bệnh gan – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Fri, 05 Oct 2018 04:47:03 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png bệnh gan – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Gan nhiễm mỡ, tránh ăn gì? http://tapchisuckhoedoisong.com/gan-nhiem-mo-tranh-an-gi-16269/ Fri, 05 Oct 2018 04:47:03 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/gan-nhiem-mo-tranh-an-gi-16269/ [...]]]>

Cháu 28 tuổi, đi khám sức khỏe định kỳ, siêu âm ổ bụng kết luận gan nhiễm mỡ (cháu không uống bia rượu). Bác sĩ hướng dẫn cháu cách ăn uống điều trị gan nhiễm mỡ.

Đặng Văn Khâm (Hà Nội)

Gan nhiễm mỡ đã trở thành một căn bệnh của thời hiện đại mà có lẽ khi nghe tới bạn không còn cảm thấy quá lạ lẫm nữa. Không đơn giản chỉ xảy ra ở những người uống rượu bia mà còn do quá trình ăn uống tiếp thu vào cơ thể quá nhiều chất béo, ăn quá nhiều đồ chiên rán, thức ăn nhanh. Cuộc sống quá bận rộn khiến cơ thể lười vận động, chế độ ăn uống thất thường, dẫn tới tình trạng béo phì, một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ. Đừng vội bi quan nếu bạn bị mắc gan nhiễm mỡ.

Gan là một bộ phận đóng vai trò thanh lọc độc tố trong cơ thể bạn và có khả năng phục hồi nếu biết cách ăn uống khoa học. Nếu một ngày bác sĩ kết luận bạn bị gan nhiễm mỡ thì hãy lên kế hoạch ăn uống thật hợp lý để cứu lấy bộ phận vô cùng quan trọng này. Gan nhiễm mỡ không phải bệnh ác tính nhưng nếu để lâu ngày có thể gây ung thư gan.

Để ý cách ăn uống khi bị gan nhiễm mỡ là điều quan trọng, không nhất thiết phải tránh hoàn toàn những đồ ăn mỡ, tuy nhiên nên chọn những thực phẩm không hại và tốt cho gan. Nếu bạn thừa cân thì cần thực hiện ăn giảm chất bột đường, tăng cường chất xơ từ rau xanh và tích cực tập thể dục.

Đối với bệnh gan do rượu, bệnh do không đủ dinh dưỡng và bệnh thiếu protein dẫn đến gan nhiễm mỡ thì nên bổ sung lượng protein. Tóm lại, phải dựa vào tình hình bệnh và nguyên nhân gây bệnh, nếu nhiễm mỡ nhẹ chỉ cần thực hiện tiết chế, trường hợp nhiễm mỡ nặng phải kết hợp dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

BS. Trần Quang Nhật

]]>
Dấu hiệu bệnh gan do rượu http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-benh-gan-do-ruou-16253/ Thu, 04 Oct 2018 04:46:21 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-benh-gan-do-ruou-16253/ [...]]]>

Vậy có phải tôi bị bệnh gan do rượu không thưa bác sĩ và triệu chứng của nó như thế nào?

Hoàng Thanh Hải (Lạng Sơn)

Xơ gan biểu hiện là tình trạng các nốt xơ thay thế các nhu mô gan trong quá trình nhu mô gan bị tổn thương, chính do sự hủy hoại dần các tế bào gan mà gan giảm dần và dẫn đến mất hoàn toàn chức năng gan.

Triệu chứng điển hình của bệnh là cảm thấy mệt mỏi kèm theo gan lòng bàn tay vàng, lá lách sưng to, toàn thân có đốm đỏ, một số bệnh nhân xơ gan có da mặt và xung quanh hốc mắt đen sạm đi so với trước khi bệnh, đây là do chức năng gan suy giảm, dẫn đến sự gia tăng sản sinh sắc tố đen gây ra. Ngoài ra, bệnh nhân cảm thấy trướng bụng đầy hơi, buồn nôn, chán ăn.

Điều trị: vì xơ gan là tình trạng suy chức năng gan không thể hồi phục nên việc điều trị tập trung vào việc làm chậm sự tiến triển của tổn thương gan và giảm nguy cơ biến chứng mà do xơ gan gây ra. Thuốc thường dùng là thuốc kháng virut viêm gan, giải độc gan, các thuốc tăng cường chức năng gan, thuốc kích thích tạo mật, thuốc kiểm soát mỡ máu, chế độ dinh dưỡng phù hợp với bệnh nhân có chức năng gan kém…

Nếu tổn thương gan tiến triển dẫn đến suy gan, bệnh nhân có thể có chỉ định cấy ghép gan là phương thức điều trị triệt để nhất. Bệnh nhân xơ gan có được ghép gan có cơ hội sống rất cao.

BS. Thanh Xuân

]]>
Người mắc bệnh gan: Cần ăn uống hợp lý http://tapchisuckhoedoisong.com/nguoi-mac-benh-gan-can-an-uong-hop-ly-15438/ Mon, 20 Aug 2018 14:41:07 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nguoi-mac-benh-gan-can-an-uong-hop-ly-15438/ [...]]]>

Bên cạnh đó, sự kết hợp giữa các biện pháp nghỉ ngơi, điều tiết trong làm việc, sinh hoạt thể lực sao cho phù hợp để tăng cường sức lực, chống chọi với bệnh tật và làm cho bệnh mau hồi phục là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết.

Đối với người bệnh viêm gan cấp

Trong viêm gan cấp, tế bào gan bị phá hủy nhiều và nhanh chóng, do đó, các hoạt động bình thường của gan bị xáo trộn, thường biểu hiện bằng các triệu chứng như: mệt mỏi và rối loạn tiêu hóa: chán ăn, ăn không tiêu, sình bụng, tiêu chảy, nhất là hay bị nôn ói. Khi đó, rất cần một chế độ nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý, không nhất thiết phải kiêng ăn quá mức mà ngược lại cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng, nên chọn các loại thức ăn dễ tiêu hóa như: các chất bột, đường dễ hấp thu như: gạo, ngũ cốc, đường, mật ong và hoa quả ngọt. Bệnh nhân thường được khuyên ăn nhiều trái cây ngọt như: chuối, nhưng không có nghĩa là “ăn chuối để chữa bệnh viêm gan” như một số người đã lầm tưởng. Riêng các chất đạm, nên chọn các loại có giá trị dinh dưỡng cao nhưng ít chất béo như lòng trắng trứng, vì lượng đạm cần cung cấp đầy đủ như một người bình thường là 50 – 70g mỗi ngày, các loại thịt cá nạc, sữa không béo, đậu hũ.

 

Người mắc viêm gan nên chọn các loại đạm có giá trị dinh dưỡng cao mà dễ tiêu hóa như đậu hũ...

Người mắc viêm gan nên chọn các loại đạm có giá trị dinh dưỡng cao mà dễ tiêu hóa như đậu hũ…

 

Nếu bị viêm gan quá nặng, với các triệu chứng như vật vã, lơ mơ báo hiệu tình trạng sắp bị hôn mê thì phải giảm lượng đạm chỉ còn dưới 40g mỗi ngày, bởi các chất như amôniắc (NH3) sinh ra từ chất đạm không được gan đào thải, sẽ tích tụ trong máu gây ảnh hưởng đến hoạt động của não. Đối với chất béo, nên giảm bớt chứ không cữ ăn hoàn toàn. Không ăn các thức ăn có nhiều cholesterol như: óc, tim, gan, lòng heo, lòng đỏ trứng vì sự bài tiết mật có thể bị giảm hoặc bế tắc, dẫn đến không tiêu hoá hết các chất béo. Chất béo chỉ sử dụng khoảng 10% tổng năng lượng (khoảng 15g mỗi ngày). Đặc biệt, ăn nhiều rau quả tươi sẽ cung cấp chất khoáng và các vitamin rất cần thiết để gan hoạt động bình thường trở lại.

Khi bị bệnh bắt buộc phải ngưng hẳn rượu, bia và các thức uống có cồn cho đến khi gan hồi phục hoàn toàn. Ngoài ra, cần phải thận trọng khi sử dụng các loại thuốc vì một số thuốc có thể gây độc cho gan như: thuốc an thần, các thuốc giảm đau, chống viêm, ngay cả paracetamol. Vì vậy, khi cần sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào nên hỏi ý kiến của thầy thuốc chứ không được tự ý uống và khi đến khám bệnh, dù bất cứ bệnh gì, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ rõ về tiền sử bệnh gan của mình để bác sĩ lựa chọn thuốc cho phù hợp tránh sử dụng thuốc có ảnh hưởng đến gan. Nếu người bệnh bị nôn ói liên tục hoặc tiêu chảy nhiều, nhất thiết phải nhập viện để truyền dịch và nuôi ăn bằng đường truyền tĩnh mạch. Về ăn uống, trong giai đoạn viêm gan cấp, người bệnh nên chia thành các bữa ăn nhỏ trong ngày, ăn từng ít một, không nên ăn một lần quá no.

