họng hầu, thanh quản), virut làm tổn thương niêm mạc của miệng, mũi, họng hầu, thanh quản và có thể lan xuống đường hô hấp dưới (khí quản, phế quản, tiểu phế quản…). Thường có 3 loại virut gây ra bệnh cúm, đó là virut cúm A, cúm B và cúm C. Các bệnh cúm do virut gây ra lây lan chủ yếu bằng không khí, trong đó có các hạt nước bọt nhỏ li ti do người bệnh ho, nói bắn ra và không khí có chứa virut cúm gây bệnh. Khi người lành hít phải các loại không khí này sẽ mắc bệnh cúm. Trong khí đó, bệnh cảm lạnh có một số triệu chứng tương tự như bệnh cúm nhưng nhẹ hơn. Cảm lạnh thường do một số virut đường hô hấp gây nên, phổ biến nhất là Rhinovirus, Coronavirus và Parainfulenzavirus.bệnh cúm khi chuyển mùa

Đeo khẩu trang, rửa tay là biện pháp phòng bệnh lây nhiễm.

Biểu hiện của bệnh cúm

Thời kỳ ủ bệnh của bệnh cúm thường ngắn (1-3 ngày). Khởi phát có đau rát họng, tiếp theo là nghẹt mũi, chảy nước mũi và có thể có hắt hơi (kéo dài vài, ba ngày). Cùng với đau rát họng là sốt cao (có thể muộn hơn một vài ngày), đau nhức toàn thân và ho. Bệnh thường kéo dài khoảng một tuần là lui bệnh (khỏi). Tuy vậy, bệnh cúm có thể gây nên một số biến chứng, thậm chí có thể gây tử vong.

Biến chứng gì thường gặp nhất

Đó là viêm phổi sau bệnh cúm, nhất là người có sức đề kháng kém (trẻ em, người cao tuổi, người suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh tim, bệnh phổi mạn tính như viêm phế quản mạn tính, COPD, hen suyễn, khí phế thũng…).

Bên cạnh các biến chứng thường gặp, ở trẻ em (từ 2- 16 tuổi, sức yếu, ăn uống không đủ chất…) có thể bị mắc thêm bệnh Reye, là bệnh cực kỳ nguy hiểm. Bệnh có thể xảy ra vài ngày sau khi bị cúm (khi các triệu chứng của cúm đã giảm dần), bỗng chốc xuất hiện buồn nôn và nôn thực sự. Nếu không cấp cứu kịp thời, khoảng 1-2 ngày, trẻ có các triệu chứng ngộ độc thần kinh như lờ đờ hoặc mê sảng, hoặc co giật, dần dần bị hôn mê và có thể tử vong.

Cần phân biệt bệnh cúm với bệnh cảm lạnh. Bệnh cảm lạnh thường sốt nhẹ, đau họng nhẹ, ho ít và thỉnh thoảng có hắt hơi và không kéo dài. Nếu không được điều trị đúng có thể dẫn đến viêm xoang hoặc viêm tai, tuy nhiên bệnh có thể tự khỏi.

Điều trị và phòng bệnh

Khi nghi bị cúm cần được xác định chắc chắn nguyên nhân gây bệnh, điều này sẽ diễn ra khi người bệnh được nhập viện kịp thời, nếu là do virút cúm, dùng thuốc kháng virút, đồng thời điều trị triệu chứng (giảm sốt, giảm ho…), nâng thể trạng và bù nước, chất điện giải bị mất do sốt.

Cần phòng cho người khác bằng cách tự người bệnh đeo khẩu trang và cách ly với người lành, những người có nguy cơ cao mắc cúm do lây truyền cũng cần đeo khẩu trang và hạn chế  tiếp xúc với người bị cúm. Phòng bệnh tốt nhất là tiêm phòng vắc-xin cho mọi người, nhất là những người cao tuổi có bệnh mạn tính.

BS. Việt Thanh

]]>
Phòng bệnh xương khớp lúc chuyển mùa http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-benh-xuong-khop-luc-chuyen-mua-16133/ Tue, 25 Sep 2018 15:18:58 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-benh-xuong-khop-luc-chuyen-mua-16133/ [...]]]>

Nên làm gì để phòng bệnh xương khớp lúc chuyển mùa cho NCT?

Chuyển mùa, bệnh xương khớp dễ tái phát

Thời tiết chuyển mùa làm cho một số bệnh xuất hiện hoặc tái phát. Hiện tượng này gần như là yếu tố đặc trưng của khí hậu nước ta gây tác động xấu đến sức khỏe người bệnh, đặc biệt là các bệnh mạn tính liên quan đến thay đổi thời tiết, trong đó NCT chịu ảnh hưởng xấu về sức khỏe là không nhỏ. Bởi vì, chuyển mùa từ nóng sang lạnh, ẩm ướt, mưa nhiều, gió mùa, áp thấp nhiệt đới, đặc biệt là độ ẩm trong không khí tăng cao, cơ thể sẽ tạo ra phản ứng để thích nghi với thời tiết bằng cách co các mạch máu ngoại vi, từ đó làm giảm tưới máu cho các cơ quan ngoại biên trong đó có da, cơ, xương, khớp. Các hiện tượng phản ứng lại của cơ thể ở NCT sẽ nên gây ra các biểu hiện như: đau mỏi cơ xương khớp, co cứng cơ vùng vai gáy, thắt lưng.

Phòng bệnh xương khớp lúc chuyển mùa

Mặt khác các tế bào sụn khớp ở người cao tuổi tổng hợp rất ít protein và collagen. Điều này làm suy giảm độ bền cũng như khả năng tái tạo của sụn khớp. Khi tế bào sụn già không khôi phục được một cách nhanh chóng, các vết nứt sẽ xuất hiện ở vùng đáy sụn, thương tổn ban đầu xuất hiện và dần dần tiến triển thành thoái hóa khớp. Thêm vào đó, các sợi collagen type II trong sụn khớp trở nên mảnh, nhỏ hơn, lỏng lẻo và xoắn vặn gây thoái hóa chất nền sụn khớp. Khi sụn khớp bị phá vỡ, gân và dây chằng căng ra, xương chà xát với nhau gây nên những cơn đau nhức và giảm chức năng vận động. Ở trường hợp thoái hóa khớp nặng, các đầu xương lồi ra (mọc gai xương) chạm vào nhau, có khi chèn ép dây thần kinh và có thể gặp nguy cơ tàn phế suốt đời. Các triệu chứng xảy ra từng đợt nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị, về lâu dài sẽ gây đau đớn, thậm chí tàn phế ảnh hưởng trực tiếp đến lao động và sinh hoạt hàng ngày.

Phòng bệnh xương khớp lúc chuyển mùaThương tổn ban đầu xuất hiện và dần dần tiến triển thành thoái hóa khớp

Theo thống kê của ngành xương khớp, có khoảng 50% số bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh về cơ xương khớp và 50% số bệnh nhân mới đượcphát hiện. Đáng kể có 20% số bệnh nhân đến khám và điều trị tại các khoa xương khớp trong tình trạng bệnh nặng kèm biến chứng phải nhập viện có liên quan mật thiết đến thời tiết chuyển mùa. Vì vậy, các tác giả cho rằng thời tiết giao mùa chính là thời điểm thuận lợi để bệnh xương khớp tiến triển nặng hơn và cũng là yếu tố thuận lợi để tái phát bệnh khớp.

20% số bệnh nhân đến khám và điều trị trong tình trạng bệnh nặng có liên quan mật thiết đến thời tiết chuyển mùa.

