bệnh da – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 25 Jul 2018 07:57:41 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png bệnh da – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Bệnh da mùa xuân ở trẻ em http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-da-mua-xuan-o-tre-em-10671/ Wed, 25 Jul 2018 07:57:41 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-da-mua-xuan-o-tre-em-10671/ [...]]]>

Nguyên nhân gây bệnh da mùa xuân ở trẻ em

Sự thay đổi thời tiết và dinh dưỡng ảnh hưởng đáng kể đến làn da trẻ em. Vào mùa xuân, không khí vẫn còn khô do vậy da trẻ trở nên khô, dễ bong vảy, hoặc ngứa nhiều… Vì vậy, bệnh da mùa xuân ởtrẻ em không thể xem nhẹ.

Nguyên nhân dinh dưỡng gây bệnh da mùa xuân ở trẻ em

Thiếu kẽm

Viêm da đầu chi nặng do dạ dày-ruột ở trẻ nhũ nhi: bệnh di truyền hiếm gặp do không có khả năng hấp thu đủ kẽm trong chế độ ăn vì thiếu gene SLC39A4 vận chuyển kẽm đặc hiệu trong ruột. Triệu chứng đầu tiên xuất hiện trong vài tháng đầu đời, thường sau lúc cai sữa mẹ chuyển sang sữa công thức. Da trẻ nổi lên những mụn nước dạng chàm hóa, khô, đóng vảy hoặc dạng vảy nến, phân bố đối xứng ở những vùng quanh hốc mắt, đầu chi, vùng hội âm và trên cằm, đầu gối, và khuỷu. Tóc thường đổi màu hung đỏ bất thường và dễ bị rụng là đặc điểm của bệnh. Rối loạn ở mắt cũng xảy ra như sợ ánh sáng, viêm kết mạc, viêm mi mắt, và loạn sản giác mạc.

 

benh-da-mua-xuan-o-tre-em

 

Các dấu hiệu khác gồm có: tiêu chảy kéo dài, viêm miệng, viêm lưỡi, viêm quanh móng, loạn dưỡng móng. Những trẻ này dễ bị kích thích, các vết thương ngoài da chậm lành, hoặc bị nhiễm trùng tái phát, hoặc bội nhiễm nấm Candidas albicans.

Do chức năng tế bào bạch huyết và loại thải gốc tự do bị tổn thương, nếu không điều trị bệnh sẽ thành mãn tính diễn tiến từng đợt cách quãng. Có những trường hợp bệnh biểu hiện ngoài da không nặng trẻ lại bị tình trạng chậm tăng trưởng và chậm phát triển rõ.

Chẩn đoán bệnh dựa trên tập hợp những triệu chứng lâm sàng và đo nồng độ kẽm trong máu thấp. Thay đổi tế bào học trên da không đặc hiệu gồm lớp thượng bì bị á sừng hóa, nhợt nhạt. Sự đa dạng của biểu hiện lâm sàng có nguyên nhân do kẽm có vai trò trong nhiều con đường chuyển hóa khác nhau, như: chuyển hóa đồng, protein, acid béo thiết yếu, các prolandin và tổng hợp nhiều enzyme kim loại.

Điều trị bằng hợp chất kẽm với liều 50mg sulfate kẽm, acetate hoặc gluconate hàng ngày cho trẻ nhũ nhi, tăng liều lên 150mg hàng ngày đối với trẻ lớn hơn. Cần thiết phải theo dõi nồng độ kẽm trong máu để điều chỉnh liều thích hợp cho từng trường hợp. Điều trị kẽm có tác dụng làm mất nhanh các triệu chứng ở những bệnh nhân thiếu kẽm thứ phát như: do nuôi dưỡng hoàn toàn qua đường tĩnh mạch mà không bổ sung kẽm, hội chứng kém hấp thu mãn, hoặc ở trẻ bú mẹ có nồng độ kẽm trong máu thấp và những trẻ đang bị bệnh.

Thiếu acid béo thiết yếu

Với chế độ ăn thiếu chất béo, trẻ bị viêm da bong vảy toàn thân gồm hồng ban mảng dày, bong vảy. Gây bệnh thực nghiệm trên động vật bằng cách cho ăn chế độ ăn không béo. Trên người ghi nhận trên bệnh nhân bị kém hấp thu nặng mãn tính trong hội chứng ruột ngắn hoặc chế độ ăn không chất béo hoặc nuôi dưỡng tĩnh mạch toàn phần không chất béo. Thiếu linoleic acid và arachidonic acid có sự hiện diện những chất chuyển hóa bất thường 5,8,11 – acid eicosatrienoic trong huyết tương. Chẩn đoán bệnh dựa vào sự thay đổi trong tỉ lệ triene và tetraene.