Người bị viêm gan thường hay có triệu chứng chán ăn và nôn ói vào buổi chiều cho nên có thể cho ăn nhiều hơn vào buổi sáng, còn chiều tối chỉ cần ăn nhẹ hoặc uống sữa để tránh đầy bụng và nôn sau khi ăn. Ngoài chế độ dinh dưỡng, thuốc men trong điều trị bệnh viêm gan, người bệnh nên nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng nhọc.

Đối với viêm gan mạn

Khi gan bị viêm mạn tính, đa số người bệnh không có triệu chứng gì đặc biệt, họ vẫn cảm thấy bình thường mặc dù gan có thể đã bị hư hoại ngày một nặng hơn. Một số người có cảm giác mệt mỏi và ăn uống kém đi, khi đó trong chế độ ăn rất cần phải có sự cân đối giữa các chất đường, đạm, béo và cung cấp đầy đủ năng lượng. Vì vậy, việc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng sẽ giúp người bệnh cảm thấy khỏe hơn, cơ thể đủ sức chống chọi với tình trạng viêm nhiễm cũng như các tác dụng phụ do điều trị gây ra. Trong giai đoạn này nếu vẫn còn cảm giác ăn uống và tiêu hóa bình thường, người bệnh không cần thiết phải kiêng ăn quá mức. Vì ăn kiêng nhất là thức ăn quá nhạt nhẽo sẽ làm cho người bệnh cảm thấy chán không thèm ăn mà khi ăn uống kém càng làm cho người bệnh mau mệt mỏi, thiếu sức hoạt động như thế bệnh gan sẽ nặng hơn. Tuy nhiên, người bệnh cần hạn chế các thức ăn quá nhiều gia vị và dầu mỡ vì sẽ gây nên tình trạng khó tiêu, nên chọn các loại đạm có giá trị dinh dưỡng cao mà dễ tiêu hóa như đậu nành, đậu hũ… Ở người viêm gan mạn tính, chất glycogen (một loại đường dự trữ ở gan) bị giảm, cho nên cần cung cấp đều đặn chất bột, đường như bánh, trái cây ngọt; nếu không, người bệnh dễ bị những cơn mệt lả, vã mồ hôi do giảm lượng đường trong máu.

 

Người mắc viêm gan thường được khuyên ăn nhiều trái cây

Người mắc viêm gan thường được khuyên ăn nhiều trái cây

 

Dù bị bệnh gan mạn tính do bất kỳ nguyên nhân nào, người bệnh cũng không nên uống rượu bia vì sẽ làm cho tình trạng viêm gan bị nặng hơn, người bệnh chỉ được uống mỗi ngày một viên thuốc đa sinh tố để cung cấp thêm các vitamin và khoáng chất cần thiết cho hoạt động bình thường của gan. Nếu viêm gan mạn do nghiện rượu, cần phải bổ sung thêm các vitamin nhóm B và axít folic. Người bệnh vẫn sinh hoạt bình thường, tập thể dục, thể thao vừa sức tránh các công việc nặng nhọc.

Khi bị vàng da tắc mật

Khi bị vàng da do tắc mật, người bệnh thường bị ngứa, tiêu chảy và phân sẽ có váng mỡ do mật không được bài tiết xuống ruột đầy đủ để tiêu hoá chất béo. Ngoài ra, người bệnh còn bị thiếu các vitamin tan trong mỡ như vitamin A, vitamin D, vitamin K.

Khi bị tắc mật, người bệnh cần thực hiện như sau:

– Không nên dùng các loại mỡ động vật mà chỉ nên sử dụng các loại dầu thực vật, vì chúng dễ tiêu hóa, tuy nhiên chúng lại không cung cấp đủ các chất béo cần thiết.

– Mỗi tháng, người bệnh cần phải bổ sung vitamin K1, vitamin A và vitamin D.

– Nếu bị ngứa, có thể dùng thuốc cholestyramine để ngăn sự hấp thu muối mật để làm giảm bớt ngứa.

BS. HỒ VĂN CƯNG

]]>
Phòng bệnh gan nhiễm mỡ http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-benh-gan-nhiem-mo-15316/ Thu, 16 Aug 2018 15:47:14 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-benh-gan-nhiem-mo-15316/ [...]]]>

Gan nhiễm mỡ (còn gọi là thoái hóa mỡ gan) ngày càng có xu hướng gia tăng. Bệnh có thể dẫn đến xơ gan, thậm chí ung thư gan, vì vậy, không nên xem thường. Tuy nhiên, gan nhiễm mỡ có thể phòng ngừa được.

Tại sao gan bị nhiễm mỡ?

Gan được ví như một nhà máy lọc các chất độc của cơ thể đồng thời là cơ quan tổng hợp nhiều chất quan trọng cho cơ thể hoạt động bình thường. Tuy vậy, gan có thể mắc một số bệnh, trong đó có bệnh gan nhiễm mỡ. Gan nhiễm mỡ có thể do uống nhiều rượu (người nghiện rượu) hoặc mắc các bệnh về rối loạn chuyển hoá (đái tháo đường) hoặc sử dụng một số thuốc quá liều (tetracyclin, glucocorticoids, paracetamol…) hoặc do rối loạn về dinh dưỡng (hấp thu, bài tiết kém). Một số bệnh của gan rất dễ dẫn tới gan nhiễm mỡ như viêm gan, sốt rét (phá vỡ nhiều tế bào gan). Gan nhiễm mỡ có thể gặp ở người lười vận động, béo phì hoặc bị tác động xấu của tâm lý liên tục gây căng thẳng thần  kinh (stress). Bên cạnh đó, gan nhiễm mỡ liên quan khá chặt chẽ đến chế độ dinh dưỡng như ăn quá nhiều chất béo, nhiều đường hoặc quá ít chất đạm trong một thời gian. Trong hầu hết các trường hợp, chất béo ứ đọng chủ yếu là triglycerit, nhưng trong một số trường hợp, phospholipid chiếm đa số. Vì vậy, nếu các chỉ số về triglycerit hoặc phospholipid vượt quá chỉ số bình thường, rất có khả năng dẫn đến gan nhiễm mỡ.Những người béo bụng dễ mắc gan nhiễm mỡ.

Những người béo bụng dễ mắc gan nhiễm mỡ.

Biểu hiện của bệnh

Người bị gan nhiễm mỡ hầu như không có triệu chứng gì. Một số bệnh nhân cảm thấy hơi mệt mỏi và suy nhược hoặc có cảm giác hơi tưng tức ở vùng dưới sườn bên phải. Do vậy, bệnh thường được phát hiện một cách tình cờ sau một xét nghiệm máu thường quy hoặc xác định bởi một bệnh khác thấy men gan SGOT (serum glutamic oxaloacetic transaminase), SGPT (serum glutamic pyruvic transaminase), GGT (gamma glutamyl transpeptidase) tăng cao hoặc sau khi được siêu âm, thấy gan nhiễm mỡ. Những người bị gan nhiễm mỡ đa số là không có triệu chứng gì chứng tỏ có tình trạng lắng đọng mỡ tại gan, bởi vì hiện tượng này xảy ra một cách từ từ nên các biểu hiện của nó cũng khó cảm nhận được. Chỉ khi nào tốc độ lắng đọng mỡ trong gan xảy ra nhanh, nhiều làm cho thể tích gan to ra, lúc đó bao gan sẽ căng ra và người bệnh mới có cảm giác đau tức hoặc nặng ở vùng gan. Một số trường hợp gan nhiễm mỡ nặng có thể có triệu chứng vàng da, đau bụng, buồn nôn, nôn và gan to nhẹ.

Để biết gan nhiễm mỡ cần xét nghiệm chức năng gan, mỡ máu (triglycerit, cholesterol), siêu âm gan. Để có kết quả chính xác, có thể chụp gan bằng kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính (CT), tốt hơn nữa là chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc sinh thiết gan khi thật cần thiết.