 

Dù ít có khả năng gây tử vong, nhưng bệnh cơ xương khớp nếu không được điều trị sẽ để lại những di chứng vô cùng nặng nề với người bệnh. Nó làm giảm hoặc mất đi khả năng vận động, lao động bình thường của người bệnh, ảnh hưởng trầm trọng đến sinh hoạt, kéo chất lượng cuộc sống đi xuống một cách không phanh…

Những bệnh về xương khớp có liên quan đến chuyển mùa

Ở NCT có vô số bệnh hoặc là mạn tính hoặc mới xuất hiện, trong đó các bệnh về xương khớp như: thoái hóa khớp cột sống cổ, khớp vai, thoái hóa cột sống lưng, thắt lưng, thoái hóa khớp gối, khớp bàn tay, bàn chân hoặc thoát vị đĩa đệm (lồi đĩa đệm) gây nên bệnh cấp tính hoặc mạn tính. Ngoài ra, NCT còn có thể mắc bệnh loãng xương (nhất là phái nữ), bệnh  gút (chủ yếu ở phái nam). Đáng lo ngại nhất là bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng gây lồi đĩa đệm, nếu cấp tính sẽ đau thắt lưng gây ra hiện tượng khó nằm, khó ngồi (nằm đau, ngồi cũng đau), khó ngủ. Khi bị lồi đĩa đệm mạn tính sẽ bị chèn ép gây đau thần kinh tọa làm cho người bệnh vô cùng vất vả, đau đớn, nguy hiểm hơn có thể gây tàn phế (teo các cơ bắp chân, liệt…). Bên cạnh thoái hóa cột sống thắt lưng, NCT có thể bị thoái hóa khớp gối gây không ít khó khăn trong cuộc sống của họ. Đây là bệnh thường hay xuất hiện nhất, đặc biệt là lúc giao mùa làm cho người bệnh khốn khổ vì căn bệnh đó (đau, sưng nề, vận động khớp gối khó khăn do cứng khớp, nhất là các vận động gấp, duỗi cẳng chân, lúc lên hoặc xuống cầu thang).

Hoặc, một số NCT khi chuyển mùa, tự nhiên lúc ngủ dậy không vận động được khớp cổ tay, khó vận động khớp bàn ngón tay, khớp gối, cổ chân và  khó thực hiện được các động tác nhỏ như đi lại, đánh răng, cầm bát đũa do khô khớp gây cứng khớp. Một số trường hợp nct mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, khi chuyển mùa khớp viêm, sưng đau ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sinh hoạt và đi lại của người bệnh. Bệnh gút có thể gặp ở một số NCT do lâm bệnh từ lúc trai trẻ kéo dài cho đến khi có tuổi hoặc không được chữa trị đúng hoặc chữa trị nhưng không khỏi hẳn và bệnh hay tái phát. Mắc bệnh gút hoặc bệnh gút tái phát khi đã có tuổi rất dễ nhầm với thoái hoá khớp hoặc viêm khớp dạng thấp vì đây là ba căn bệnh có thể gặp ở NCT. Bệnh gút, ngoài việc không kiêng khem đúng mức, chuyển mùa bệnh cũng rất dễ tái phát. Khi bệnh gút tái phát gây đau đớn nhất là bệnh thường đau tăng lên về ban đêm làm cho người bệnh mất ngủ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.

Nguyên tắc phòng bệnh

Khi bị đau nhức xương khớp, nhất là lúc giao mùa NCT nên đi khám bệnh, tốt nhất là khám chuyên khoa xương khớp để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời, tránh để xảy ra biến chứng.

Phòng bệnh xương khớp lúc chuyển mùaHàng ngày nên vận động cơ thể, nhất là xoa bóp các khớp

Hàng ngày nên vận động cơ thể, nhất là xoa bóp các khớp thắt lựng, khớp gối, cổ tay bàn tay, cổ chân. Tốt nhất là xoa bóp có dầu hoặc các thuốc kem như dầu tràm, dầu gió, thuốc Deepheat, Fendel… Nếu bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, muốn tập vận động nên theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa khớp. Những ngày lạnh, mưa, ẩm ướt không nên ra khỏi nhà và không nên tắm, rửa nước lạnh.

Cần giữ ấm cho cơ thể nhất là các khớp gối, cổ chân, bàn chân, bàn tay.  Nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm các việc nặng, tránh ngồi lâu một vị trí (nhất là thoái hóa cột sống thắt lưng, cột sống cổ), tránh ngồi xổm (thoái hóa cột sống thắt lưng). Nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý (chú ý bổ sung đầy đủ protein và các loại vitamin, đặc biệt là vitamin C, D và ăn nhiều thực phẩm chứa canxi như: sữa, chế phẩm từ đậu, tránh ăn các thực phẩm kích thích, đông lạnh).

TTƯT.PGS.TS. BÙI KHẮC HẬU

]]>
Chuyển mùa, cần cảnh giác với viêm phế quản cấp http://tapchisuckhoedoisong.com/chuyen-mua-can-canh-giac-voi-viem-phe-quan-cap-16032/ Wed, 19 Sep 2018 14:25:28 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/chuyen-mua-can-canh-giac-voi-viem-phe-quan-cap-16032/ [...]]]>

Nguyên nhân gây bệnh

Có nhiều nguyên nhân trong đó có các nguyên nhân thuận lợi khiến nhiều trường hợp có nguy cơ mắc viêm phế quản cấp cao hơn những người khác, những đối tượng này bao gồm: Thay đổi thời tiết, nhiễm lạnh đột ngột; Cơ thể suy mòn, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch;  Ứ đọng phổi do suy tim; Các bệnh của phổi như lao phổi và ung thư phổi. Đặc biệt, ngày nay, nhiều nghiên cứu cho rằng môi trường sống ẩm thấp nhiều khói bụi sẽ gây gia tăng người mắc bệnh.

Nguyên nhân tiếp theo là virut, vi khuẩn trong đó các virut thường gây nhiễm trùng đường hô hấp bao gồm: influenza A và B, parainfluenza, corona virut (type 1-3), rhino virut, virut hợp bào hô hấp (respiratory syncytial virut) và metapneumo virut ở người.

Các vi khuẩn thường gây nhiễm khuẩn hô hấp bao gồm: Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Mycoplasma pneumoniae, Chlamydophila pneumoniae, Moraxella catarrhalis…

Một số nguyên nhân khác: Hít phải hơi độc: khói thuốc lá, chlore, amoniac, acid, dung môi công nghiệp, yếu tố dị ứng: viêm phế quản cấp xảy ra giống như cơn hen phế quản, viêm phế quản cấp cũng hay xảy ra trên người hen, mày đay, phù Quinck.

Viêm phế quản thường khởi phát lúc giao mùa.

Viêm phế quản thường khởi phát lúc giao mùa.

Dấu hiệu nhận biết

Bệnh viêm phế quản cấp là tình trạng viêm nhiễm cấp tính niêm mạc đường thở từ thanh quản trở xuống tới nhu mô phổi. Khi tình trạng viêm chỉ khu trú ở phía trên hai dây thanh âm sẽ được các thầy thuốc chẩn đoán là viêm đường hô hấp trên, bao gồm: viêm mũi, họng, thanh quản…

Biểu hiện của viêm phế quản cấp thường dễ nhận biết, bệnh thường xuất hiện sau một đợt cúm (người bệnh có sốt, đau đầu, đau mỏi người, đau rát họng, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi). Sau đó, bệnh nhân xuất hiện ho tăng dần, có thể ho đơn thuần không kèm khạc đờm nhưng nhiều trường hợp có ho, khạc đờm. Trong những trường hợp này, người bệnh nên khạc đờm ra tờ giấy trắng và nhận biết màu sắc đờm của mình. Nếu đờm màu trắng trong, khi đó bệnh thường chỉ do virut, nhưng khi thấy đờm có màu vàng, màu xanh hoặc màu đục như mủ: những trường hợp này thường là viêm phế quản cấp do vi khuẩn, cần được dùng kháng sinh.

Một số rất ít trường hợp viêm phế quản cấp có thể có khó thở hoặc có sốt, thậm chí có thể có đau ngực. Để tránh nhầm lẫn viêm phế quản cấp với những bệnh nhiễm trùng hô hấp khác, tất cả những trường hợp có ho, khạc đờm mà kèm theo chỉ cần một trong các biểu hiện như: bệnh kéo dài quá 5 ngày, có thêm biểu hiện sốt, khó thở, tức ngực hoặc mệt nhiều…, cần đến khám bác sĩ ngay.

