bàn tay – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 21 Nov 2018 04:46:33 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png bàn tay – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Tróc da bàn tay, bệnh gì? http://tapchisuckhoedoisong.com/troc-da-ban-tay-benh-gi-16976/ Wed, 21 Nov 2018 04:46:33 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/troc-da-ban-tay-benh-gi-16976/ [...]]]>

(nguyenthoa@ gmail.com)

 

troc da ban tay

 

Bàn tay là nơi thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều yếu tố xung quanh, đặc biệt những người lao động chân tay hay người nội trợ thì bong tróc da tay thường do yếu tố dị ứng với chất tẩy rửa. Tuy nhiên, tróc da có thể là bệnh toàn thân như: rối loạn thần kinh thực vật, đổ mồ hôi tay nhiều, dinh dưỡng kém, ăn uống thiếu chất, nhất là thiếu vitamin A, B, PP. Nhưng đại đa số trường hợp tróc da tay thường không tìm được nguyên nhân.

Việc đầu tiên bạn cần làm là xác định nguyên nhân gây bong da để phòng tránh. Cụ thể, nếu bản thân có cơ địa dị ứng cần thận trọng khi ăn những thức ăn lạ, thức ăn có chất tanh, hải sản, hạn chế uống bia rượu và tuyệt đối kiêng tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa (bằng cách đeo găng tay); cần giữ cho da luôn sạch, có thể sử dụng các sản phẩm dưỡng da giúp giữ ẩm cho da không bị khô.

Bổ sung các vitamin, tốt nhất là từ nguồn thực phẩm tươi sạch hằng ngày, uống nhiều nước cũng là biện pháp hỗ trợ cho làn da. Nếu da bong nhiều, kéo dài, kèm theo ngứa nhiều, chảy nước, nhiễm khuẩn… cần đến khám tại các cơ sở chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

BS. Vũ Ngọc Anh

]]>
Nguy hại từ bàn tay bẩn http://tapchisuckhoedoisong.com/nguy-hai-tu-ban-tay-ban-16681/ Thu, 01 Nov 2018 15:23:31 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nguy-hai-tu-ban-tay-ban-16681/ [...]]]>

Con số này còn cao hơn nhiều ở bàn tay, đặc biệt là ở lòng bàn tay, kẽ tay, móng tay… Vi khuẩn có thể sống ở bàn tay ít nhất là 3 giờ liền. Từ tay, vi khuẩn sẽ vào cơ thể và gây bệnh,…

Một trong những con đường phổ biến nhất để vi khuẩn lây lan từ người này sang người khác là thông qua bàn tay của bạn. Nếu bạn chạm tay vào một bề mặt có vi khuẩn hoặc virut và sau đó bạn bắt tay với ai đó, bạn đã làm tăng nguy cơ lây lan mầm bệnh cho người khác. Nếu bạn chạm tay vào miệng hoặc mũi của chính mình, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh. Cũng tương tự như vậy, với việc không rửa tay sau khi sử dụng nhà vệ sinh, bạn có thể làm lây lan bất kỳ vi khuẩn hoặc ký sinh trùng nào, hoặc có sẵn trong hệ thống nhà vệ sinh của bạn, hoặc do người khác sử dụng và để lại trong nhà vệ sinh.

Nguy hại từ bàn tay bẩnHướng dẫn trẻ rửa tay đúng cách để phòng bệnh.     Ảnh: Trần Minh

Dưới đây là các bệnh dễ mắc phải nếu bạn không rửa tay sau khi vệ sinh

Bệnh do Coxsackie/ Bệnh tay-chân-miệng

Virut Coxsackie gây ra bệnh tay-chân-miệng. Loại virut này gây ra các vết tổn thương trên bàn tay và bàn chân, cũng như trong miệng. Nguyên nhân do ăn thức ăn hoặc uống nguồn nước đã bị ô nhiễm bởi phân. Do tác nhân gây bệnh là virut, nên thuốc kháng sinh không có tác dụng điều trị đặc hiệu. Rửa tay sau khi đi vệ sinh sẽ làm giảm cơ hội nhiễm phải virut Coxsackie.

Nguy hại từ bàn tay bẩnVirut Coxsackie gây bệnh tay – chân – miệng.