Hậu quả của gan nhiễm mỡ

Những trường hợp gan nhiễm mỡ không kèm viêm gan thường có một giai đoạn lâm sàng lành tính từ 10 – 15 năm, sau đó mới có thể xơ gan, nhưng nếu gan nhiễm mỡ ở người có tiền sử mắc bệnh viêm gan (viêm gan do virut), có đến 25% tiến triển đến xơ gan, thậm chí là ung thư gan với thời gian nhanh hơn. Nếu uống quá nhiều rượu trong một thời gian dài sẽ vượt quá khả năng xử lý chất độc của rượu làm cho gan bị nhiễm độc và dẫn đến gan nhiễm mỡ, từ đó có thể đưa đến xơ gan – một bệnh còn gặp nhiều khó khăn trong điều trị.

Nguyên tắc điều trị

Điều trị gan nhiễm mỡ là một quá trình và liên quan đến nguyên nhân gây bệnh. Khi gan đã bị bệnh (nhiễm mỡ) nếu không được điều trị đúng còn làm cho tình trạng bệnh của gan nặng thêm, vì vậy, cần được xác định bệnh và nguyên nhân gây bệnh, trên cơ sở đó sẽ được chỉ định điều trị theo phác đồ, người bệnh không nên tự mua thuốc điều trị, nhất là các loại thuốc không có nguồn gốc, chưa được công nhận của các nhà chuyên môn y dược học.

Lời khuyên của thầy thuốc

Do gan nhiễm mỡ bởi tích lũy quá nhiều lượng mỡ ở gan, do vậy, việc phòng bệnh nên lưu ý đến các nguyên nhân gây bệnh. Nếu bị thừa cân, béo phì nên áp dụng chế độ ăn hợp lý, giảm đường, mỡ, giảm các loại thực phẩm giàu cholesterol và triglycerit. Cụ thể, hạn chế dùng mỡ động vật (trừ dầu cá), hạn chế ăn phủ tạng, lòng động vật (lợn, gà, trâu, bò) thay vào đó là dùng dầu thực vật như dầu mè, dầu lạc, đậu nành… Tăng cường ăn cá vào các bữa ăn chính (mỗi tuần có khoảng từ 2 – 3 ngày ăn cá thay cho ăn thịt). Hạn chế hoặc bỏ rượu nhất là rượu tự nấu, tự pha chế. Tăng cường ăn các loại thực phẩm có tác dụng giảm mỡ máu như tỏi ta, giá đỗ, cà chua chín và ăn nhiều rau trong các bữa ăn chính, tráng miệng bằng các loại trái cây có nhiều sinh tố như cam, quýt, xoài, đu đủ, thanh long… Cần tăng cường vận động cơ thể với mọi hình thức khác nhau tùy theo điều kiện của từng người nhưng tốt nhất, dễ thực hiên nhất là đi bộ.

BS. Việt Anh

]]>
Người bệnh gan nên dùng và tránh ăn gì? http://tapchisuckhoedoisong.com/nguoi-benh-gan-nen-dung-va-tranh-an-gi-15037/ Sat, 11 Aug 2018 15:28:56 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nguoi-benh-gan-nen-dung-va-tranh-an-gi-15037/ [...]]]>

Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm gan?

Viêm gan có thể là viêm gan do nhiễm virut hoặc viêm gan không do virut (như viêm gan do rượu và viêm gan tự miễn).

Bệnh viêm gan virut: Có 5 loại virut gây viêm gan là A, B, C, D và E. Mỗi loại có tính chất và khả năng gây bệnh khác nhau. Loại viêm gan này do virut viêm gan xâm nhập cơ thể qua đường tiêm chích (dùng thuốc đường tĩnh mạch ở bệnh viện hoặc dùng chung kim tiêm khi sử dụng ma túy). Ngoài ra, cũng có thể bị lây virut viêm gan khi sống chung hoặc có quan hệ tình dục không an toàn với người bị viêm gan. Bạn cũng có thể nhiễm bệnh viêm gan A khi sử dụng nguồn nước hoặc thực phẩm không an toàn.

Bệnh viêm gan không do virut: Viêm gan không do virut bao gồm viêm gan do rượu và viêm gan tự miễn. Rượu có thể làm suy yếu gan và dễ bị nhiễm trùng ở gan. Việc sử dụng rượu có thể dẫn đến nhiều bệnh gan như gan nhiễm mỡ (quá nhiều chất béo tích tụ trong gan) hoặc xơ gan (sẹo hình thành trong gan). Bệnh gan tự miễn là bệnh do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công gan của bạn. Bệnh này hiếm gặp nhưng nó có thể dẫn đến chức năng gan giảm và làm tổn thương gan. Người bị viêm gan tự miễn cũng có thể có rối loạn tự miễn khác, chẳng hạn như bệnh celiac, viêm khớp dạng thấp hoặc viêm loét đại tràng.Người bệnh gan nên ăn nhiều rau, củ tươi.

Người bệnh gan nên ăn nhiều rau, củ tươi.

Tùy theo thời gian kéo dài của bệnh mà người ta phân chia thành bệnh viêm gan cấp tính và bệnh viêm gan mạn tính. Mỗi thể bệnh có những đặc điểm riêng.

Viêm gan cấp: được đặc trưng bởi sự phá huỷ tế bào gan và sự hiện diện tế bào viêm trong mô gan kéo dài dưới 6 tháng. Phần lớn người bị viêm gan cấp tính thường tự phục hồi. Viêm gan cấp có thể xảy ra ở các nguyên nhân viêm gan do virut (thường là viêm gan A, B), viêm gan do ký sinh trùng, viêm gan do thuốc (ngộ độc paracetamol liều cao), viêm gan do rượu bia… Viêm gan cấp thường có những triệu chứng như mệt mỏi, ăn không tiêu, buồn nôn, có khi bị nôn, sốt. Sau nhiều ngày có thể xuất hiện vàng da, vàng mắt. Một số bệnh nhân bị viêm gan cấp do virut B có thể bị đau khớp, bị lú lẫn và hôn mê. Bệnh nhân bị viêm gan cấp nếu được chữa trị và chăm sóc tốt sẽ giảm nhẹ dần sau 4-6 tuần và có thể phục hồi sau 3 tháng. Ngược lại, nếu không được quan tâm chăm sóc tốt, một số trường hợp có thể nặng dẫn tới viêm gan mạn tính.

Viêm gan mạn tính: là bệnh gan có tổn thương hoại tử và viêm diễn ra trong thời gian trên 6 tháng. Viêm gan mạn tính thường là hậu quả của viêm gan cấp tính. Viêm gan mạn tính có thể xảy ra ở các trường hợp viêm gan virut (thường gặp là viêm gan b, C và phối hợp với D); viêm gan tự miễn, viêm gan do thuốc, viêm gan do rượu bia. Ở viêm gan mạn tính, triệu chứng khởi đầu có thể biểu hiện những đợt rầm rộ như trong viêm gan cấp, phần còn lại thường có những triệu chứng âm thầm như mệt mỏi, cảm giác nặng tức vùng hạ sườn phải, đau cơ, đau khớp hoặc nhiều lúc chỉ có cảm giác nhức mỏi thông thường làm bệnh nhân không nhận biết được.

Khi đã bước sang giai đoạn xơ gan, các biểu hiện viêm thường giảm dần, thay vào đó là các triệu chứng của tăng áp lực tĩnh mạch cửa và suy tế bào gan là nổi bật.

Chế độ ăn uống đối với bệnh nhân viêm gan

Gan được ví  như một nhà máy mà nguyên liệu chính là 3 nhóm: chất đạm, chất béo, đường… và các chất phụ gia không thể thiếu là khoáng chất. Do đó, chế độ dinh dưỡng vô cùng quan trọng cho người bệnh gan. Thiếu dinh dưỡng thì gan không làm việc được nhưng dư thừa cũng không tốt vì gan yếu, khó loại thải chất dư thừa. Do vậy tốt nhất cần biết những thứ gì nên ăn và thứ gì nên tránh.

Những thực phẩm người viêm gan nên dùng

Protein (chất đạm): Là chất vô cùng quan trọng đối với người bệnh về gan. Cần bảo đảm 1g protein/kg cơ thể/ngày. Trong đó, 50% lượng protein này do ngũ cốc và rau quả cung cấp nên chỉ còn 50% là lấy từ thực phẩm như cá, thịt, trứng, sữa hoặc đạm thực vật như: đậu phụ… có nghĩa một ngày chỉ cần 200g cá hoặc 100g thịt nạc, trứng và cốc sữa là đủ. Protein từ cá và sữa bò rất tốt cho người yếu gan vì dễ tiêu hóa. Trong sữa bò tươi hoặc sữa bột pha tương ứng có khoảng 3,7% chất đạm và 3,5% chất béo. Chất béo trong sữa bò thuộc loại khó tiêu hóa nên người ta thường khuyên người yếu gan không nên uống nhiều sữa chứ không phải là kiêng sữa (mỗi ngày nên uống 1 cốc).