Điều trị như thế nào?

Hầu hết các trường hợp viêm phế quản cấp do căn nguyên virut. Ở những trường hợp này, dùng kháng sinh không có tác dụng. Do đó, việc chỉ định nhất loạt kháng sinh cho tất cả các trường hợp viêm phế quản cấp là không cần thiết. Chỉ nên dùng kháng sinh cho các trường hợp viêm phế quản cấp có kèm thêm: Bệnh nhân có kèm bệnh tim, phổi, thận, gan, thần kinh cơ, suy giảm miễn dịch; Bệnh nhân trên 65 tuổi có ho cấp tính kèm thêm 2 hoặc nhiều hơn các dấu hiệu sau (hoặc bệnh nhân trên 80 tuổi kèm thêm 1 hoặc nhiều hơn các dấu hiệu): nhập viện trong 1 năm trước; có đái tháo đường týp 1 hoặc týp 2; tiền sử suy tim xung huyết; hiện đang dùng corticoid uống.

Ngoài sử dụng các kháng sinh  theo chỉ định của bác sĩ thì bệnh nhân cần  uống nhiều nước giúp cải thiện việc ho, khạc đờm.

Lời khuyên của thầy thuốc

Để hạn chế viêm phế quản cấp, cần vệ sinh họng miệng hàng ngày bằng cách đánh răng và súc họng nước muối nhạt sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp. Không nên hút thuốc, bất kể là thuốc lào hay thuốc lá, không nên uống nhiều rượu bia. Nên vận động cơ thể đều đặn, chú ý tập thở (hít sâu, thở ra từ từ) hoặc đi bộ (vừa đi vừa hít thở đều đặn).

Loại bỏ yếu tố kích thích tránh khói bụi trong, ngoài nhà, môi trường ô nhiễm; giữ ấm vào mùa lạnh.

Tiêm vắc-xin phòng cúm, phế cầu, đặc biệt ở những trường hợp có bệnh phổi mạn tính, suy tim, cắt lách, tuổi trên 65. Cần điều trị các nhiễm trùng tai mũi họng, răng hàm mặt, tình trạng suy giảm miễn dịch là vô cùng cần thiết.

 

Gia tăng lạm dụng kháng sinh điều trị viêm phế quản

Viêm phế quản cấp cũng thường liên quan nhiều tới tình trạng dùng kháng sinh không phù hợp. Căn nguyên gây bệnh thường gặp nhất là do virut. Kháng sinh không trị được virut, tuy nhiên, nhiều nghiên cứu nhận thấy, có tới 70% số trường hợp viêm phế quản cấp đã dùng kháng sinh. Ở Việt Nam, nhiều nghiên cứu cho thấy, hầu hết những bệnh nhân khi đến khám bác sĩ đều đã dùng kháng sinh: khoảng 75,5% bệnh nhân viêm phổi do phế cầu và tụ cầu đã dùng kháng sinh từ 1 – 4 ngày trước vào viện. Nhiều trường hợp bệnh lý khác, do có triệu chứng không điển hình nên có thể chẩn đoán nhầm với viêm phế quản cấp như viêm phổi, hen phế quản, ung thư phổi.

Trong thời gian gần đây, ngày càng xuất hiện xu hướng kê kháng sinh phổ rộng trong điều trị viêm phế quản cấp. Điều này gợi ý trong tương lai gần, tình trạng kháng những kháng sinh này sẽ tăng nghiêm trọng.

 

BS. Nguyễn Thanh Hà

]]>
Chuyển mùa, bệnh hen suyễn dễ xuất hiện http://tapchisuckhoedoisong.com/chuyen-mua-benh-hen-suyen-de-xuat-hien-16003/ Mon, 17 Sep 2018 14:24:54 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/chuyen-mua-benh-hen-suyen-de-xuat-hien-16003/ [...]]]>

Tại sao bị bệnh hen?

Ở trẻ em, bệnh hen được gọi là viêm phế quản co thắt hay hen phế quản. Người trưởng thành, bệnh hen được gọi là hen suyễn hoặc hen. Bệnh hen có thể bị mắc từ lúc còn rất nhỏ – “hen sữa”. Có nhiều trường hợp càng lớn lên bệnh càng thuyên giảm và hết hẳn nhưng cũng có trường hợp bệnh không dứt điểm bao giờ và cũng có trường hợp lúc nhỏ không bị hen suyễn nhưng về già lại mắc chứng bệnh này. Yếu tố cơ địa dị ứng là nguyên nhân hàng đầu của bệnh hen. Lý do là khi cơ thể gặp các dị ứng nguyên (chất lạ đối với cơ thể) hoặc các loại có tính chất kích ứng, sẽ gây nên phản ứng dị ứng, tức là bị lên cơn hen, trong đó có liên quan đến thời tiết thay đổi đột ngột, lạnh, ẩm ướt, gió mùa Đông Bắc, áp thấp nhiệt đới.  Vì vậy, ở người có cơ địa dị ứng (viêm mũi dị ứng, bệnh mề đay, bệnh viêm da dị ứng, bệnh tổ đĩa, bệnh chàm, bệnh exzema) thường mắc bệnh hen.

Một số vi sinh vật (vi khuẩn, virút, vi nấm) cũng có thể là dị ứng nguyên kích thích cơ thể gây hen, đặc biệt là một số ký sinh trùng (mò, mạt, nấm mốc, giun đũa). Hen còn có thể do tác động của khói, bụi, hóa chất (khói bếp, khói thuốc lá, khói công nghiệp, hóa chất độc hại) hoặc lông chó, mèo… Một số thực phẩm cũng có thể kích thích gây nên cơn hen hoặc làm cho bệnh hen tăng lên khi ăn (tôm, cua, mắm tôm). Ngoài ra, một số thuốc điều trị bệnh khớp thuộc nhóm không steroid có tác dụng phụ là gây bệnh hen hoặc làm cho bệnh hen tăng lên (aspirin, diclofenac, piroxicam…) hoặc thuốc điều trị tăng huyết áp (atenolol…). Hen có thể do di truyền, nếu bố hoặc mẹ bị hen, các con có thể bị hen (25 – 30% nguy cơ con mắc bệnh); nếu cả bố và mẹ bị mắc bệnh hen, có từ 50 – 60% nguy cơ con mắc bệnh.

Biểu hiện của bệnh

Triệu chứng điển hình nhất của hen là ho và khò khè. Ho có thể kéo dài và thường hay xảy ra nhất là lúc thời tiết chuyển mùa, nóng, lạnh đột ngột, ẩm ướt. Ho thường xuất hiện cả ngày lẫn ban đêm nhưng ban đêm thường xảy ra nặng hơn, dồn dập hơn. Ho thường ho là ho khan, ho từng tiếng một. Đối với NCT, ho thường là dấu hiệu đầu tiên của cơn hen bắt đầu xuất hiện. Thông thường bệnh nhân hen có kèm theo viêm đường hô hấp trên (viêm mũi dị ứng, viêm họng), cho nên ho của bệnh hen rất dễ nhầm với ho do mắc các bệnh hô hấp khác. Tuy vậy, có một số bệnh nhân bị hen chỉ có biểu hiện duy nhất là ho, đặc biệt là nửa đêm về sáng.

Đi đôi với ho là triệu chứng khò khè do co thắt phế quản. Tiếng rít thường nghe được khi thở ra. Khò khè xảy ra cả ban ngày, cả ban đêm nhưng ban đêm thường diễn biến nặng hơn, dồn dập hơn, đặc biệt là mưa nhiều, lạnh, ẩm ướt, gió mùa đông bắc tràn về. Khi thấy cơn hen xuất hiện cần cảnh giác với cơn hen ác tính, nếu không cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng

Tăng xuất tiết cũng thường gặp ở người hen cho nên có rất nhiều đờm. Người bệnh luôn cảm thấy nặng ngực (cảm giác giống như lồng ngực bị bóp chặt) và khó thở (khó thở ra) do phế quản bị co thắt. Khó thở thường hay bị tái phát nhiều lần.