Những biểu hiện khác của tình trạng thiếu acid béo thiết yếu là rụng tóc, giảm tiểu cầu và chậm lớn. Quan sát da trên kính hiển vi thấy những vết nứt trên lớp sừng ở da gây tăng mất nước qua lớp thượng bì. Điều trị bằng bôi tại chỗ thuốc acid linoleic và dinh dưỡng thích hợp có thể cải thiện biểu hiện lâm sàng và thay đổi sinh hóa.

Bệnh suy dinh dưỡng phù

Trong thời gian cai sữa chuyển sang chế độ ăn đặc không thích hợp, trẻ dễ bị thiếu protein nặng và cạn kiệt acid amino thiết yếu mặc dù được nuôi dưỡng với chế độ ăn mà khối lượng thức ăn nhiều nhưng mất cân bằng về các chất vẫn có thể dẫn đến suy dinh dưỡng. Da trẻ lúc này có màu đỏ nâu và bong vảy lan tỏa, nặng hơn da bị trợt và nứt nẻ. Tổn thương gặp ở những vùng da tiếp xúc ánh sáng mặt trời như bàn chân và mu bàn tay. Móng tay chân trở nên mỏng và mềm hơn, tóc thưa thớt, sợi mỏng và bạc màu. Đôi khi có dấu hiệu lá cờ gồm những dải màu nhạt, đậm xen kẽ phản ánh thời kỳ dinh dưỡng thích hợp và không thích hợp. Tổn thương da gần giống viêm da đầu chi do dạ dày ruột. Đo nồng độ kẽm trong máu thấy thấp và trong một số trường hợp tổn thương da lành nhanh khi bổ sung kẽm.

Thiếu vitamin A

Vitamin A là sinh tố tan trong dầu có sẵn trong các thực phẩm gốc động vật (sữa, lòng đỏ trứng, gan) và được tạo thành trong cơ thể từ sắc tố b carotene có trong rau củ như: rau ngót, rau dền, cà rốt, đu đủ, khoai lang… có vai trò thiết yếu trong tăng trưởng, nhìn trong bóng mờ và các mô cơ, biểu hiện đầu tiên là mắt bị quáng gà. Thay đổi ở da gồm khô da niêm, dày sừng và tăng sản thượng bì, đặc biệt ở lớp sừng nang lông và tuyến bã. Trường hợp nặng da bị bong vảy.

Mùa xuân, các bậc phụ huynh cần lưu ý duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng cho trẻ. Đầy đủ khoáng chất và sinh tố không những có vai trò quan trọng trong sự phát triển và tăng cường sức khỏe cho trẻ mà còn có tác dụng gìn giữ làn da trẻ khỏe mạnh và ngăn ngừa các bệnh da ở trẻ.

Các bệnh khác dẫn tới bệnh da mùa xuân ở trẻ em

Bệnh xơ hóa nang

Là bệnh di truyền tác động tới các tuyến ngoại tiết gồm các tuyến tiết chất nhầy, tiết mồ hôi và tuyến khác. Suy dinh dưỡng thiếu năng lượng gặp trong 5 – 10% số bệnh nhân bị bệnh này. Hồng ban có thể xuất hiện từ khi trẻ 6 tháng tuổi. Đầu tiên da tróc vảy, hồng ban nổi quanh miệng, vùng hội âm và tứ chi. Rụng tóc có thể xảy ra nhưng niêm mạc và móng không bị ảnh hưởng.

Bệnh Pellagra

Chế độ ăn thiếu acid nicotinide (một vitamin nhóm B) làm trẻ hay bị phù, da nổi hồng ban vùng mặt, cổ, và mu bàn tay, cánh tay, bàn chân và có cảm giác nóng rát khi tiếp xúc ánh sáng mặt trời. Những tổn thương này có thể khởi phát khi da bị phỏng, đè ép, chà xát và viêm. Sau đó xuất hiện hồng ban hình cánh bướm trên mặt và viêm da quanh cổ, mụn nước dày, vỡ và tăng sắc tố. Nhiễm trùng da có thể xảy ra nhưng hiếm khi nặng. Bệnh cũng có thể gặp ở trẻ thiếu dinh dưỡng hoặc kém hấp thu niacin và hoặc tryptophan. Điều trị chủ yếu bằng bổ sung nicotimide và tránh ánh sáng mặt trời.