Chất béo: Người bệnh gan cần giảm các chất béo, hạn chế  ăn các món rán, chứ không phải kiêng hẳn chất béo. Một nghiên cứu cho thấy: ăn nhiều chất béo cùng với giảm protein và bột đường làm gia tăng quá trình xơ gan ở người viêm gan siêu vi C. Trong khi đó, một nghiên cứu khác chứng minh chất lecithin có nhiều trong lòng đỏ trứng gà và đậu mè các loại chứa nhiều acid béo, omega-3 rất cần cho người bị bệnh về gan mạn tính kể cả viêm gan siêu vi A, B, C. Lòng trắng trứng chứa nhiều methionin, eytein, eystin là các acid amin bảo vệ gan. Như vậy, người bệnh về gan có thể cách ngày ăn một quả trứng luộc. Acid béo và omega-3 từ thực vật hay từ cá đều tốt cho gan và làm chậm quá trình ung thư hóa gan. Do đó, chất béo từ cá, trứng, đậu mè tốt cho gan. Điều cốt yếu là không dùng dư thừa. Chú ý nên chế biến thực phẩm theo lối kho, nấu, luộc, hấp chưng chứ không nên rán.

Vitamin và khoáng chất: Các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho gan. Mỗi ngày cần bảo đảm đủ rau quả tươi (rau xanh 200g + củ quả non 1.000g + quả chín tươi 200g). Trường hợp người già yếu không thể ăn đủ sinh tố qua rau quả thì có thể bổ sung thêm viên đa sinh tố khoáng chất..

 

Những thực phẩm người bệnh gan nên tránh

Các thức uống có chất cồn (rượu, bia…), thuốc lá, tránh ăn thực phẩm ôi thiu, nhiễm hóa chất, tránh lao động quá sức. Người bệnh gan cần chú ý ăn uống hợp lý, không được ăn dư thừa hoặc đưa các chất độc hại vào cơ thể. Nguyên tắc ăn uống hằng ngày là chọn thức ăn dễ tiêu và không kiêng quá mức sẽ dẫn đến suy kiệt cơ thể

 

BS. Phạm Thanh

]]>
Người mắc bệnh gan do virus có dễ bị ung thư gan? http://tapchisuckhoedoisong.com/nguoi-mac-benh-gan-do-virus-co-de-bi-ung-thu-gan-14097/ Sun, 05 Aug 2018 06:20:21 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nguoi-mac-benh-gan-do-virus-co-de-bi-ung-thu-gan-14097/ [...]]]>

Theo thống kê của Bộ Y tế, bệnh nhân mắc viêm gan siêu vi B chiếm 8-25% dân số, ước tính đến năm 2020 sẽ có 8 triệu người Việt nhiễm virus viêm gan b mạn tính. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh viêm gan do virus là nhân tố thứ 7 gây tử vong trên toàn cầu. Hiện nay có từ 6 đến 10 triệu người mắc bệnh này, 1,4 triệu ca tử vong mỗi năm, trong đó nhiều nhất là viêm gan virus C (48%), B (47%), còn lại là viêm gan A và E. Nhóm người tiêm chích ma túy có nguy cơ lây nhiễm cao nhất vì hiện trạng dùng chung bơm kim tiêm, ước tính trong số 16 triệu người tiêm chích ma túy có khoảng gần 10 triệu trường hợp nhiễm virus viêm gan C.

Báo động hơn 300 triệu người mang virut viêm gan

Gần 325 triệu người trên thế giới đang mang trong mình virus viêm gan B hoặc virus viêm gan C. Tuy nhiên rất nhiều người trong số đó không hề biết mình có mầm bệnh trong người. Đây là báo động mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa đưa ra. Theo đó, đa số những người nhiễm virut viêm gan không có điều kiện xét nghiệm hay chẩn đoán sớm, dễ dẫn đến xơ gan, ung thư gan. WHO khuyến cáo, thế giới phải có giải pháp cấp bách do đây là thách thức lớn đe dọa sức khỏe cộng đồng. Thống kê chỉ riêng năm 2015, thế giới ghi nhận hơn 1,3 triệu người tử vong do virut viêm gan, tương đương số người chết do bệnh lao và HIV/AIDS. Tính trung bình từ năm 2000 đến nay, tỷ lệ này tăng khoảng 22%.

Diễn biến âm thầm

Theo các bác sĩ truyền nhiễm, hiện nay có 5 loại vi rút viêm gan được ghi nhận, đó là A,B,C,D và E, trong đó vi rút viêm gan B, C và D thường gây viêm gan mạn tính, tiến triển tới xơ gan, ung thư gan và tử vong.

Trong 5 loại viêm gan nói trên, lây qua đường tiêu hoá là viêm gan A và E. Số còn lại thường lây qua đường máu, từ mẹ sang con và đường quan hệ tình dục.

Những người có nguy cơ cao nhiễm viêm gan vi rút là người trong gia đình hoặc sống cùng người nhiễm; người có tiền sử tiêm chích ma túy, quan hệ tình dục không an toàn, người chạy thận nhân tạo chu kỳ; nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc người bệnh… Theo các chuyên gia y tế, nếu bị viêm gan virus B và C cấp, bệnh nhân sẽ thấy mệt mỏi, chán ăn và vàng mắt, đôi khi có thể sốt nhẹ. Đối với các trường hợp mạn tính, hầu như bệnh nhân không có triệu chứng gì. Bệnh nhân có thể đau tức hạ sườn phải, nước tiểu có màu vàng sẫm. Tuy nhiên, nhiều trường hợp viêm gan mạn tính không có biểu hiện lâm sàng rõ rệt, thường khi bệnh được phát hiện thì đã muộn. Chính vì bệnh viêm gan diễn biến âm thầm, nhưng nguy hiểm và điều trị tốn kém, dễ dẫn đến xơ gan, ung thư gan – gây tử vong sớm… nên nó còn được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”.

Dẫn đến xơ gan và ung thư gan

Các chuyên gia y tế nhận định: bệnh viêm gan B diễn biến âm thầm, không có triệu chứng rõ rệt. 90% trường hợp mắc viêm gan B không có triệu chứng lâm sàng cho đến khi tiến triển thành xơ gan, ung thư gan. Tương tự, có đến 90% tỉ lệ người mắc viêm gan C cũng không có biểu hiện lâm sàng, chỉ có tế bào gan bị tổn thương âm thầm, trong đó có hơn 50% trường hợp sẽ chuyển thành xơ gan và ung thư.

Khoảng 10-20% bệnh nhân xơ gan có thể biến thành ung thư gan. Bệnh nhân bị nhiễm virut viêm gan B có xác suất ung thư gan cao gấp 200 lần người bình thường. Xơ gan là giai đoạn cuối của bệnh lý viêm gan mạn tính được đặc trưng bởi sự thay thế mô gan bằng mô xơ, sẹo và sự thành lập các nốt tân sinh dẫn đến mất chức năng gan.

Bệnh cảnh viêm gan vi rút rất đa dạng, không tương xứng với độ nặng của bệnh, gây khó khăn cho công tác khám và điều trị. Bệnh nhân thường chỉ phát hiện bệnh khi đã muộn, bị xơ gan, ung thư gan; khi đó chi phí điều trị đắt đỏ, tiên lượng xấu. Ngược lại có trường hợp phát hiện thì cũng chủ quan, không thường xuyên khám, theo dõi, hậu quả bệnh tiến triển nặng nề” – các bác sĩ cảnh báo.

Cách phòng bệnh và giảm nguy cơ

Để phòng tránh bệnh lý viêm gan, xơ gan hoặc ung thư gan, PGS.TS. Trịnh Thị Ngọc khuyến cáo: Người bị bệnh gan thường có biểu hiện không rõ ràng, khiến người bệnh dễ bỏ qua, nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm bệnh dễ tiến triển thành xơ gan, thậm chí là ung thư gan. Vì vậy, người bệnh viêm gan cần có chế độ ăn phù hợp. Cụ thể, giai đoạn viêm gan cấp tính bệnh nhân nên ăn nhẹ, uống nhẹ, nên ăn làm nhiều bữa và sử dụng các loại thức ăn dễ tiêu. Cần lưu ý, các biểu hiện khó chịu, mệt mỏi thường dễ chịu hơn vào buổi sáng, vì vậy bệnh nhân nên ăn nhiều hơn. Tránh ăn các thức ăn nhiều gia vị, dầu, mỡ. Cần ăn nhiều các loại protein được nấu nhừ, bên cạnh đó cũng cần ăn các chất có xơ như cam, cà rốt, chuối, gạo lứt, đậu đỏ, các loại rau xanh…

Trong giai đoạn này bệnh nhân cũng nên uống nhiều nước, đặc biệt nước cam, nước chanh vừa tăng lượng sinh tố, vừa tăng lượng nước của cơ thể. Tuyệt đối không được sử dụng rượu bia trong giai đoạn này dưới mọi hình thức vì chúng là các chất rất có hại cho tế bào gan. Trong trường hợp viêm gan cấp tính mức độ nặng, bệnh nhân cần được điều trị tại bệnh viện để có được chế độ điều trị và chăm sóc hợp lý.