Trong trường hợp bị bội nhiễm đường hô hấp, có thể có sốt, vì vậy, bệnh trở nên nặng hơn, thậm chí nguy kịch hơn, đặc biệt là NCT sức yếu.

Đặc điểm của hen là các triệu chứng chỉ xảy ra trong cơn hen, ngoài cơn hen, ho, khó thở, khò khè, người bệnh trở về bình thường.

Nguyên tắc điều trị và phòng bệnh

Mùa lạnh đang đến, người bị hen cần hết sức cảnh giác đề phòng cơn hen ác  tính xảy ra. Vì vậy, cần dùng thuốc thường xuyên theo đơn của bác sĩ khám bệnh cho mình, đặc biệt là thuốc xịt họng cắt cơn hen và phòng cơn hen. Với NCT bị hen, các loại thuốc này thường xuyên phải có ở ngay bên mình (ngay đầu giường nằm hoặc trong túi xách, cặp khi ra khỏi nhà). Tuy nhiên, dùng loại thuốc nào có lợi cho người bệnh cần có chỉ định của bác sĩ khám bệnh, người bệnh không nên tự mua thuốc để điều trị cho bản thân mình hoặc điều trị cho người nhà của mình. Khi bệnh hen đã được kiểm soát, người bệnh nên khám định kỳ, khoảng từ 1 – 3 tháng/1 lần. Tuy vậy, khi người bệnh không đáp ứng được thuốc giãn phế quản, khó thở tăng lên, bệnh diễn biến nặng lên cần đi bệnh viện ngay.

PGS.TS. BÙI KHẮC HẬU

]]>
Phòng bệnh hen tái phát lúc chuyển mùa http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-benh-hen-tai-phat-luc-chuyen-mua-15960/ Wed, 12 Sep 2018 15:26:12 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-benh-hen-tai-phat-luc-chuyen-mua-15960/ [...]]]>

Nguyên nhân gây nên bệnh hen

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh hen nhưng chủ yếu là do yếu tố cơ địa dị ứng. Khi cơ thể gặp các dị ứng nguyên (chất lạ đối với cơ thể) hoặc các loại có tính chất kích ứng sẽ gây nên phản ứng dị ứng tức là bị lên cơn hen. Hen dễ gặp ở những người có cơ địa dị ứng (viêm mũi dị ứng, bệnh mề đay, bệnh viêm da dị ứng, bệnh tổ đỉa, bệnh chàm, bệnh eczema…). Bên cạnh đó, một số vi sinh vật (vi khuẩn, vi nấm) có thể gây dị ứng biểu hiện bằng hen, đặc biệt là một số ký sinh trùng (mò, mạt, nấm mốc, giun đũa). Hoặc hen do tác động của khói, bụi, hóa chất (khói bếp, khói thuốc lá, khói công nghiệp, hóa chất độc hại), lông chó, mèo… Một số thực phẩm đối với một số cơ địa dị ứng có thể kích thích gây nên cơn hen hoặc làm cho bệnh hen tăng lên, nặng thêm mỗi khi ăn chúng (tôm, cua, mắm tôm). Ngoài ra, một số thuốc điều trị bệnh khớp thuộc nhóm không steroid (diclofenac, piroxicam, indomethacin…) hoặc thuốc chẹn thụ thể bêta (atenolol) điều trị tăng huyết áp có tác dụng phụ là làm bệnh hen tái phát hoặc làm cho bệnh hen trầm trọng thêm.

Bệnh hen có tính di truyền khá rõ rệt, nếu bố hoặc mẹ bị hen, các con có thể bị hen (từ 25-30% nguy cơ con mắc bệnh); nếu cả bố và mẹ bị mắc bệnh hen, có từ 50-60% nguy cơ con mắc bệnh.

 

Nhân viên y tế hướng dẫn bệnh nhân hen đo chức năng hô hấp

Nhân viên y tế hướng dẫn bệnh nhân hen đo chức năng hô hấp

Biểu hiện của hen

Triệu chứng điển hình nhất của hen là ho và khò khè. Ho có thể kéo dài và thường hay xảy ra nhất là lúc thời tiết chuyển mùa. Ho thường xuất hiện cả ngày lẫn đêm nhưng ban đêm thường xảy ra nặng hơn, dồn dập hơn. Ho của bệnh hen là ho khan, ho từng tiếng một. Đối với người lớn, ho thường là dấu hiệu đầu tiện của cơn hen. Thông thường, hen có kèm theo viêm đường hô hấp trên như viêm mũi dị ứng, viêm họng, viêm amiđan, viêm VA (trẻ nhỏ). Ho của bệnh hen rất dễ nhầm với ho do mắc các bệnh hô hấp khác (viêm họng, viêm phế quản hay thậm chí được chẩn đoán là ho lao). Tuy vậy, có một số bệnh nhân bị hen chỉ có biểu hiện duy nhất là ho, đặc biệt là nửa đêm về sáng.

Đi đôi với ho là triệu chứng khò khè. Khò khè là biểu hiện của co thắt phế quản. Tiếng rít thường nghe được khi thở ra. Khò khè xảy ra cả ban ngày, cả ban đêm nhưng ban đêm thường diễn biến nặng hơn, dồn dập hơn, đặc biệt là khi chuyển mùa (nóng sang lạnh, mưa nhiều, áp thấp…). Khò khè là dấu hiệu đầu tiên lên cơn hen của trẻ em. Khò khè, ho kết hợp với tăng xuất tiết cho nên người bệnh hen có rất nhiều đờm. Người bệnh luôn cảm thấy nặng ngực (cảm giác giống như lồng ngực bị bóp chặt) và khó thở (khó thở ra) do phế quản bị co thắt. Khó thở thường hay bị tái phát nhiều lần.

Người bị hen thỉnh thoảng bị bội nhiễm vi khuẩn, virut có thể có sốt kèm theo, vì vậy, bệnh trở nên nặng hơn, thậm chí nguy kịch hơn, đặc biệt là trẻ em, người cao tuổi sức yếu.

Đặc điểm của hen là các triệu chứng chỉ xảy ra trong cơn hen, ngoài cơn hen, người bệnh trở về gần như bình thường (chỉ hơi mệt).

 

Hải sản là thực phẩm mà người bệnh hen cần tránh.

Hải sản là thực phẩm mà người bệnh hen cần tránh.

Biến chứng của bệnh hen

Hen cấp tính nếu không xử trí kịp thời có thể tắc thở, suy hô hấp, tử vong.

Bệnh hen mạn tính, trường diễn có thể gây bệnh tâm phế mạn, giãn phế quản, khí phế thũng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Thỉnh thoảng khi chuyển mùa có thể lên cơn hen cấp tính rất nguy hiểm.

Nguyên tắc điều trị

Khi nghi ngờ bị hen, cần được khám bệnh đầy đủ để xác định bệnh. Hiện nay, đã có thuốc điều trị đặc hiệu cắt cơn hen và thuốc điều trị dự phòng cơn hen. Tuy nhiên, dùng loại thuốc nào có lợi cho người bệnh cần có chỉ định của bác sĩ khám bệnh, người bệnh không nên tự mua thuốc để điều trị cho bản thân mình hoặc điều trị cho người nhà của mình khi không có chuyên môn về y học. Khi bệnh hen đã được kiểm soát, người bệnh nên khám bệnh định kỳ, khoảng từ 1-3 tháng/lần. Tuy vậy, khi người bệnh không đáp ứng với thuốc, khó thở tăng lên, bệnh diễn biến nặng lên, cần tái khám ngay.

 

Lời khuyên thầy thuốc

Để phòng bệnh hen tái phát, người bệnh nên mặc ấm khi trời chuyển lạnh. Không nên tắm nước lạnh, nếu nằm ngủ ở phòng máy lạnh, nên để nhiệt độ khoảng 27 – 28 độ. Phòng ngủ cần kín gió để tránh gió lùa, nhất là ban đêm. Nhà ở cần thông thoáng, sạch sẽ không để các loại mò, mạt xuất hiện và các loại chăn gối, đệm, thảm trải nhà luôn được giặt sạch, phơi nắng. Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, người bị hen nên kiêng (tôm, cua, ốc, mắm tôm…). Cần dùng thuốc hen dự phòng theo chỉ định của bác sĩ.

