chướng bụng ở trẻ – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 25 Jul 2018 07:00:40 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png chướng bụng ở trẻ – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Chữa chứng đầy hơi ở trẻ nhỏ http://tapchisuckhoedoisong.com/chua-chung-day-hoi-o-tre-nho-10422/ Wed, 25 Jul 2018 07:00:40 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/chua-chung-day-hoi-o-tre-nho-10422/ [...]]]>

Ở trẻ nhỏ (dưới 12 tháng tuổi), do hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh nên bé thường gặp các trục trặc sinh lý như: đầy hơi, khó tiêu, nôn trớ… Ðiều này khiến các mẹ vô cùng lo lắng và chưa biết nên làm gì khi trẻ gặp triệu chứng này. Chứng đầy hơi có thể khiến trẻ khó chịu, quấy khóc và dễ nôn trớ thức ăn. Tuy nhiên có nhiều cách để khắc phục tình trạng đầy hơi cho trẻ.

Nguyên nhân khiến trẻ bị đầy hơi

Trẻ nhỏ thường dễ bị đầy hơi hơn người lớn bởi bé khóc nhiều, khi khóc bé sẽ nuốt nhiều không khí và tạo thành nhiều hơi trong bụng. Trẻ nhỏ khi bị đầy hơi sẽ cảm thấy khó chịu, quấy khóc hơn bình thường, bụng bé ậm ạch và lúc nào cũng lưng lửng nên bé không muốn ăn, bú sữa. Nếu kéo dài tình trạng này sẽ dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng. Khi trẻ bị đầy hơi, cha mẹ và người chăm sóc cần theo dõi những dấu hiệu ở bé để biết được nguyên nhân gây đầy hơi và có giải pháp khắc phục.

Đầy hơi ở trẻ đôi khi là dấu hiệu của một vấn đề tiêu hóa. Chẳng hạn, chứng trào ngược dạ dày – thực quản không phải lúc nào cũng biểu hiện bằng nôn trớ, nên đôi khi nó bị nhầm lẫn là bé chỉ bị đầy hơi. Chứng tiêu chảy khiến bé bị mất chất điện giải nhiều qua phân (điển hình là kali) sẽ gây đầy hơi trướng bụng, dẫn đến chèn ép cơ hoành, gây ói nhiều. Chứng táo bón gây ứ phân nên vi trùng sẽ sinh hơi trong đại tràng làm bụng bé hay bị đầy hơi. Việc bé bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột (giun sán) cũng gây bụng căng trướng. Những hội chứng đại tràng kích thích, bệnh giảm nhu động ruột làm hơi chứa lâu trong ruột gây trướng. Phình đại tràng bẩm sinh cũng là một bệnh làm cho bụng của bé trướng to. Có trường hợp bé ở trong tình trạng bất dung nạp đường lactose, tinh bột thì khi ăn thực phẩm có các thành phần này sẽ sinh hơi nhiều gây đầy hơi trướng bụng.

Một số tư thế bế, vỗ lưng giúp trẻ ợ hơi.

Tuy nhiên, phần lớn đầy hơi ở trẻ nhỏ chủ yếu là do chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp. Nhiều mẹ cho con ăn dặm sớm (trước 5-6 tháng tuổi), ăn cơm sớm (trước 1 tuổi khi chưa mọc đủ răng hàm) hoặc ăn các thức ăn mà cơ thể trẻ chưa đủ men để tiêu hóa. Điều này khiến thức ăn chưa tiêu hóa hết ứ đọng trong đường ruột của bé, bị vi khuẩn lên men và sinh ra nhiều hơi (khí) dẫn đến bụng trướng căng.

Đối với trẻ nhỏ, việc ép hoặc cho ăn quá nhiều trong một bữa sẽ gây cản trở hoạt động của hệ tiêu hóa. Trẻ ở mỗi độ tuổi có thể tích dạ dày và chiều dài ruột tương ứng. Trẻ nhỏ, dạ dày cũng nhỏ, vì vậy ăn mỗi lần được rất ít, phải ăn thành 6-8 bữa mỗi ngày mới nạp đủ nhu cầu năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển. Nếu bị ép ăn quá nhiều một bữa hoặc bữa ăn quá gần nhau, chưa đủ thời gian để tiêu hóa hết đã cho ăn thêm thì trẻ dễ bị nôn. Thức ăn chưa tiêu bị đẩy nhanh xuống đường ruột, gây ra tình trạng đi ngoài phân sống. Một số trẻ khả năng tiêu hóa kém với một số loại thức ăn như: xôi nếp, bánh chưng, bánh tét, thức ăn nhiều dầu mỡ… Cha mẹ không biết lại cho trẻ ăn và kết quả là trẻ bị ợ hơi, ợ chua, trướng bụng, khó tiêu.