Bệnh viêm gan A

Không rửa tay sau khi sử dụng nhà vệ sinh làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm gan A. Bệnh viêm gan A lan rộng do không rửa tay và sau đó dùng tay xử lý thực phẩm. Triệu chứng thường không xuất hiện cho đến 3-4 tuần sau khi phơi nhiễm. Triệu chứng bao gồm nước tiểu sẫm màu, mệt mỏi, buồn nôn, da vàng và nôn.

Nhiễm vi khuẩn Shigella

Bệnh nhiễm khuẩn Shigella thường lan rộng do thiếu hoặc rửa tay không đủ sau khi sử dụng phòng vệ sinh, nhiễm Shigella gây ra bệnh lỵ trực trùng. Các triệu chứng của bệnh bao gồm đau bụng, phân lỏng và sốt. Nếu nhiễm Shigella trở nên tồi tệ hơn, có thể có máu, chất nhầy và mủ trong phân. Cần phải điều trị kháng sinh để đảm bảo rằng căn bệnh đã hoàn toàn triệt căn.

Nhiễm ký sinh trùng Giardia

Khi bạn không rửa tay sau khi sử dụng nhà vệ sinh, bạn có nguy cơ mắc bệnh Giardia. Bệnh này do ký sinh trùng gây ra và có thể gây đau bụng, tiêu chảy. Do bệnh được lan truyền qua tiếp xúc bàn tay hoặc nước bị nhiễm bệnh, nên có thể dễ dàng truyền từ người này sang người khác. Kiểm tra phân là cách chắc chắn nhất để biết bạn có bị bệnh Giardia hay không. Cần được điều trị bằng thuốc diệt ký sinh trùng đặc hiệu.

Ngộ độc thực phẩm

Bệnh do thực phẩm thường được lan truyền do rửa tay không đủ và sau đó dùng tay bẩn để xử lý thực phẩm. Trong khi ngộ độc thực phẩm có thể là do thực phẩm hư hỏng hoặc nấu chưa chín, nhưng cũng có thể do thực phẩm nhiễm bẩn phân từ tay bẩn. Các triệu chứng thông thường bao gồm: đau bụng chuột rút, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, ớn lạnh, đổ mồ hôi, đầy bụng và nhức đầu. Điều quan trọng là phải bù đủ nước điện giải và uống nhiều chất lỏng.

Nguy hại từ bàn tay bẩnRửa tay bằng xà phòng.

Bệnh do Rhinovirus

Rhinovirus là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh cảm lạnh, cúm và viêm hô hấp trên. Nếu bạn chạm vào một bề mặt mà ai đó đã hắt hơi hoặc bắt tay với một người ho vào lòng bàn tay của họ, bạn sẽ đối mặt với nguy cơ bị nhiễm Rhinovirus cao. Và tương tự như vậy, nếu bạn không rửa tay sau khi nhảy mũi hoặc ho và bắt tay người khác, bạn có thể truyền virut cho họ.

Viêm kết mạc/ đau mắt đỏ

Không rửa tay sau khi sử dụng nhà vệ sinh làm tăng nguy cơ bị đau mắt đỏ, là bệnh nhiễm trùng mắt rất dễ lây lan. Đau mắt đỏ cũng được gọi là bệnh viêm kết mạc, các triệu chứng bao gồm mắt đau và đỏ, mắt ngứa và tiết dịch xung quanh vùng mắt. Bạn cần đến bác sĩ để được điều trị. Nếu bạn bị đau mắt đỏ, nên tránh sờ vào vùng mắt và hãy rửa tay thường xuyên, nhất là sau khi thoa thuốc vào vùng mắt. Đừng bao giờ dùng chung khăn tắm hoặc khăn tay và ném bỏ khăn giấy sau mỗi lần sử dụng. Hãy thay khăn tắm hằng ngày; khử trùng tất cả các bề mặt, chẳng hạn như mặt trên của bồn rửa vệ sinh và tay nắm cửa. Đồng thời, bạn nên hạn chế tiếp xúc với những người khác cho đến khi bạn không còn nguy cơ lây nhiễm.

Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn (Monoucleosis)

Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn, còn được gọi là bệnh “mono” hoặc “bệnh của những nụ hôn”, bệnh lan truyền qua nước tiểu và nước bọt bị nhiễm virut Epstein-Barr. Khi bạn không rửa tay sau khi sử dụng phòng vệ sinh, bạn sẽ tăng cơ hội bị bệnh này. Các triệu chứng bao gồm mệt mỏi, sốt, sưng hạch cổ và phát ban. Do virut không đáp ứng với điều trị bằng kháng sinh nên biện pháp tốt nhất là điều trị các triệu chứng tương tự như bệnh cảm cúm thông thường: nghỉ ngơi, uống nhiều nước, sử dụng thuốc hạ sốt như paracetamol.