PGS.BS. Việt Bắc

]]>
Đông y trị đau nhức xương khớp khi chuyển mùa http://tapchisuckhoedoisong.com/dong-y-tri-dau-nhuc-xuong-khop-khi-chuyen-mua-15713/ Fri, 31 Aug 2018 01:08:35 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dong-y-tri-dau-nhuc-xuong-khop-khi-chuyen-mua-15713/ [...]]]>

Đau nhức xương khớp thường hay tái phát mỗi khi thay đổi thời tiết, đau tăng hơn khi mưa lạnh, ẩm thấp. Bệnh âm ỉ kéo dài, gây mất ngủ, ăn uống kém… nhất là đối với người cao tuổi, các chức năng hoạt động cơ thể bị suy yếu, làm cho khí huyết cũng giảm sút không nuôi dưỡng được cân mạch gây nên tình trạng thoái hóa khớp xương và gây đau.

Để giảm đau nhức xương khớp có thể sử dụng một số phương thức sau:

Xoa bóp: Xoa bóp giúp giảm đau xương khớp và có công dụng làm giảm cơn co cứng các khớp.

Có thể dùng rượu thuốc để xoa bóp: Cách chế biến: Hồng hoa 12g, đào nhân 20g, xuyên khung 50g, đương quy 50g, thảo ô 20g, hạt tiêu 50g. Các vị tán vụn, ngâm với 1lít rượu trắng, sau 3 ngày thì dùng được.

Đông y trị đau nhức xương khớp khi chuyển mùa

 

Đông y trị đau nhức xương khớp khi chuyển mùa

Xoa bóp giúp giảm đau xương khớp và giảm cơn co cứng các khớp. Ảnh: TH

Hoặc: Hồng hoa 6g, đào nhân 6g, nhũ hương 6g, đương quy 12g, sinh nam tinh 12g, sinh bán hạ 12g, sinh xuyên ô 9g, khương hoạt 9g, độc hoạt 9g, bạch giới tử 3g, băng phiến 3g, tế tân 4,5g, tạo giác 4,5g. Các vị tán vụn, ngâm với 1 lít rượu trắng trong bình kín, sau 7 ngày là có thể dùng được. Lưu ý: Các bài thuốc trên chỉ dùng để xoa ngoài khớp hoặc nơi đau mà da không loét, tuyệt đối không được uống. Không được xoa bóp trực tiếp lên vùng khớp viêm cấp (sưng, nóng, đỏ).

Tắm nóng: Khi bị đau, cách tốt nhất để giảm đau là làm nóng (khi người bệnh không có bệnh lý gì đặc biệt). Người bệnh có thể tắm nước nóng vì nước nóng có tác dụng giảm đau, tăng tuần hoàn ngoại vi, tạo thư giãn cơ, giảm cơn co cứng cơ và giúp người bệnh thực hiện một số cử động chủ động của khớp trong nước.

Tắm nước nóng toàn thân (áp dụng cho các trường hợp viêm nhiều khớp), tắm nóng từng phần (những người không tắm được toàn thân hay đau khớp cục bộ, tay chân…). Đối với tắm nóng, nhiệt độ nước đủ ấm tránh quá nóng. Thời gian tắm từ 15 -20 phút. Lưu ý, về mùa lạnh không nên tắm quá muộn.

Chườm nóng: Người bệnh có thể đắp nóng hoặc chườm nóng. Đắp nước nóng bằng túi chườm nóng cho đau ở một hoặc 2 khớp. Thời gian đắp tối đa 20 phút. Hàng ngày lấy lá ngải cứu trắng hoặc lá lốt rửa sạch, cho muối vào rồi nướng nóng lên, sau đó đắp vào khớp. Khi khớp bị sưng, đắp ngải cứu muối ấm sẽ làm cơn đau giảm, khớp bớt sưng. Hoặc mỗi ngày, tốt nhất ngâm chân một lần vào thời gian thuận lợi, ngâm từ 15 – 30 phút. Nước muối ấm và gừng cũng có tác dụng làm dịu cơn đau, phòng bệnh đau khớp cổ chân và còn giúp phòng ngừa nhiều bệnh cho toàn thân.

Nếu sau vài ngày áp dụng các biện pháp trên, không thấy thuyên giảm hoặc giảm rất ít, người bệnh cần đến cơ sở y tế để khám chữa bệnh, không nên tự ý dùng thuốc để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Để phòng đau nhức xương khớp khi chuyển mùa cần giữ ấm bàn chân không nên ra ngoài khi trời lạnh. Độ ẩm không khí cao là nguy cơ gây đau, sưng. Hãy luôn giữ ấm bàn chân để phòng bệnh một cách hiệu quả nhất.

Thạc sĩ Đỗ Hưng

]]>
Chuyển mùa, bệnh viêm mũi dị ứng xuất hiện http://tapchisuckhoedoisong.com/chuyen-mua-benh-viem-mui-di-ung-xuat-hien-13936/ Sun, 05 Aug 2018 05:54:08 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/chuyen-mua-benh-viem-mui-di-ung-xuat-hien-13936/ [...]]]>

Bệnh viêm mũi dị ứng là phản ứng của cơ thể để chống lại sự xâm nhập của những chất lạ vào trong đường hô hấp trên, đặc biệt hay gặp vào lúc chuyển mùa (nóng sang lạnh, rét, mưa nhiều). Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh có thể gây nhiều biến chứng.

Dị ứng là phản ứng của cơ thể chống lại những kháng nguyên lạ (dị nguyên) gây dị ứng. Khi kháng nguyên lạ tấn công lần đầu tiên, cơ thể sẽ tạo ra kháng thể để trung hòa kháng nguyên. Những lần sau, khi kháng nguyên lạ này xâm nhập cơ thể, sẽ xảy ra phản ứng kịch liệt giữa kháng nguyên và kháng thể của cơ thể, từ đó xuất hiện các triệu chứng lâm sàng của viêm mũi dị ứng. Dị ứng là một bệnh toàn thân và viêm mũi dị ứng chỉ là biểu hiện tại chỗ của bệnh toàn thân.

Nguyên nhân gì?

Viêm mũi dị ứng là bênh khá phổ biến hiện nay đặc biệt là sự biến đổi khí hậu cũng như tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, trong khi đó, viêm mũi dị ứng có liên quan mật thiết với hiện tượng dị ứng, nhất là ở người có cơ địa dị ứng.

viêm mũi dị ứngBiểu hiện là ngứa, hắt hơi, chảy nước mũi

Một số dị nguyên có khả năng gây nên viêm mũi dị ứng có trong môi trường như bụi, phấn hoa, hóa chất, bông, vải, sợi, lông (chó, mèo), ký sinh trùng (bào tử nấm mốc, bọ chét, mò, mạt… có trong đệm, búp bê lông thú…), khói (khói thuốc, khói bếp, khói nhà máy). Và một số thực phẩm (tôm, cua, ốc…), hoặc một số dược phẩm (aspirin, kháng sinh). Viêm mũi dị ứng có thể do thời tiết (lạnh, nóng đột ngột, ẩm ướt).

Hiện tượng phản ứng dị ứng này xảy ra ngay ở lớp nhầy niêm mạc của hệ thống đường hô hấp trên như: mũi, họng… gây nên hiện tượng viêm và kích thích niêm mạc mũi, được biểu hiện là ngứa, hắt hơi, chảy nước mũi. Hắt hơi là một phản xạ nhanh, nhạy của cơ thể nhằm tống vật lạ ra khỏi vùng niêm mạc mà các dị nguyên vừa mới xâm nhập. Mặt khác, cơ địa dị ứng có liên quan mật thiết với bệnh viêm mũi dị ứng, bởi vì, người bị viêm  mũi dị ứng mà có cơ điạ dị ứng (viêm da dị ứng, mề đay mạn tính, exzema, tổ đĩa, hen suyễn…), có tỉ lệ cao hơn người bị viêm mũi dị ứng mà không có cơ địa dị ứng. Chính vì lẽ đó mà cùng một tác nhân gây kích thích nhưng có người bị bệnh viêm mũi dị ứng nhưng có người không bị. Ví dụ, trong gia đình có nuôi chó, mèo, không phải mọi người đều  bị viêm mũi dị ứng vì lông của chúng, chỉ có một ít số người nào đó có cơ địa dị ứng bị bệnh mà thôi. Các tác nhân gây kích thích gây viêm mũi dị ứng cũng có thể theo đường hô hấp nhưng cũng có thể vào cơ thể theo đường khác như như qua da hoặc theo đường ăn uống.