Không đảm bảo vệ sinh thực phẩm cũng là nguyên nhân của chứng đầy hơi ở trẻ nhỏ. Nhiều trẻ bị đầy bụng do ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, ôi thiu. Rất nhiều loại vi khuẩn có khả năng lên men thức ăn, làm thức ăn bị thiu, mùi vị chua, sau đó tiếp tục sinh hơi trong đường ruột. Khi ăn phải những thức ăn này, trẻ bị đầy hơi trướng bụng, nôn ói, tiêu chảy.

Nên làm gì khi trẻ nhỏ bị đầy hơi?

Với các bé bị đầy hơi, cha mẹ và người chăm sóc cần theo dõi các hoạt động và tâm trạng của bé. Nếu bé bứt rứt, khó chịu, quấy khóc, bỏ bú hoặc khó ngủ, người nhà không thể trấn an bé, đó có thể là vấn đề nghiêm trọng. Các triệu chứng như sốt hoặc có máu lẫn trong phân cũng cảnh báo những vấn đề khác ngoài đầy bụng đơn thuần, cần đưa bé đi khám bác sĩ nhi khoa. Nhưng nếu bé vẫn vui vẻ, tươi cười thì không nên quá lo lắng và thực hiện các cách thức dưới đây, giúp bé giảm tình trạng đầy hơi.

Cho bé bú đúng tư thế

Khi bạn cho con bú, hãy luôn giữ cho đầu bé ở cao hơn so với dạ dày. Bằng cách này, sữa sẽ trôi xuống đáy dạ dày, còn khí thừa sẽ nằm ở trên và dễ dàng để ợ ra hơn. Hãy chắc chắn con đang ngậm núm vú đúng cách, tránh hút phải khí thừa. Bình sữa của bé cũng nên nâng cho hơi dốc (sao cho mực sữa luôn ngập lỗ núm vú) để bé không nuốt khí vào bụng trong khi bú.

Giúp trẻ ợ hơi ra ngoài

Sau mỗi bữa ăn (bú, ăn dặm), cần giúp bé ợ hơi. Tuy nhiên cần lưu ý không nên làm trẻ ợ hơi ngay sau trẻ mới ăn, việc ợ hơi sẽ đẩy cả thức ăn ra ngoài. Nên đợi chừng 20 phút để làm các thao tác. Một số bé khó để ợ hơi hơn những bé khác nhưng đừng vội nản. Bạn có thể thử nhiều tư thế và phương pháp nhau: ẵm bé tựa đầu vào vai bạn và vỗ nhẹ lên lưng bé, sau đó xoa lưng bé theo những chuyển động tròn dọc theo xương sống từ dưới lên tới cổ. Động tác này giúp đưa không khí từ trong bụng lên trên và đẩy ra ngoài. Hoặc đặt bé ngồi trên đùi, một tay giữ nhẹ cằm bé còn tay kia xoa hoặc vỗ lưng cho bé. Cách khác, để bé nằm sấp trên đùi người lớn và vỗ hoặc xoa lưng cho bé. Nếu bé vẫn còn dấu hiệu đầy hơi, có thể thực hiện động tác nhiều lần. Ngoài ra có thể vuốt lưng cho trẻ khi trẻ bú sữa sẽ giảm được lượng hơi ứ đọng lại trong dạ dày cũng như tránh việc trẻ bị nôn, ọc sữa. Hoặc ôm trẻ hơi ngả người xuống, bụng trẻ nằm trên cánh tay người mẹ và vỗ lưng trẻ, cũng là cách giúp trẻ xì hơi tốt.

Cách khác giúp trẻ đẩy hơi ra ngoài bằng các động tác “đạp xe”. Cách này vừa khiến trẻ vui vẻ, mà còn giúp trẻ dễ dàng xì hơi. Để trẻ nằm ngửa và nắm lấy chân trẻ cử động giống như việc đi xe đạp hoặc kéo nhẹ nhàng chân trẻ lên ngực rồi hạ xuống đều, lần lượt 2 chân, điều này sẽ khiến trẻ rất thích thú giúp trẻ thả được lượng hơi trong bụng ra dễ dàng.

Massage bụng cho trẻ

Để giúp trẻ giảm lượng hơi trong dạ dày và dễ chịu hơn, mẹ cần massage bụng cho trẻ thường xuyên. Cách này rất hiệu quả. Nên nhẹ nhàng dùng các ngón tay của mẹ xoay tròn theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra ngoài bụng của bé. Có thể dùng dầu massage để tay mẹ không bị rít khi chạm vào da của con. Tuy nhiên, không nên massage ngay sau khi bé vừa ăn xong.

Chườm nóng bụng cho trẻ

Dùng gói chườm nóng để chườm vùng bụng cho bé. Tận dụng được hơi nóng và sức nặng của gói chườm sẽ giảm được chứng đầy hơi cho bé. Cách làm: Lấy chiếc khăn tay và làm ấm chúng, không nên nóng quá sẽ làm da bé bị bỏng. Hoặc có thể nhúng nước nóng và vắt khô, gấp lại rồi đặt lên vùng bụng của bé cho đến khi hết ấm, sẽ giúp bé đẩy hơi thừa ra ngoài.

BS. LÊ ANH

]]>