Đối với người viêm gan mạn tính cần hết sức đa dạng trong các nhóm như rau, củ, quả, ngũ cốc, sữa và chế phẩm từ sữa, thịt cá hay trứng. Thức ăn cần cung cấp đủ năng lượng, cho bệnh nhân, phù hợp với trọng lượng chiều cao và hoạt động của cơ thể. Cần cung cấp đủ lượng protein cần thiết để tấn công bệnh tật, tái tạo gan và không thất thoát các chất cơ. Các thức ăn cần có nhiều vitamin A (như gan gà, gan lợn…) và vitamin C (cam, quýt, rau sống…). Tuyệt đối bỏ rượu để bảo vệ tế bào gan và giúp gan chóng bình phục, giảm thiếu tối đa các chất quá béo, quá ngọt.

Tiêm phòng vắc xin là biện pháp tốt nhất đề phòng lây nhiễm viêm gan B.

Để chẩn đoán và điều trị sớm bệnh người dân nên kiểm tra định kỳ 3-6 tháng/ lần. Những người có yếu tố nguy cơ cao nên đi kiểm tra như người sống trong gia đình có người bị viêm gan virus B, C hay ung thư gan cần chú ý phòng lây nhiễm. Nếu xét nghiệm HBsAg âm tính cần xét nghiệm anti HBs, nếu kết quả âm tính cần tiêm phòng vắc-xin viêm gan B. Hiện nay chưa có vắc-xin cho viêm gan C nên người có anti HCV dương tính cần xét nghiệm xem virut có phát triển không để có hướng điều trị kịp thời. Bệnh nhân mệt mỏi, đau tức hạ sườn phải, tiểu vàng,… thì nên kiểm tra chức năng gan gồm HBsAg, Anti HCV, để có hướng xử lý kịp thời. Người mang virut viêm gan B, C không nên uống rượu, bia vì rượu, bia ở người bị viêm gan B, C sẽ làm cho bệnh nặng thêm.

Đức Hoàng

]]>
Đề phòng bệnh gan ở trẻ em http://tapchisuckhoedoisong.com/de-phong-benh-gan-o-tre-em-14050/ Sun, 05 Aug 2018 06:12:20 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/de-phong-benh-gan-o-tre-em-14050/ [...]]]>

Khi nhắc đến bệnh gan, mọi người thường nghĩ đó là chứng bệnh của người trưởng thành. Thế nhưng các bệnh lý về gan xuất hiện ở trẻ em ngày một nhiều hơn và là nỗi lo lắng cho cả giới y khoa.

Gan là cơ quan chuyển hóa quan trọng trong cơ thể. Gan được xem như là nhà máy hóa chất lớn nhất. Gan sản xuất ra dịch mật – dịch thể quan trọng trong quá trình tiêu hóa, đảm trách việc điều hòa nhiều phản ứng hóa sinh, những phản ứng này chỉ xảy ra ở một số tổ chức đặc biệt của cơ thể. Gan dự trữ chất dinh dưỡng, mỡ và vitamin, chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, tạo protein cho huyết tương và thải độc cho cơ thể.

Bệnh gan ở trẻ em là cụm từ chỉ các bệnh lý về gan thông thường ở trẻ như: nhiễm siêu vi viêm gan ( A, B, C…), bệnh gan di truyền hay bệnh gan chuyển hóa, nghẽn đường mật, gan nhiễm mỡ… Bệnh gan mắc phải thường gặp ở người lớn hơn là trẻ em. Các bệnh gan phát hiện ở trẻ em thường do viêm nhiễm, di truyền, rối loạn chuyển hóa hoặc bệnh mạn tính. Điều này chứng tỏ trẻ có thể mắc bệnh gan do ảnh hưởng từ môi trường xung quanh hoặc do các vấn đề sức khỏe khác của bé.

Các yếu tố thuận lợi gây bệnh gan ở trẻ em gồm:  Do trẻ chưa hoàn thiện về sinh lý của gan trong thời gian chu sinh và những thay đổi quan trọng của quá trình chuyển hóa của gan trong thời gian thơ ấu. Chính những thay đổi này ảnh hưởng sự tiếp xúc cũng như phản ứng lại khi cơ thể trẻ tiếp xúc với chất độc hay virut.Những biểu hiện khi trẻ mắc bệnh gan.

Những biểu hiện khi trẻ mắc bệnh gan.

Nhận biết trẻ em mắc bệnh gan

Trẻ có dấu hiệu bị vàng da, vàng mắt: Triệu chứng này không chỉ báo hiệu bệnh gan ở người lớn mà còn báo hiệu đối với cả trẻ nhỏ. Màu da và màu mắt thay đổi là do ứ đọng quá nhiều bilirubin trong máu. Bilirubin là một sắc tố màu vàng được tìm thấy trong mật và được sản xuất bởi gan. Có đến 60% trẻ sơ sinh bị vàng da sinh lý và sẽ hết sau vài ngày. Tuy nhiên, một em bé vài tháng tuổi lại cần chăm sóc y tế khi bị vàng da bởi đây là dấu hiệu của bệnh gan.

Có dấu hiệu sưng ở bụng và chi dưới: Nếu trẻ có dấu hiệu bị sưng ổ bụng (trướng bụng) và chi dưới thì rất có thể đã bị bệnh gan. Bình thường, trong ổ bụng không có nước khi giữa lá thành và lá tạng của màng bụng, vì một nguyên nhân nào đó, xuất hiện nước, gọi là hiện tượng cổ trướng.

Nước tiểu đậm màu: Nếu một bé khỏe mạnh nước tiểu sẽ có màu sáng. Còn đối với những bé có vấn đề về gan, nước tiểu trở nên đậm màu do có sự tích tụ của bilirubin trong máu. Nước tiểu sậm màu cũng là một dấu hiệu của sự mất nước. Xét nghiệm nước tiểu có thể thấy được sự hiện diện của bilirubin. Khi bé được uống nhiều nước mà nước tiểu lại sậm thì nên đưa trẻ đi khám.

Dấu hiệu trong phân của trẻ: Những em bé khỏe mạnh sẽ bài tiết bilirubin qua phân. Đối với những bé có vấn đề về gan sẽ không thải bilirubin qua phân và khiến phân của bé nhạt màu hoặc màu trắng. Nếu phân của bé chứa máu hoặc dịch màu thì đây là dấu hiệu chứng tỏ bé đang có vấn đề về gan.

Dấu hiệu khác: Ngoài các dấu hiệu ở trên, nếu trẻ mắc các vấn đề về gan thì bé thường có cảm giác không ngon miệng, hay nôn trớ, ngủ khó đánh thức đôi khi còn hôn mê và không tăng cân trong thời gian dài.

Ảnh hưởng thứ phát của bệnh gan có thể đe dọa sức khỏe trẻ em

Khi trẻ mắc bệnh gan mà không được điều trị, có thể biểu hiện như: tăng bilirubin máu, gan to, suy tế bào gan, xơ gan, nang gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa hoặc bệnh toàn thân do ảnh hưởng thứ phát của bệnh gan. Các biểu hiện toàn thân do bệnh gan gây ra là: rối loạn chuyển hóa như hạ đường huyết. Rối loạn đông máu thứ phát do nồng độ các yếu tố phụ thuộc vitamin K thấp. Khi gan có bệnh sẽ không thải hết độc tố ra khỏi cơ thể, việc tiếp xúc độc tố kéo dài có thể gặp trong các bệnh: galactosemia hoặc fructosemia. Nhiễm trùng là nguyên nhân của bệnh gan hay là hậu quả thứ phát của suy giảm miễn dịch do suy dinh dưỡng. Tăng áp lực tĩnh mạch cửa với biểu hiện xuất huyết dạ dày ruột trầm trọng.