Bệnh Scurvey

Do thiếu vitamin C gây ra do chế độ ăn uống không có trái cây hoặc rau tươi, hoặc ăn uống không đầy đủ. Da bị dày sừng nang lông. Lông tóc bị quăn lại ở vùng trên cánh tay, lưng, mông và chi dưới. Những đặc điểm khác là hồng ban quanh nang lông và xuất huyết, đặc biệt trên cẳng chân có khuynh hướng lan rộng. Miệng bị viêm sưng, nướu bị sưng đỏ. Điều trị thử bằng vitamin C là phương pháp tốt nhất giúp chẩn đoán bệnh.

 

 

(báo SKDS cuối tuần)

]]>
Bạch hạc trị bệnh ngoài da http://tapchisuckhoedoisong.com/bach-hac-tri-benh-ngoai-da-1897/ Wed, 18 Jul 2018 03:51:52 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bach-hac-tri-benh-ngoai-da-1897/ [...]]]>

Theo y học cổ truyền, cây bạch hạc có vị ngọt dịu, tính bình, có công dụng sát trùng, chống ngứa, trừ phong thấp. Thường dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác để trị ghẻ, eczema, hắc lào, lang ben,…

Bạch hạc còn có tên khác là nam uy linh tiên, kiến cò, là cây nhỏ mọc thành bụi, cao 1-2m, có rễ chùm. Thân non có lông mịn. Lá mọc đối, có cuống, phiến hình trứng thuôn dài, mặt trên nhẵn, mặt dưới hơi có lông mịn. Hoa nhỏ, mọc thành xim nhiều hoa ở nách lá hoặc đầu cành hay ngọn thân. Hoa màu trắng trông như con hạc đang bay nên có tên gọi là bạch hạc. Quả nang dài, có lông. Cây ra hoa vào tháng 8.

Cây mọc hoang, được trồng ở nhiều nơi, thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô. Trong nhân dân thường sử dụng bạch hạc chữa một số bệnh ngoài da như: hắc lào, ghẻ lở, eczema, đau nhức xương khớp,…

Bạch hạc trị bệnh ngoài da

Bạch hạc.

Một số bài thuốc thường dùng:

Chữa eczema, hắc lào, lang ben: Rễ cây bạch hạc 50g, thái nhỏ, giã nát; cồn  etylic  70 độ 100ml. Ngâm rễ cây bạch hạc đã được giã nát trong vòng 1-2 tuần, sau đó lọc qua vải xô, lấy dịch thuốc bôi vào vùng da bị hắc lào, lang ben  ngày 2 lần đến khi khỏi. Hoặc dùng rễ bạch hạc tươi giã nhỏ, ngâm rượu trong vòng 7 – 10 ngày, rửa sạch các vết hắc lào rồi bôi thuốc này lên.

Chữa ghẻ: Rễ, cành, lá bạch hạc 20g, rễ cây muồng trâu 20g, rượu trắng 45 độ 100ml. Các vị thuốc cắt ngắn, giã dập, ngâm rượu trong 1 tuần. Lấy tăm bông tẩm rượu thuốc bôi lên chỗ ghẻ ngày 2 lần.

Hỗ trợ điều trị phong thấp, nhức gân, tê bại: Mỗi ngày uống từ 10 – 15g dưới dạng thuốc sắc. 10 ngày là một liệu trình.

Trị đau nhức khớp do phong hàn thấp (với biểu hiện đau mỏi các khớp; đau tăng khi thời tiết lạnh, mưa, ẩm thấp): Rễ cây bạch hạc 12g, thổ phục linh (củ khúc khắc) 16g, ké đầu ngựa 16g, hy thiêm 16g, kim ngân hoa 16g, quế chi 8g, bạch chỉ 8g, tỳ giải (củ cây kim cang) 12g, ý dĩ 12g, cam thảo nam 12g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. 10 ngày là một liệu trình.

Đau thần kinh tọa do lạnh: Rễ cây bạch hạc 8g, rễ lá lốt 12g, ráy sơn thục 12g, cẩu tích 16g, quế chi 8g, ngải cứu 8g, vỏ quýt 8g, rễ cỏ xước 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống 10 – 15 ngày. Bài này giúp khu phong tán hàn, hành khí hoạt huyết, giảm đau.

Bác sĩ Nguyễn Thị Nga

]]>