Các loại viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng có hai loại, loại có chu kỳ và loại không có chu kỳ.

Loại có chu kỳ thường xảy ra đột ngột vào đầu mùa lạnh hay đầu mùa nóng hoặc nóng ẩm. Người bệnh thấy cay cay trong mũi, hắt hơi liên tục, thêm vào đó có thể thấy ngứa mũi, cay mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt. Tiếp đến là chảy nhiều nước mũi trong như nước lã. Có cảm giác rát bỏng ở vòm hầu họng. Ban ngày xuất hiện nhiều cơn như vậy, đặc biệt là vào lúc sáng sớm vừa ngủ dậy, nhưng tối đến lại dịu đi và kéo dài vài ba ngày đến vài tuần, nếu không được điều trị.

Viêm mũi dị ứng không có chu kỳ có triệu chứng giống như loại có chu kỳ nhưng khác ở chỗ là bệnh xuất hiện không theo mùa, không phụ thuộc thời tiết, cơn viêm không kịch phát, chỉ hắt hơi vài ba lần trong ngày, nhưng nghẹt mũi tăng dần và kéo dài hơn giữa hai cơn.

Đặc điểm của viêm mũi dị ứng rất hay tái phát.

Biến chứng gì?

Nghẹt mũi thường xuyên là do viêm mũi dị ứng mạn tính gây ra, bên cạnh đó là ù tai, nhức đầu kèm theo (những triệu chứng này rất dễ nhầm với viêm xoang). Một số trường hợp viêm mũi dị ứng mạn tính kéo dài có thể gây nên loạn khứu giác (không ngửi thấy mùi) hoặc ngủ ngáy do nghẹt mũi. Viêm mũi dị ứng nếu không được điều trị dứt điểm có thể dẫn đến viêm xoang dị ứng, polyp mũi, polyp xoang. Do nghẹt mũi cho nên người bệnh phải thở bằng miệng dẫn đến viêm họng, viêm phế quản, dị ứng phế quản và rất có thể dẫn đến bệnh hen phế quản (hen suyễn). Viêm mũi dị ứng luôn làm cho người bệnh mệt mỏi, giảm trí nhớ, lo lắng nhiều đôi khi dẫn đến trầm cảm.

Nguyên tắc điều trị

Nguyên tắc điều trị là cần được khám chuyên khoa tai mũi họng hoặc chuyên khoa dị ứng. Trên cơ sở đó xác định nguyên nhân gây dị ứng để điều trị. Trước hết là điều trị nguyên nhân, sau đó là kết hợp điều trị triệu chứng (dùng thuốc chống dị ứng). Tuy vậy, dùng thuốc gì là do bác sĩ khám bệnh chỉ định, người bệnh không tự ý mua thuốc để điều trị, bởi vì, thuốc điều trị dị ứng không thể dùng tùy tiện sẽ gây bất lợi. Ví dụ, thuốc chlopheniramin  không dùng cho người viêm mũi dị ứng có kèm hen phế quản (vì làm co thắt phế quản, hen nặng thêm) hoặc không dùng cho người bị tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến (nam giới)… Cần điều trị liên tục theo chỉ định của bác sĩ không điều trị ngắt quãng hoặc bỏ thuốc.

viêm mũi dị ứngCần được khám chuyên khoa tai mũi họng hoặc chuyên khoa dị ứng

Nguyên tắc phòng bệnh

Để góp phần hạn chế bị viêm mũi dị ứng không nên nuôi chó, mèo trong nhà. Nếu không thể không nuôi, nên hạn chế đến mức tối đa tiếp xúc với chúng. Cần vệ sinh định kỳ các chăn, ga, gối, đệm, vải bọc ghế, bọc đệm để diệt hoặc hạn chế sự tồn tại và sinh trưởng của một số ký sinh trùng (mò, mạt). Nhà ở cần thoáng, mát, sạch sẽ, tránh ẩm ướt để hạn chế nấm mốc phát triển. Cần vệ sinh răng miệng hàng ngày nhất là đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Cần bỏ  hút thuốc lá, thuốc lào và không nên ăn các loại thực phẩm mà xác định hoặc nghi ngờ gây viêm mũi dị ứng cho bản thân mình (tôm, cua, ốc). Tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với với bụi (bụi trong nhà và bụi ngoài đường), cần đeo khẩu trang khi quét dọn nhà và lúc ra đường. Những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh nhất là ở những người có cơ địa dị ứng, cần giữ ấm cơ thể như mặc đủ ấm, cổ nên được quàng khăn ấm, tay đi găng, chân đi tất.

TS.BS. BÙI MAI HƯƠNG

]]>
Khắc phục chứng nghẹt mũi khi chuyển mùa http://tapchisuckhoedoisong.com/khac-phuc-chung-nghet-mui-khi-chuyen-mua-13476/ Sun, 05 Aug 2018 05:04:25 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/khac-phuc-chung-nghet-mui-khi-chuyen-mua-13476/ [...]]]>

Thực tế, đây là một trong những phàn nàn nhiều nhất và phổ biến nhất của người bệnh đến khám ở chuyên khoa tai mũi họng, đặc biệt là trong những lúc thời tiết chuyển mùa.

Nguyên nhân và các biện pháp hóa giải chứng nghẹt mũi khi nằm

Nguyên nhân có thể chỉ là trọng lực. Trong ngày, niêm mạc mũi sản xuất ra chất nhầy và thường xuyên chảy xuống phía sau cổ họng và bị nuốt xuống. Khi nằm xuống, chất nhầy khó khăn hơn để đi xuống mặt sau cổ họng. Mặt khác, chúng ta cũng có xu hướng nuốt ít thường xuyên hơn trong khi ngủ, vì vậy, chất nhầy có thể dễ dàng tích tụ trong cổ họng và phía sau mũi, cuối cùng dẫn đến nghẹt mũi. Ngoài ra, dòng máu chảy vào mũi khi nằm xuống bị giảm đi do trọng lực, góp phần làm tắc nghẽn mũi.

Để tránh bị nghẹt mũi vì lực hấp dẫn, hãy thử ngủ với đầu nâng lên, duy trì vị trí mà đầu của bạn cao hơn mức của tim. Điều này sẽ giúp giảm bớt sự nghẹt mũi gây ra do trọng lực.

Khắc phục chứng nghẹt mũi khi chuyển mùaPolyp phát triển như chùm nho cản trở không khí đi qua mũi gây nghẹt mũi.

 

Do không khí khô: Không khí khô có xu hướng làm nặng thêm đau nhức ở mũi, dẫn đến niêm mạc mũi tăng tiết ra chất nhầy để giữ độ ẩm cho mũi. Như đã giải thích ở trên, chất nhầy dư thừa có thể gây tắc nghẽn mũi khi nằm.

Khắc phục: Sử dụng máy làm ẩm không khí có thể giúp bạn giải quyết các vấn đề về mũi liên quan đến không khí khô. Luôn chú ý thay đổi các bộ lọc và nước của máy làm ẩm không khí để đạt hiệu quả làm ẩm mong muốn.

Bệnh cảm lạnh, cúm, viêm phế quản cấp và viêm phổi là những nguyên nhân gây ngạt mũi. Khi nằm xuống, chất nhầy có khuynh hướng tăng lên nhiều hơn so với khi bạn đang di chuyển.