Kháng kháng sinh

Do thiếu hoặc rửa tay không đủ sau khi sử dụng phòng vệ sinh, làm cho sự lây lan của một số bệnh gia tăng. Tình trạng này đòi hỏi sử dụng kháng sinh nhiều hơn và đã tạo ra chủng vi khuẩn kháng thuốc. Hậu quả làm cho việc điều trị một số bệnh nhiễm trùng khó khăn hơn. Nếu có nhiều người thực hiện rửa tay thường xuyên, cơ hội lây lan những bệnh nêu trên sẽ giảm đáng kể.

 

Theo nghiên cứu, nếu mọi người rửa tay sau khi sử dụng nhà vệ sinh, hơn 30% trường hợp mắc bệnh tiêu chảy sẽ được loại bỏ.

Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC): Việc rửa tay sẽ giúp rửa sạch các vi khuẩn có hại trên tay, giúp phòng ngừa bệnh tật cho bản thân và người xung quanh. Mất 20 giây là thời gian vừa đủ để tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại, cũng không nên nhất thiết phải rửa tay lâu hơn.

 

 

 

BS. Thanh Hoài

]]>
5 bài tập cải thiện vận động của bàn tay http://tapchisuckhoedoisong.com/5-bai-tap-cai-thien-van-dong-cua-ban-tay-13840/ Sun, 05 Aug 2018 05:44:56 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/5-bai-tap-cai-thien-van-dong-cua-ban-tay-13840/ [...]]]>

Khi những tổn thương xảy ra trong công việc, sinh hoạt, thậm chí những động tác bình thường nhỏ nhặt có thể cũng trở nên khó khăn, ảnh hưởng tới chất lượng sống.

May mắn thay, hầu hết các vấn đề về tay đều có thể được điều trị thành công. Đau có thể giảm đáng kể. Khả năng vận động và khéo léo có thể lấy lại được. Nếu bạn thấy các công việc hàng ngày khó thực hiện bởi vì bạn bị cứng, sưng hoặc đau tay, các bài tập vận động tay có thể giúp bạn phục hồi trở lại.

Các nhà trị liệu khuyên nên thường xuyên tập thể dục, tùy thuộc vào tình trạng tay, cổ tay của bạn. Một số động tác giúp tăng chuyển động của khớp hoặc kéo giãn cơ và gân. Các bài tập khác tăng cường cơ xung quanh khớp để tạo ra sức mạnh nhiều hơn hoặc để tạo ra độ bền cao hơn.

Vận động cơ và dây chằng các khớp cổ tay, ngón tay thông qua các vòng cung chuyển động, chẳng hạn như khi  uốn cong và duỗi thẳng ngón tay. Nếu mức độ  chuyển động bình thường của tay bị suy giảm – ví dụ như không thể uốn cong ngón cái mà không đau, bạn có thể gặp khó khăn khi làm những việc bình thường như mở một cái nắp hộp chẳng hạn.

Những bài tập này di chuyển cổ tay và ngón tay của bạn thông qua các chuyển động bình thường và đòi hỏi tất cả các dây chằng của bàn tay thực hiện các chức năng của chúng. Các động tác nên được thực hiện chậm và cẩn thận để tránh chấn thương. Nếu bạn cảm thấy tê hoặc đau trong hoặc sau khi tập thể dục, dừng lại và liên hệ với bác sĩ của bạn.

Các bài tập vận động tay sau đây có thể thực hiện ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. Dưới đây là 5 bài tập dễ dàng cho vận động tay. Giữ mỗi tư thế của động tác trong 5-10 giây. Thực hiện 10 lần cùng một lúc. Lặp lại 3 lần/ngày.

Bài tập 1:

Đặt cẳng tay của bạn lên bàn trên một chiếc khăn cuộn để đệm cho bàn tay của bạn treo ra khỏi cạnh của bàn, lòng bàn tay chúc xuống. Di chuyển tay hất lên cho đến khi bạn cảm thấy căng ở mức độ nhẹ. Quay trở lại tư thế bắt đầu. Lặp lại 10 lần.