Các biện pháp phòng ngừa

Để phòng ngừa bệnh gan cho trẻ cần cho trẻ tiêm vắc-xin phòng viêm gan B ngay khi trẻ lọt lòng mẹ. Với trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm virut viêm gan b thì cần được tiêm thuốc dự phòng ngay khi mới sinh theo chỉ định của thầy thuốc. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì cần cho trẻ bú hoàn toàn sữa mẹ. Sữa mẹ đã được phát hiện có chứa hơn 1.000 loại dinh dưỡng, trong đó có 400 loại dinh dưỡng mà khoa học hiện nay không thể phục chế được. Nhưng ưu điểm của sữa mẹ không chỉ như vậy, hiện nay các nhà khoa học còn phát hiện, nuôi con bằng sữa mẹ có thể phòng ngừa bệnh gan ở trẻ em. Đồng thời, trong sữa mẹ còn chứa nhiều loại kháng thể để chống lại các virut. Do vậy, những trẻ được nuôi bằng sữa mẹ có thể phòng ngừa bệnh gan do virut một cách hiệu quả.

Với trẻ lớn hơn cần cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng, đủ các nhóm thực phẩm. Mẹ cần chuẩn bị cho con khẩu phần ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau như đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất cần thiết.

Môi trường sống của trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ, tránh xa nguồn bệnh. Năng cho trẻ vận động ngoài trời để thích nghi với thời tiết và tăng khả năng phòng bệnh. Khi thấy trẻ có những dấu hiệu của bệnh thì nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa tiêu hóa ngay.

BS. Lê Anh

]]>
Người mắc bệnh mạn tính thường dễ gánh thêm bệnh gan http://tapchisuckhoedoisong.com/nguoi-mac-benh-man-tinh-thuong-de-ganh-them-benh-gan-14004/ Sun, 05 Aug 2018 06:04:51 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nguoi-mac-benh-man-tinh-thuong-de-ganh-them-benh-gan-14004/ [...]]]>

Vậy người mắc bệnh mạn tính phải làm gì, chăm sóc lá gan thế nào để gan không bị ảnh hưởng?

Vì sao người mắc bệnh mạn tính gan dễ bị tổn thương?

Tại Việt Nam trong những năm gần đây, cùng với phương thức làm việc và lối sinh hoạt thay đổi theo hướng ít vận động, thực phẩm bẩn tràn lan đi kèm thói quen sử dụng thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp tăng lên, thì tình hình biến đổi khí hậu, môi trường cũng ngày càng ô nhiễm, là các tác nhân chính làm tăng mạnh số người mắc bệnh mạn tính. Nhất là với người càng cao tuổi, quá trình cơ thể bị lão hóa khiến cho sức khỏe cũng dần suy giảm, do đó càng dễ gặp nhiều bệnh hơn như tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch, suy giảm chức năng gan, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ,…

người mắc bệnh mạn tính gan dễ bị tổn thương

 

Khi đó, người bệnh phải cầu cứu đến các loại thuốc để hỗ trợ theo các cách điều trị khác nhau. Tuy nhiên, quá trình sử dụng thuốc khiến cho gan dễ bị tổn thương. Do gan có vai trò hết sức thiết yếu, tham gia hầu hết vào các quá trình tiêu hóa, chuyển hóa, khử độc, đào thải… trong cơ thể. Theo Ths. Nguyên Hồng Hà- Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương, việc sử dụng nhiều loại thuốc trong thời gian dài để điều trị các bệnh mạn tính cũng là một gánh nặng khiến chức năng gan phải hoạt động nhiều hơn và dẫn đến tình trạng suy giảm rõ rệt, khả năng thải độc càng lúc càng kém, sức đề kháng cơ thể cũng từ đó mà kém theo, điều mà ai cũng nhận định được rằng tế bào gan bị thoái hóa. Nếu không biết cách bảo vệ, những căn bệnh mà lá gan của người bệnh mạn tính sẽ có nguy cơ mắc phải: rối loạn chức năng gan, viêm gan, suy gan, gan nhiễm mỡ, nhiễm siêu vi,… hay những căn bệnh phức tạp và rất nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan…

Ths Nguyễn Vân Anh cho biết thêm, phần lớn thuốc khi vào cơ thể được chuyển hóa tại gan trước khi được đào thải qua đường mật hoặc qua thận. Bình thường, thuốc đưa vào cơ thể là chất không độc, nhưng sau khi được chuyển hóa tại gan, một số thuốc trở thành chất gây độc với chính bản thân gan. Thuốc có thể gây độc cho gan ở các mức độ khác nhau từ nhẹ đến hoại tử rất nặng, bệnh gan có thể cấp tính nhưng cũng có thể mạn tính. Bệnh thường xuất hiện trong vòng từ 5 – 90 ngày sau khi dùng thuốc, với biểu hiện rất khác nhau, thậm chí có trường hợp suy gan nặng dẫn đến tử vong.

Làm gì để gan người bệnh mạn tính không bị ảnh hưởng?

 

Với sự ra đời của nhiều thuốc mới, danh sách các thuốc gây độc cho gan ngày càng dài thêm, trong đó phải kể đến các nhóm thuốc như giảm đau hạ sốt, thuốc kháng virut, thuốc điều trị lao,… Ngoài ra, một số nhóm thuốc khác cũng có thể gây hại gan như thuốc điều trị nấm (nystatin, ketoconazole, fuconazole,…), thuốc kháng giáp trạng (PTU, MTU,…), thuốc điều trị đái tháo đường (sulfamid, troglitazone, rosiglitazole,…), thuốc điều trị bệnh tim mạch (amiodazon, methyldopa, quinidine,…), thuốc chống co giật (phenytoin, carbamazepin,…),… Chính vì vậy, để dùng thuốc an toàn, người bệnh cần hết sức tuân thủ hướng dẫn, y lệnh của bác sĩ, không được lạm dụng thuốc và tự ý dùng thuốc, khi dùng thuốc mà có biểu hiện như chán ăn sợ mỡ, nước tiểu sẫm màu, đau tức vùng gan thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra phát hiện và điều trị kịp thời.

Làm gì để gan người bệnh mạn tính không bị ảnh hưởng?

Khuyến cáo gần đây về việc điều trị sớm các bệnh mạn tính thường gặp ở người luống tuổi như tiểu đường, tăng huyết áp,… để giảm gánh nặng cho gan là người bệnh cần thực hiện mọi khuyến cáo theo y lệnh của bác sĩ nhất là việc sử dụng thuốc điều trị như: đúng liều lượng, kiểm soát chặt chẽ và cần hỏi ý kiến bác sĩ về cảnh báo tác dụng phụ có thể xảy ra. Khi người bệnh uống thuốc thấy có biểu hiện bất thường về suy giảm chức năng gan (mệt mỏi, chán ăn, trướng bụng đặc biệt là các thức ăn có nhiều dầu mỡ), đau tức hạ sườn phải, táo bón,… hay những biểu hiện ra bên ngoài như: vàng da – sạm da, nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt,… cần thông báo ngay cho bác sĩ để có thể cân nhắc thay thuốc điều trị và tư vấn thêm.

Củ quả tự nhiên có lợi cho gan, giúp gan thải độc, phục hồi chức năng gan

Củ quả tự nhiên có lợi cho gan, giúp gan thải độc, phục hồi chức năng gan như: đu đủ, củ cải, mướp đắng, gấc, lêkima và tỏi,…

 

Bên cạnh những tác dụng phụ của thuốc, chúng ta cũng cần chú ý một số yếu tố làm tăng độc tính của thuốc đối với gan đó là rượu (rượu làm tăng độc tính của hầu hết thuốc đối với gan), có bệnh lý gan mật từ trước, liều lượng của thuốc (một số thuốc dùng ở liều thấp thì an toàn nhưng dùng ở liều cao hoặc quá liều sẽ gây ngộ độc cấp cho gan); sự tương tác giữa các thuốc làm tăng khả năng gây độc cho gan,…

Để bảo vệ sức khỏe cũng như lá gan người bệnh mạn tính, theo chuyên gia dinh dưỡng- TS. Từ Ngữ – Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho biết, cần sử dụng thuốc hợp lý theo chỉ định. Ngoài ra phải biết duy trì một lối sống lành mạnh, ăn uống điều độ, hạn chế các món ăn nhiều dầu mỡ, không dùng nhiều rượu bia, cà phê, thuốc lá,… tăng cường tập luyện thể dục – thể thao, không nên lao động quá sức, đồng thời thường xuyên bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể với các vitamin nhóm B, C, củ quả tự nhiên có lợi cho gan, giúp gan thải độc, phục hồi chức năng gan như: đu đủ, củ cải, mướp đắng, gấc, lêkima và tỏi,… Để có hiệu quả giải độc gan tốt hơn, có thể sử dụng sản phẩm ứng dụng công nghệ hiện đại, chiết xuất từ các loại củ quả tự nhiên này như một giải pháp giúp tăng thải độc tố do thuốc tích tụ, giảm triệu chứng do suy giảm chức năng gan. Tuy nhiên, cần phải lựa chọn sử dụng sản phẩm từ nhà sản xuất uy tín, có chứng nhận rõ ràng về tính hiệu quả và an toàn.