Biện pháp: Điều trị cảm cúm thông thường. Tuy nhiên, trong trường hợp viêm phế quản cấp hoặc viêm phổi, có thể cần phải khám sức khỏe. Thuốc xịt mũi làm thông mũi sẽ giúp bạn giảm bớt nghẹt mũi trong khi chờ đợi.

Dị ứng: là một nguyên nhân phổ biến khác gây nghẹt mũi khi nằm. Các chất gây dị ứng thông thường là phấn hoa, bụi, khói, lông vật nuôi trong nhà… Thuốc kháng histamin có thể giúp bạn làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng chúng trong một khoảng thời gian kéo dài. Thay vào đó, hãy khám sức khỏe và xác định nguyên nhân thực sự của dị ứng. Bằng cách xác định chất gây dị ứng, bạn có thể tránh nó càng nhiều càng tốt. Ngoài ra, cố gắng thay đổi gối và ga giường bạn đang sử dụng hàng tuần.

Lệch vách ngăn mũi: Thông thường, vách ngăn mũi nằm ở giữa mũi. Tuy nhiên, do nhiều lý do, đôi khi vách ngăn không nằm ở giữa mũi. Điều này được gọi là vách ngăn mũi bị lệch. Trong trường hợp này, mũi sẽ không hoạt động như bình thường. Chất nhầy có xu hướng tạo thành ở phía mũi bị hẹp hơn dẫn đến tắc nghẽn mũi, đặc biệt khi nằm xuống.

Khắc phục chứng nghẹt mũi khi chuyển mùaLệch vách ngăn mũi cũng là nguyên nhân gây nghẹt mũi.

 

Điều trị phẫu thuật là cần thiết trong trường hợp nghiêm trọng của một vách ngăn lệch. Điều trị để sửa lại vị trí của vách ngăn. Tuy nhiên, trong trường hợp ít nghiêm trọng, nâng đầu khi nằm hoặc nằm nghiêng một bên sẽ giúp bạn ngăn ngừa tích tụ nhầy.

Polyp mũi có thể là nguyên nhân gây nghẹt mũi khi nằm. Polyp mũi là những tế bào tăng sinh lành tính bên trong mũi có khuynh hướng ngăn chặn luồng không khí đi qua mũi, dẫn đến tích tụ chất nhầy. Chúng mọc thành từng cụm, giống như nho.

Corticosteroid, thuốc chống nấm hoặc kháng histamin được khuyến cáo dùng để điều trị polyp mũi. Tuy nhiên, trong những trường hợp khi những polyp mũi này không thể co lại được, cần phải phẫu thuật cắt bỏ polyp mũi.

Viêm mũi vận mạch là một chứng viêm của niêm mạc mũi do sự kiểm soát thần kinh bất thường đối với các mạch máu mũi. Trong một phản ứng dị ứng, niêm mạc mũi phù nề, gây nghẹt mũi. Căng thẳng, nước hoa hoặc khói thuốc lá có thể gây ra viêm mũi vận mạch.

Các biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp bạn điều trị bệnh viêm mũi vận mạch. Thuốc thông mũi hoặc thuốc xịt mũi cũng như histamin có thể giúp ích. Tuy nhiên, trong trường hợp các triệu chứng của viêm mũi vận mạch là nghiêm trọng, cần trao đổi với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

Viêm xoang có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Viêm xoang có đặc điểm là tăng tiết chất nhầy gây ra nghẹt mũi. Các triệu chứng của viêm xoang có xu hướng trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm do vị trí và tư thế ngủ.Các biện pháp điều trị đơn giản tại nhà bao gồm thuốc giảm đau, thuốc thông mũi hoặc ngủ với đầu ngẩng lên. Nếu viêm xoang nặng, thuốc kháng sinh có thể được yêu cầu vì viêm xoang có thể là kết quả của nhiễm khuẩn do vi khuẩn.

Mang thai: Khi bé phát triển bên trong tử cung, bụng của phụ nữ mang thai căng lên gây áp lực lên cơ hoành, ảnh hưởng đến hô hấp. Một phụ nữ có thai thường bị cảm lạnh hoặc cảm cúm, cả hai yếu tố vừa nêu đóng góp lớn vào tăng tiết chất nhầy và sự tích tụ chất nhầy ở mũi.

Không có phương pháp chữa trị cho nghẹt mũi do mang thai trước khi sinh, có thể thay đổi tư thế ngủ và giữ ẩm không khí phòng ngủ để làm giảm nghẹt mũi khi nằm.

 

Khi nào cần phải đến khám bác sĩ?

Nhìn chung, nghẹt mũi thường không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng, đôi khi có thể tự xử trí đơn giản tại nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần phải đến khám bác sĩ trong trường hợp nghẹt mũi đi kèm các triệu chứng dưới đây:

Mũi của bạn bị nghẹt trong hơn 3 tuần.

Bạn đang bị sốt cao cũng như chảy nước mũi.

Bạn nhận thấy các đốm trắng hoặc vàng trên amidan của bạn.

Bạn bắt đầu cảm thấy ho kéo dài hơn 10 ngày, kèm theo chất nhầy màu xám hoặc chất nhầy màu vàng cùng với tình trạng nghẹt mũi.

Bạn nhận thấy sưng phù mặt, đặc biệt là vùng trán, má, mũi hoặc mắt.

Bạn nhận thấy một mùi lạ của chất xỉ mũi hoặc thay đổi màu sắc của chất xỉ mũi.

 

 

BS. Nguyễn Hải Lê

]]>
Phòng bệnh hô hấp khi chuyển mùa http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-benh-ho-hap-khi-chuyen-mua-12940/ Sun, 29 Jul 2018 12:10:47 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-benh-ho-hap-khi-chuyen-mua-12940/ [...]]]>

Viêm mũi họng – căn bệnh “cửa ngõ”

Viêm họng cấp tính: Viêm mũi họng là bệnh có thể gặp quanh năm nhưng khi thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh sẽ dễ mắc bệnh. Phần lớn viêm mũi họng cấp do virut cúm gây ra (có rất nhiều chủng virut cúm khác nhau) tuy nhiên cũng có thể do vi khuẩn. Triệu chứng đầu tiên là đau họng khi nuốt, sốt, khàn tiếng, ho do bị kích ứng ở đường hô hấp trên, có thể kèm theo sổ mũi, ngứa mũi. Bệnh không chữa trị kịp thời dẫn tới biến chứng viêm xoang cấp, viêm tai giữa cấp, viêm phổi. Đặc biệt, nếu do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A gây ra mà không được chữa trị hiệu quả, bệnh có thể dẫn đến viêm phổi, viêm khớp, biến chứng tại cơ tim và van tim. Chính vì vậy, cha mẹ nên quan tâm đúng mức tới sức khỏe của trẻ, cần thiết phải cho trẻ đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa khi có triệu chứng như sốt cao, trẻ li bì, ho nặng tiếng.

 Phòng bệnh hô hấp khi chuyển mùaNhận biết viêm phổi ở trẻ em.

Viêm VA: Thường xảy ra ở trẻ từ 6-7 tháng tuổi đến 4 tuổi nhưng cũng có khi gặp ở trẻ lớn hơn. Biểu hiện của bệnh: Trẻ bị sốt trên 380C, chảy mũi, lúc đầu chảy mũi trong, loãng, những ngày sau thường chảy mũi nhầy, mủ. Trẻ cũng bị ngạt mũi. Bệnh thường kèm theo ho, nếu có biến chứng viêm phế quản, ho sẽ trở nên trầm trọng hơn nhiều. Ngoài ra có thể thấy trẻ mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc… Điều trị bằng thuốc giảm sốt, chống ngạt mũi, chảy mũi. Nếu thấy mũi  cháu có mủ vàng xanh mới cần dùng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Viêm amidan cấp: Viêm amidan cấp không khó phát hiện, nhiều khi bản thân bố mẹ cũng tự phát hiện ra. Biểu hiện bệnh khi thấy người mệt mỏi, kém ăn, cảm giác ớn lạnh.Sốt 39º-40˚C. Trẻ đau họng khi nuốt, nhất là lúc ăn uống nên hay muốn nôn. Đôi khi trẻ kêu đau lên tai khi nuốt. Đôi khi xuất hiện ho từng cơn do kích thích hoặc ho có đờm do có dịch xuất tiết ở họng. Giọng nói có thể thay đổi.Trẻ nhỏ thường thở khò khè, ngáy to.Hơi thở hôi.Những đợt viêm amidan cấp diễn biến khoảng 7 ngày, sau 3-4 ngày bệnh nhân hết sốt. Nhưng nếu không được điều trị bệnh có thể lan xuống thanh quản, phế quản hoặc gây các biến chứng như áp-xe quanh amiđan, viêm tai giữa, viêm cầu thận cấp, thấp tim, viêm khớp cấp.