Bài tập 2:

Đứng hoặc ngồi với cánh tay khép ở bên cạnh với khuỷu tay gấp góc 90 độ, lòng bàn tay hướng xuống. Xoay cổ tay để lòng bàn tay của bạn ngửa lên. Lặp lại động tác xoay để bàn tay úp xuống.

Bài tập 3:

Đặt cẳng tay trên bàn, đặt một chiếc khăn cuộn đệm dưới cổ tay, bàn tay nghiêng, ngón tay cái hướng lên trên. Di chuyển cổ tay lên và xuống, cố gắng để di động ở biên độ lớn nhất có thể. Lặp lại động tác ít nhất 10 lần.

Bài tập 4:

Bắt đầu bằng việc mở giãn hết cỡ ngón tay cái ra bên ngoài. Di chuyển ngón tay cái qua lòng bàn tay và trở lại vị trí bắt đầu.

Bài tập 5:

Bắt đầu bằng bàn tay với  những ngón tay mở rộng, duỗi thẳng. Tiếp theo, co nắm các ngón tay lại thành một nắm đấm; trở lại thẳng các ngón tay như ban đầu. Lặp đi lặp lại động tác này 10 lần.

Nguyễn Thị Thu Hà

((Theo Harvard Health Publishing))

]]>
Cách ngăn chứng đổ mồ hôi tay http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-ngan-chung-do-mo-hoi-tay-13760/ Sun, 05 Aug 2018 05:34:38 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-ngan-chung-do-mo-hoi-tay-13760/ [...]]]>

Bàn tay ra mồ hôi có thể gây khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động thường xuyên như bắt tay, mở cửa, viết, gõ máy tính và lái xe… Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những lời khuyên hữu ích giúp ngăn đổ mồ hôi tay.

Thay đổi lối sống

Tránh sử dụng các vật gây ra mồ hôi tay.Độ ẩm của bàn tay sẽ tăng lên nếu bạn sử dụng các sản phẩm làm ngăn chặn luồng không khí lưu thông ở tay. Vì vậy, cố gắng tránh sử dụng găng tay khi không cần thiết. Bạn có thể sử dụng găng tay để giấu tay mồ hôi, nhưng điều này sẽ làm cho bàn tay đổ mồ hôi nhiều hơn do dễ làm tăng nhiệt độ bàn tay. Dầu mỡ rất hữu ích trong thời tiết khô ráo để giữ ẩm tay nhưng cũng làm cho nhờn da bàn tay. Do vậy, nên tránh sử dụng các sản phẩm có chứa dầu dừa và các loại dầu mỹ phẩm khác.

Thuốc chống ra mồ hôi trong nách cũng có thể kiểm soát được mồ hôi tay. Chất chống ra mồ hôi có chứa aluminum zirconium cho thấy rất hiệu quả. Có thể sử dụng thuốc chống ra mồ hôi có chứa aluminum chloride hexahydrate nhưng chỉ nên dùng sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ.

 

Cách ngăn chứng đổ mồ hôi tayRa mồ hôi tay nhiều ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày.

 

Mồ hôi bàn tay ra quá nhiều cũng có thể là do căng thẳng và lo lắng. Hãy thử các hoạt động chống stress như tập yoga và thiền định sẽ giảm các áp lực lên các tuyến mồ hôi. Nếu tay bị đổ mồ hôi trong khi suy nghĩ về một chủ đề cụ thể, nên tìm một giải pháp ngăn chặn hữu hiệu hoặc nói chuyện với một chuyên gia tư vấn tâm lý. Nếu bạn đổ mồ hôi vì lo lắng, hãy ngồi yên một chỗ yên tĩnh với đôi mắt nhắm, thở sâu và cố gắng thư giãn.

Các biện pháp tự khắc phục khi ra mồ hôi tay

Bạn có thể dễ dàng kiểm soát tay khỏi đổ mồ hôi bằng cách làm theo các biện pháp đơn giản dưới đây:

Rửa tay: Bàn tay ra mồ hôi không tự khô, do đó, bạn sẽ phải rửa chúng thường xuyên hơn để làm dễ khô. Rửa sạch tay khi lượng mồ hôi bắt đầu làm phiền bạn, sau đó lau khô chúng bằng một chiếc khăn.

Làm mát tay: Nhiều người bàn tay ra mồ hôi khi cơ thể nóng lên, vì vậy, làm mát chúng có thể là một biện pháp khắc phục nhanh chóng và hiệu quả. Giữ bàn tay của bạn ở phía trước của một máy quạt hoặc máy điều hòa không khí để làm khô độ ẩm và làm chậm sản xuất mồ hôi.