Minh Đức

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Naturenz được sản xuất bởi DHG Pharma, giúp hạ men gan, bổ gan, mát gan, hỗ trợ điều trị viêm gan và gan nhiễm mỡ, giúp giảm dấu hiệu đau tức hạ sườn phải, mệt mỏi, khó tiêu, trướng bụng, ăn ngủ kém,… Naturenz là công trình nghiên cứu trên 20 năm của Viện công nghệ sinh học, ứng dụng công nghệ sinh học, chiết xuất enzym từ củ quả tự nhiên. Hiệu quả Naturenz đã được chứng minh bằng thử nghiệm lâm sàng giúp hạ men gan trong 6 tuần đối với các nhóm bệnh gan.

Hotline: 02923.899.000 – Facebook: https://www.facebook.com/ChuyengiaNaturenz/

Website: http://benhviengan.vn

]]>
Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-gan-nhiem-mo-khong-do-ruou-13509/ Sun, 05 Aug 2018 05:07:41 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-gan-nhiem-mo-khong-do-ruou-13509/ [...]]]>

Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu là một thuật ngữ chung cho một loạt các điều kiện ảnh hưởng đến gan ở những người uống ít hoặc không uống rượu. Bệnh ngày càng phổ biến trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phương Tây. Ở Việt Nam, chưa có thống kê chính thức, nhưng những năm gần đây, các công trình nghiên cứu trong nước đều cho thấy tỷ lệ bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu ngày càng có xu hướng tăng lên.

Đặc điểm chính của bệnh là quá nhiều chất béo được lưu trữ trong các tế bào gan. Trường hợp nặng có thể gây viêm gan, gan bị tổn thương nhiều tương tự như sử dụng rượu nặng. Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu có thể tiến triển đến xơ gan và suy gan. Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng đặc biệt là ở những người trong độ tuổi 40 và 50 tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh này do các yếu tố nguy cơ như béo phì và bệnh đái tháo đường typ 2. Bệnh cũng liên quan mật thiết với hội chứng chuyển hóa.

Không chỉ rượu bia, gan nhiễm mỡ còn do nhiều nguyên nhân khác gây nên.

Biểu hiện của gan nhiễm mỡ không do rượu

Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu không có triệu chứng đặc hiệu. Người bệnh thường có các biểu hiện như gan to, mệt mỏi và đau ở vùng bụng trên bên phải. Trường hợp bị viêm gan nhiễm mỡ không do rượu và xơ gan, người bệnh có biểu hiện: cổ trướng, giãn mạch dưới da, vú to ở nam giới, lách to, lòng bàn tay đỏ, vàng da và mắt. Bệnh có thể gây các biến chứng như viêm gan, xơ gan, giãn tĩnh mạch thực quản, ung thư gan. Khoảng 20% những người bị viêm gan nhiễm mỡ không do rượu sẽ tiến triển đến xơ gan.

Nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ không do rượu có nhiều và chưa rõ ràng. Người ta chưa biết chính xác tại sao một số người tích lũy chất béo trong gan, trong khi những người khác thì không. Tương tự, cũng chưa rõ tại sao một số trường hợp gan nhiễm mỡ phát triển thành viêm tiến triển đến xơ gan.

Các yếu tố nguy cơ

Tuy bệnh gan nhiễm mỡ và viêm gan nhiễm mỡ không do rượu có nhiều nguyên nhân, nhưng đều liên quan đến những rối loạn sau: người bị thừa cân hoặc béo phì, đặc biệt là béo bụng (theo thống kê, 80 – 90% số người béo phì mắc gan nhiễm mỡ; chế độ ăn uống nhiều chất béo, ngọt, lười vận động; người có lượng đường trong máu cao, đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường typ 2; tăng đề kháng insulin làm tăng triglycerid máu; người bị rối loạn chuyển hóa, mỡ trong máu cao, đặc biệt là tăng triglycerid máu; phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang; người mắc chứng ngưng thở khi ngủ; người bị suy giáp, suy tuyến yên… Đáng lưu ý, viêm gan nhiễm mỡ không do rượu hay gặp nhất ở người cao tuổi; người bệnh đái tháo đường và người béo bụng.

Chẩn đoán bằng cách nào?

Nhiều trường hợp bị gan nhiễm mỡ không do rượu không có triệu chứng rõ ràng, chỉ được phát hiện khi kiểm tra sức khỏe, có bất thường trên siêu âm hoặc men gan cao bất thường. Người bệnh sẽ được làm các xét nghiệm để chẩn đoán và xác định mức độ nghiêm trọng bệnh như: xét nghiệm men gan và chức năng gan; các xét nghiệm về bệnh viêm gan mạn tính do virut (viêm gan A, viêm gan C…); xét nghiệm sàng lọc bệnh Celiac; đo lượng đường trong máu; lipid máu. Kết hợp siêu âm gan; chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) vùng bụng. Nếu các xét nghiệm chưa rõ, có thể sinh thiết gan.

Điều trị gan nhiễm mỡ không do rượu

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu nhưng các nhà nghiên cứu đang xem xét liệu một số hợp chất tự nhiên có thể hữu ích như:

Sử dụng vitamin E và C: vitamin E và các vitamin khác được gọi là chất chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ gan; vitamin C làm giảm stress oxy hóa và ức chế rõ rệt sự phát triển của thoái hóa mỡ gan trên thực nghiệm.

Cà phê: trong một số nghiên cứu về những người bị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu cho thấy, người uống cà phê có tổn thương gan ít hơn so với những người uống ít hoặc không uống cà phê.

Giảm cân: bằng cách kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục.

Tiêm phòng viêm gan A và B để giúp bảo vệ bạn khỏi virut có thể gây tổn thương gan nhiều hơn.

Đối với những người bị xơ gan do viêm gan nhiễm mỡ không do rượu, có thể điều trị bằng phẫu thuật ghép gan.

 

Thay đổi lối sống và phòng ngừa gan nhiễm mỡ không do rượu

Giảm cân có tầm quan trọng đặc biệt trong phòng ngừa gan nhiễm mỡ không do rượu. Nếu bạn đang thừa cân hoặc béo phì, phải giảm số lượng calo ăn mỗi ngày và tăng hoạt động thể chất. Giảm lượng calo là chìa khóa để giảm cân và kiểm soát bệnh. Giảm cholesterol: tăng cường thức ăn có nguồn gốc thực vật, tập thể dục đều đặn và các loại thuốc giúp ổn định cholesterol và triglyceride trong máu.

Chọn một chế độ ăn uống lành mạnh: chế độ ăn uống cần tăng cường rau, trái cây. Thay thế chất béo bão hòa bằng các chất béo chưa bão hòa có trong cá, dầu ô liu, các loại hạt.

Theo dõi chặt chẽ lượng calo nạp vào cơ thể mỗi ngày.

Tập thể dục: Cố gắng duy trì vận động thường xuyên, ít nhất là 30 phút tập thể dục hầu hết các ngày trong tuần.

Kiểm soát bệnh đái tháo đường: thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ và giám sát chặt chẽ lượng đường trong máu.

Bảo vệ gan bằng cách không uống rượu. Tránh dung các thuốc gây độc với gan.

Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ 1 – 2 lần/năm để phát hiện và điều trị sớm bệnh.

TS.BS. Lê Thanh Hải

]]>
Cảnh giác với dấu hiệu vàng da http://tapchisuckhoedoisong.com/canh-giac-voi-dau-hieu-vang-da-13496/ Sun, 05 Aug 2018 05:06:18 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/canh-giac-voi-dau-hieu-vang-da-13496/ [...]]]>

Tại sao bị vàng da?

Da bị vàng (da, gan bàn chân, bàn tay và cả niêm mạc mắt, lưỡi vàng) là do sắc tố mật (bilirubin) tăng ở trong máu. Với trẻ sơ sinh, một số bị vàng da được gọi là vàng da sơ sinh (vàng da sinh lý) do tăng bilirubin gián tiếp rất hay gặp, chiếm 25-30% ở trẻ đủ tháng và đa số ở trẻ non tháng. Bệnh thường xảy ra trong tháng tuổi đầu tiên.