Viêm phổi “tấn công” trẻ em

Viêm phổi là bệnh lý viêm nhiễm của nhu mô phổi thường do virut, vi khuẩn gây ra. Viêm phổi xảy ra khi các tác nhân gây bệnh vượt qua hàng rào bảo vệ của cơ thể và xâm nhập vào đường hô hấp. Bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác. Đặc biệt, viêm phổi do virut có thể gây thành dịch nguy hiểm và ở trẻ càng nhỏ, diễn biến bệnh càng nhanh và nặng. Các nguyên nhân gây viêm phổi hay gặp là: phế cầu, tụ cầu trực khuẩn mủ xanh… Các virut như virut cúm thông thường, virut Corona, virut cúm gia cầm cũng có thể gây viêm phổi nặng.

Phòng bệnh hô hấp khi chuyển mùa

Viêm họng cấp.

Trẻ mắc bệnh viêm phổi thường có các triệu chứng: sốt, nhức đầu, ho khan hoặc ho có đàm, thở nhanh, đau ngực, mệt mỏi, gầy sút, nghe phổi có tiếng ran. Khi trẻ bị khó thở, cha mẹ có thể phát hiện bệnh viêm phổi ở trẻ bằng cách đếm nhịp thở của trẻ trong một phút bằng một đồng hồ có gắn kim giây. Trẻ thở nhanh khi: Trẻ dưới 2 tháng tuổi: nhịp thở >=60 lần/phút; Trẻ từ 2 đến dưới 12 tháng:  nhịp thở >=50 lần/phút; Trẻ hơn 12 tháng: nhịp thở >=40 lần/phút.

Viêm phổi rất nặng khi trẻ có kèm thêm các dấu hiệu: nôn tất cả mọi thứ, không bú được hay bỏ bú, li bì khó đánh thức, co giật, tím tái. Nếu trẻ bị viêm phổi nhẹ có thể điều trị và theo dõi tại nhà. Trường hợp nặng cần nhập viện để điều trị.Không được tự ý cho trẻ uống thuốc giảm ho vì ho là phản xạ tốt để tống xuất chất đàm ra khỏi đường thở làm thông thoáng đường thở.

Làm gì để phòng bệnh?

Khi trẻ bị bệnh, việc điều trị ngoài thuốc men ra cần phải cung cấp cho trẻ một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân đối và đầy đủ dưỡng chất giúp tăng sức đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh. Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết trở lạnh, nhất là khi đưa trẻ đi chơi ngoài trời vào buổi tối hoặc sáng sớm, ở các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu. Không nên cho trẻ tiếp xúc với người có biểu hiện bị cúm, viêm đường hô hấp và những chỗ đông người ngột ngạt, có khói thuốc lá. Tăng cường dinh dưỡng với thực đơn cân đối của các nhóm dưỡng chất như: tinh bột, chất đạm, chất béo và rau củ quả. Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho trẻ. Đây là những dưỡng chất quan trọng vừa giúp trẻ phát triển hoàn thiện cả về thể chất lẫn tinh thần cũng như tăng cường hệ miễn dịch. Tiêm phòng vắc-xin để phòng chống các loại bệnh cho trẻ.

Lời khuyên của thầy thuốc

Trên đây là một số bệnh thường gặp ở trẻ khi thời tiết chuyển mùa, các cha mẹ cần chú ý quan tâm đúng mức sức khỏe của trẻ, cần thiết phải cho trẻ đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa khi có triệu chứng như sốt cao, trẻ li bì, ho nặng tiếng. Một điều các bậc phụ huynh cần lưu ý là trẻ em khi mắc bệnh, nhất là trẻ nhỏ thì diễn biến thường nặng và khó lường… Do đó, nếu những bệnh lý này không được phát hiện, điều trị, xử trí sớm và đúng sẽ xảy ra các biến chứng nguy hiểm như: suy hô hấp cấp, viêm phổi, viêm tai, viêm màng não, áp-xe phổi, tràn khí, tràn dịch màng phổi và có thể dẫn đến tử vong.

BS.Hoàng Văn Thái

]]>
Chuyển mùa, chớ chủ quan với virut Zika http://tapchisuckhoedoisong.com/chuyen-mua-cho-chu-quan-voi-virut-zika-11849/ Wed, 25 Jul 2018 12:21:53 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/chuyen-mua-cho-chu-quan-voi-virut-zika-11849/ [...]]]>

Trước thông tin cho rằng miền Bắc không phải lo virut Zika vì đang vào mùa rét nên loại muỗi truyền virut Zika không phát triển, theo Cục Y tế dự phòng, miền Bắc là địa bàn lưu hành muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết, mặc dù hiện nay, miền Bắc vẫn chưa phát hiện người nhiễm virut Zika do quần thể muỗi vằn chưa lây nhiễm virut này, tuy nhiên, do mở rộng giao lưu đi lại giữa các địa phương nên nguy cơ lây nhiễm rất lớn. Hiện thời tiết miền Bắc đang trở lạnh, theo các chuyên gia, muỗi vằn vẫn tồn tại trong cộng đồng và tiềm ẩn nguy cơ lan truyền virut Zika, nếu bị đốt, vẫn có thể làm lan truyền virut Zika.

Đến thời điểm này, cả nước đã ghi nhận 36 trường hợp nhiễm virut Zika, trong đó chủ yếu là ở khu vực miền Nam và Tây Nguyên. Có 6 tỉnh, thành phố (TP.HCM, Bình Dương, Long An, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Phú Yên) đã ghi nhận các trường hợp nhiễm virut Zika. Vì lượng muỗi vằn lưu hành thường xuyên với mật độ  cao ở các khu vực miền Nam, miền Trung và Tây Nguyên nên sẽ gia tăng nguy cơ lây truyền dịch bệnh Zika rất lớn.

Theo cảnh báo của các chuyên gia, người nhiễm virut Zika thường không rõ triệu chứng hoặc biểu hiện bệnh nhẹ nên khó dự phòng muỗi đốt lây truyền virut Zika sang người lành. Khoảng 60 – 80% các trường hợp nhiễm virut Zika không có dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng. Bên cạnh đó, người nhiễm virut Zika thường không rõ triệu chứng hoặc biểu hiện bệnh rất nhẹ nên người dân còn chủ quan trong việc dự phòng muỗi đốt lây truyền virut Zika sang người lành.

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cũng cho biết, một số dấu hiệu biểu hiện nghi ngờ nhiễm virut Zika ở người dân nói chung và bà bầu nói riêng, bao gồm: Phát ban trên da, sốt (thường sốt nhẹ), viêm kết mạc mắt không mủ, đau khớp, phù quanh khớp, đau cơ. Các biểu hiện triệu chứng thường kéo dài từ 2 – 7 ngày. Bộ Y tế khuyến cáo phụ nữ có thai nên chủ động đi đăng ký theo dõi thai sản sớm để được khám, theo dõi sức khỏe định kỳ kể cả thai phụ và thai nhi. Nếu có biểu hiện nghi ngờ nhiễm bệnh, hãy đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn sức khỏe. Ngoài ra, Bộ Y tế đề nghị người dân có ý thức hợp tác phun hóa chất diệt muỗi phòng bệnh do virut Zika.

Nguyên Anh

]]>