Xát rượu hoặc dung dịch Hazel: có thể sử dụng bông tẩm rượu lau bàn tay để tạm thời làm khô mồ hôi tay. Witch hazel là một chất chiết xuất tự nhiên từ cây hazel và có thể được sử dụng thoa lên bàn tay. Việc sử dụng quá mức các chất lỏng vừa nêu có thể gây ra khô tay, do đó, chỉ nên sử dụng khi thấy cần thiết và không nên sử dụng thường xuyên hàng ngày.

Túi trà: Túi trà có chứa tanin – một chất trung hòa tự nhiên, có thể giúp ngăn ra mồ hôi tay. Chất chứa trong túi trà có tác dụng giảm ra mồ hôi tay bằng cách làm co lại các lỗ chân lông. Chuẩn bị trà đen ngâm trong một chậu nước nóng bằng cách sử dụng 1 lít nước với 5 túi trà và lấy túi trà ra sau 5 phút ngâm. Làm mát hỗn hợp và sau đó đặt ngâm bàn tay ít nhất nửa giờ mỗi tối.

Nước hoa hồng và giấm trắng: Nước hoa hồng là chất lỏng chiết xuất từ cánh hoa hồng và có sẵn trong các cửa hàng mỹ phẩm. Bằng cách kết hợp giấm và hoa hồng với nhau có thể làm tăng hoạt động chất làm se đậm đặc. Trộn hai chất vừa nêu với số lượng bằng nhau và chà xát hỗn hợp trên lòng bàn tay và cả bàn tay của bạn để ngăn ra mồ hôi.

Xoa tay các loại bột như tinh bột ngô, baking soda, bột talc là một trong những biện pháp ngăn chặn tay ra mồ hôi tay vì chúng có thể hấp thụ mồ hôi từ tay ẩm ướt. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được ưa thích trong trường hợp đổ mồ hôi tay mức vừa phải. Trong trường hợp bàn tay ra mồ hôi quá nhiều, phương pháp này có thể tạo ra một lớp bột dính dày gây khó chịu cho làn da tay của bạn.

Can thiệp điều trị chứng đổ mồ hôi tay

Khác với các biện pháp khắc phục đơn giản tại nhà vừa nêu trên, có một số phương pháp điều trị có thể ngăn chặn chứng ra mồ hôi tay, bao gồm:

Ra mồ hôi tay nặng có thể được kiểm soát bằng cách tiêm Botoxum Toxin A (còn được gọi là Botox). Botox đã được Cục Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ FDA chấp thuận để điều trị ra mồ hôi quá nhiều trong nách và cũng có thể được sử dụng cho tay và lòng bàn tay. Botox ngăn ngừa sự phóng thích của chất hóa học kích hoạt các tuyến mồ hôi.

Điện chuyển ion là phương pháp điều trị bằng cách dùng lực điện động để làm dịch chuyển ion của dược phẩm hoặc hoạt chất sinh học vào cơ thể dưới tác động của một dòng điện yếu qua da gọi là dòng điện galvanic.Phương pháp điện chuyển ion được áp dụng đầu tiên vào năm 1936 để điều trị tăng tiết mồ hôi. Từ năm 1982, được dùng trong khoa vật lý trị liệu để điều trị cho nhiều bệnh khác như viêm khớp, viêm mạc căng cân đùi…

Thuốc kháng cho linergic đường uống có thể ngăn chặn cơ chế kích hoạt tuyến mồ hôi nhưng không thích hợp cho mọi người vì thuốc kháng cho linergic có nhiều tác dụng phụ, bao gồm giảm thị lực, các biến chứng tiết niệu và tim đập nhanh.

Ngoài ra, còn có một số thủ thuật phẫu thuật cắt thần kinh giao cảm hoặc cắt các tuyến mồ hôi để kiểm soát ra mồ hôi quá mức. Nhưng chỉ đề nghị phẫu thuật cho những trường hợp ra mồ hôi nặng và không đáp ứng với bất kỳ điều trị nào khác.

TS.BS. Lê Thanh Hải

]]>
Nguyên nhân bong da bàn tay http://tapchisuckhoedoisong.com/nguyen-nhan-bong-da-ban-tay-11775/ Wed, 25 Jul 2018 12:13:57 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nguyen-nhan-bong-da-ban-tay-11775/ [...]]]>

Da bàn tay của tôi thường bị bong tróc, tuy không đau hay ngứa gì cả nhưng cứ khoảng 1 tuần lại bị một lần. Xin hỏi bác sĩ đó là bệnh gì? Điều trị thế nào?