Vàng da sơ sinh sẽ hết sau một tuần với trẻ đẻ đủ tháng và sau hai tuần với trẻ đẻ thiếu tháng, nếu vàng da kéo dài có thể do bệnh lý.

Cảnh giác với dấu hiệu vàng da

Trong khi đó, với người lớn khi bị vàng da thường do bệnh lý. Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh vàng da, chủ yếu là do chức năng của các bộ phận gan, mật, tụy bất thường. Khi tế bào gan bị tổn thương, vỡ hay đường mật bị viêm, chèn ép (sỏi mật, giun chui ống mật làm tắc nghẽn, polyp hoặc u…) hoặc do xơ gan, ung thư gan, ung thư tụy… làm cho lượng sắc tố mật trong máu tăng lên gây tình trạng da, niêm mạc mắt, lưỡi, gan bàn chân, bàn tay bị nhuộm vàng của sắc tố mật. Đó là các bệnh viêm gan cấp tính hoặc mạn tính do virus A, B, C, D, E, G hoặc do ngộ độc (rượu, hóa chất) hoặc do mắc bệnh sốt rét, bệnh sốt vàng da, chảy máu (Leptosspira) đều có dấu hiệu bị vàng da.

Ngoài các bệnh về gan, mật, các bệnh khác như u đầu tụy, ung thư tụy (nhất là ung thư đầu tụy, vàng da ngày càng gia tăng) do làm cản trợ sự lưu thông của bilirubin, khiến da vàng nhiều; bệnh nhiễm trùng huyết do vi khuẩn đường ruột (Salmonella, E.coli), vi khuẩn tụ cầu vàng (S.aureus), trực khuẩn mủ xanh (P. aerruginosa) đều có khả năng gây tổn thương gan gây vàng da; vàng da có thể do bệnh tan máu bẩm sinh, bệnh Cooley, bệnh tự miễn, bệnh tan máu do lạnh hoặc vàng da do ngộ độc hóa chất, ngộ độc thuốc (ví dụ như clopromazin, paracetamol, thuốc chống lao, thuốc tránh thai…) làm tổn thương gan trầm trọng gây vàng da.

Cách nhận biết

Ngoài các dấu hiệu lâm sàng vàng da (vàng niêm mạc mắt, lưỡi, lòng bàn tay, bàn chân ngả vàng, nước tiểu vàng, thậm chí sẫm màu hoặc phân bạc màu trong bệnh tắc đường mật) cả người bệnh (người lớn) và bác sĩ đều nhận thấy, cần xét nghiệm để xác định nguyên nhân.

Khi xét nghiệm máu ở bệnh nhân vàng da sẽ thấy lượng bilirubin trong máu tăng cao ở cả 3 loại (bilirubin toàn phần, trực tiếp, gián tiếp). Bên cạnh đó lượng men gan AST (Aspartate aminotransferase) và ALT (Aanine aminotransferase) cũng tăng cao trên gấp đôi so với thông thường, cho thấy chức năng gan, mật, tuyến tụy của cơ thể đang bị tổn thương nghiêm trọng.

Ở trẻ sơ sinh sinh đủ tháng, bình thường nếu bị vàng da được coi là vàng da sinh lý khi vàng da xuất hiện sau 24 giờ tuổi, trong vòng 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng. Mức độ vàng da nhẹ (chỉ vàng da vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng phía trên rốn). Khi làm xét nghiệm máu, nếu vàng da sinh lý sẽ không có các triệu chứng bất thường khác (thiếu máu, gan lách to, bỏ bú, lừ đừ…). Nồng độ bilirubin trong máu không quá 12 mg% ở trẻ đủ tháng và không quá 14 mg% ở trẻ non tháng… Tốc độ tăng bilirubin máu không quá 5 mg% trong 24 giờ.

Khi nghi bị vàng da nên làm gì?

Khi nghi bị vàng da cần đi khám bệnh, tốt nhất là khám ở cơ sở y tế có đủ điều kiện với lý do là nếu vàng da nhẹ sẽ rất khó đánh giá, bởi vì, người Việt thuộc loại “da vàng”. Ngoài khám lâm sàng người bệnh còn được tiến hành các loại xét nghiệm máu về sắc tố mật, men gan và các kỹ thuật lâm sàng khác như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (Computer Tomograkhy: CT), chụp cộng hưởng từ (Magnetic Resonance Imaging: MRI), chụp đường mật ngược dòng… mới có thể xác định được nguyên nhân để có chỉ định điều trị đúng, kịp thời.

Cảnh giác với dấu hiệu vàng daXét nghiệm máu phát hiện bilirubin  giúp chẩn đoán vàng da.

Nguyên tắc điều trị

Tuỳ theo từng nguyên nhân sẽ có các chỉ định điều trị khác nhau. Khi được điều trị đúng, kịp thời, bệnh và triệu chứng vàng da cũng thuyên giảm theo. Việc điều trị nguyên nhân gây nên vàng da cũng tuỳ theo từng bệnh, có thể điều trị nội khoa (dùng thuốc) nhưng trong một số bệnh cần phải can thiệp bằng ngoại khoa (phẫu thuật) mới có thể giải quyết được căn nguyên gây vàng da (sỏi, u mật, tụy). Một số trường hợp không thể điều trị bằng nội khoa hoặc ngoại khoa như viêm gan do virus. Mọi trường hợp viêm gan do virus cho đến nay vẫn chưa có thuốc để điều trị đặc hiệu kể cả thuốc tây y và thuốc đông y, thuốc nam. Vì vậy nên lưu ý rằng, với viêm gan do virus, trong khi gan đang lâm bệnh nặng, tế bào gan đang bị tổn thương do virus tấn công, nếu dùng bất cứ thuốc gì không rõ nguồn gốc, người cho thuốc lại thiếu kiến thức về y học và không theo chỉ định của bác sĩ đều có thể làm tăng thêm sự tổn hại tế bào gan và bệnh sẽ trầm trọng thêm.

Cảnh giác với dấu hiệu vàng daChiếu đèn điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh.

Đối với vàng da sơ sinh thường được áp dụng 3 phương pháp chính, đó là, cung cấp đầy đủ nước và năng lượng (qua cho bú hoặc truyền dịch), truyền albumin và dùng một số loại thuốc để gia tăng tốc độ chuyển hoá bilirubin gián tiếp. Hoặc chiếu đèn là phương pháp điều trị vàng da sơ sinh hiệu quả, an toàn, đơn giản và kinh tế nhất. Trong trường hợp thật cần thiết có thể thay máu khi trẻ có triệu chứng đe dọa nhiễm độc thần kinh do bilirubin trong máu tăng cao. Tuy nhiên, điều trị bằng phương pháp nào là do bác sĩ điều trị cân nhắc, xem xét cụ thể từng trường hợp bệnh nhân,  các bác sĩ có thể sử dụng 1-2 hay 3 phương pháp cùng lúc.

Khi tế bào gan bị tổn thương, vỡ hay đường mật bị viêm, chèn ép hoặc do xơ gan, ung thư gan, ung thư tụy… làm cho lượng sắc tố mật trong máu tăng lên gây tình trạng da, niêm mạc mắt, lưỡi, gan bàn chân, bàn tay bị nhuộm vàng của sắc tố mật.

 

Phòng vàng da như thế nào?

Để phòng hiện tượng vàng da do bệnh gan, mật gây ra cần tiêm phòng vắc- xin viêm gan, ăn uống hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Không nên uống các loại rượu kém chất lượng như rượu tự nấu, rượu tự pha chế. Tốt nhất nên hạn chế hoặc không uống rượu, bia.

Nếu mắc các bệnh về đường dẫn mật (kể cả bệnh túi mật) cần được điều trị dứt điểm và để làm tốt việc này, người bệnh nên điều trị đúng chỉ định và nghe theo lời khuyên của bác sĩ khám bệnh cho mình. Những vùng đang có bệnh sốt rét lưu hành cần diệt muỗi, diệt bọ gậy bằng mọi phương pháp từ dân gian đến dùng hóa chất và tránh muỗi đốt bằng hình thức nằm màn khi đi ngủ.

Nên tẩy giun định kỳ để tiêu diệt giun và trứng giun, nhất là loại giun đũa để tránh hậu quả sỏi mật do giun chui ống mật để lại. Phụ nữ đang mang thai nên khám thái định kỳ để được theo dõi thai nhi và tư vấn dưỡng thai có hiệu quả tránh sinh non, thiếu tháng.

 

TS. BS. Đặng Bùi Bảo Linh

]]>