([email protected])

Bàn tay là nơi thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều yếu tố xung quanh, đặc biệt những người lao động chân tay hay người nội trợ thì bong tróc da tay thường do yếu tố dị ứng với chất tiếp xúc. Tuy nhiên, bong da có thể là bệnh toàn thân  như: rối loạn thần kinh thực vật, đổ mồ hôi tay nhiều, dinh dưỡng kém, ăn uống thiếu các vitamin như: vitamin A, vitamin nhóm B, PP. Nhưng đại đa số trường hợp, các bong tróc da tay thường không tìm được nguyên nhân.

Về điều trị tình trạng bong da, như trên đã nói có nhiều nguyên nhân, do vậy việc đầu tiên bạn cần làm là xác định nguyên nhân gây bong da để phòng tránh. Cụ thể, nếu bản thân có cơ địa dị ứng cần thận trọng khi ăn những thức ăn lạ, thức ăn có chất tanh, hải sản, hạn chế uống bia rượu và tuyệt đối kiêng tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa (dùng găng tay khi phải dọn dẹp nhà cửa hay rửa bát đĩa…); cần giữ cho da luôn sạch, có thể sử dụng các sản phẩm dưỡng da giúp giữ ẩm cho da. Bổ sung các vitamin nhóm B, vitamin A, tốt nhất là từ nguồn thực phẩm tươi sạch hằng ngày, uống nhiều nước cũng là những biện pháp hỗ trợ cho làn da. Nếu da bong nhiều, kéo dài, kèm theo ngứa nhiều, chảy nước, nhiễm khuẩn… cần đến khám tại các cơ sở chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

BS. Vũ Lan Anh

]]>
Bong da bàn tay bàn chân – Bệnh gì? http://tapchisuckhoedoisong.com/bong-da-ban-tay-ban-chan-be%cc%a3nh-gi-10664/ Wed, 25 Jul 2018 07:56:42 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bong-da-ban-tay-ban-chan-be%cc%a3nh-gi-10664/ [...]]]>

Xin hỏi bác sĩ đó là bệnh gì? Cách khắc phục?

Nguyễn Văn Hùng ([email protected])

Bàn tay, bàn chân là nơi thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều yếu tố xung quanh, đặc biệt những người lao động chân tay hay người nội trợ thì bong tróc da tay, chân thường do yếu tố dị ứng với chất tiếp xúc. Tuy nhiên, bong da có thể là bệnh toàn thân như: rối loạn thần kinh thực vật, đổ mồ hôi tay nhiều, dinh dưỡng kém, ăn uống thiếu các vitamin như: vitamin A, vitamin nhóm B, PP. Nhưng đại đa số trường hợp các bong tróc da tay thường không tìm được nguyên nhân.

Về điều trị tình trạng bong da, như trên đã nói, có nhiều nguyên nhân, do vậy, việc đầu tiên bạn cần làm là xác định nguyên nhân gây bong da để phòng tránh. Cụ thể, nếu bản thân có cơ địa dị ứng cần thận trọng khi ăn những thức ăn lạ, thức ăn có chất tanh, hải sản, hạn chế uống bia rượu và tuyệt đối kiêng tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa (dùng găng tay khi phải dọn dẹp nhà cửa hay rửa bát đĩa…); cần giữ cho da luôn sạch, có thể sử dụng các sản phẩm dưỡng da giúp giữ ẩm cho da. Bổ sung các vitamin nhóm B, vitamin A, tốt nhất là từ nguồn thực phẩm tươi sạch hằng ngày, uống nhiều nước cũng là những biện pháp hỗ trợ cho làn da. Nếu da bong nhiều, kéo dài kèm theo ngứa nhiều, chảy nước, nhiễm khuẩn…, cần đến khám tại các cơ sở chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Điều cần chú ý, những người uống nhiều rượu là một trong những nguyên nhân gây thiếu vitamin nên hay gặp bong da, vì vậy, nếu hay uống rượu, cần bỏ rượu. Không những thế, rượu còn gây nhiều chứng bệnh khác như gan nhiễm mỡ, xơ gan…

BS. Vũ Lan Anh

]]>