Phạm Thị Mai ([email protected])
Phải khẳng định ngay với bạn là bạch biến không ảnh hưởng tới sức khỏe trừ ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Tỉ lệ mắc bệnh khoảng 1-2% dân số. Thương tổn da là những đốm da mất sắc tố, màu trắng, kích thước của các đốm thay đổi từ 1cm đến nhiều cm. Ðốm mất sắc tố thường có hình tròn không đều, có giới hạn rõ ràng với da lành. Bề mặt da trơn láng không sưng, lông trên vùng da bệnh cũng bị bạc trắng, màu trắng của da bệnh có khi đồng nhất nhưng đôi khi loang lổ, chỗ trắng lẫn với màu da thường…
Tuy hiếm nhưng cũng có một vài trường hợp đốm da mất sắc tố lan ra khắp người. Các đốm trắng có thể tồn tại lâu dài không có thay đổi gì. Có một tỉ lệ nhỏ (từ 15-25%) trường hợp có thể tự lành, nhưng đa số tồn tại kéo dài có khi suốt đời, ngoài ra thì không có biến chứng gì, trừ gây mất thẩm mỹ nhưng không ảnh hưởng sức khỏe. Có nhiều phương pháp điều trị được áp dụng, nhưng cho đến nay, y học vẫn chưa có thuốc nào trị khỏi bệnh hoàn toàn. Các phương pháp điều trị thường dựa trên việc dùng thuốc làm tăng cảm ứng với ánh nắng kết hợp với chiếu tia cực tím hay tắm nắng. Có thể phẫu thuật cấy tế bào hắc tố, dùng các thuốc bôi có chất streroid để làm giảm miễn dịch tại chỗ…
Tuy nhiên, bạch biến là một bệnh khó điều trị và khi đã quyết định điều trị thì phải kiên trì dùng thuốc trong một thời gian dài và có thể bị một số tai biến do điều trị. Bạn nên đến khám ở chuyên khoa da liễu, bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị phù hợp.
BS. Vũ Lan Anh
Hà Nguyễn (Hà Nội)
Bệnh bạch biến hiện nay chưa có thuốc chữa trị đặc hiệu. Bệnh nhẹ có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, việc điều trị có thể giúp ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình gây biến đổi và làm phục hồi màu da. Nguyên nhân gây bệnh bạch biến hiện vẫn chưa được xác định.
Bệnh bạch biến là hậu quả của sự biến mất loại tế bào ở da được gọi là manocytes có chức năng sản sinh ra melanin – sắc tố quyết định màu da. Bệnh bạch biến không phải là bệnh ung thư và không lây.
Người nào cũng có thể bị bệnh bạch biến, nhưng thường gặp nhiều hơn ở người có da sậm màu, người trẻ tuổi. Có nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch biến, bao gồm: Yếu tố di truyền: những người có tiền sử gia đình bị bệnh bạch biến hoặc tóc bạc sớm thường có nguy cơ mắc bệnh bạch biến cao hơn; Những yếu tố khác bao gồm: các bệnh tự miễn dịch, yếu tố rối loạn thần kinh, xúc động, căng thẳng thần kinh, rối loạn giao cảm. Một số trường hợp liên quan tới chức năng tuyến giáp, thượng thận, tuyến yên, tuyến sinh dục… cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh bạch biến.
Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh bạch biến, cần giữ cơ thể luôn khỏe mạnh, vận động thể dục thể thao hợp lý để tăng cường sức khỏe, đồng thời có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, tránh căng thẳng, mệt mỏi.
BS. Hồng Minh
Cháu gái tôi bị bệnh bạch biến, nhưng tôi nghe nói bệnh có tên gọi khác là bệnh bạch tạng. Xin bác sĩ cho biết bạch tạng và bạch biến có phải là cùng một bệnh không?
Trần Tuấn Hùng (Lào Cai)
Bạch tạng và bạch biến cùng là bệnh giảm sắc tố da. Tuy nhiên, đó là hai bệnh khác nhau, có nguyên nhân khác nhau và biểu hiện như sau:
Bạch tạng (albinism) là bệnh giảm sắc tố di truyền, tính lặn với biểu hiện giảm sắc tố đồng đều ở da, tóc và võng mạc. Bạch tạng hiếm khi chỉ biểu hiện ở da, nhưng có thể chỉ biểu hiện ở mắt một cách đơn thuần. Cơ chế bệnh sinh có liên quan đến vai trò của men tyrosinase trong việc chuyển hóa tyrosin thành dopa. Bệnh biểu hiện với da bị giảm hay mất hẳn sắc tố, tóc bạc, người bệnh sợ ánh sáng, bị giật nhãn cầu. Khám ghi nhận đáy mắt và mống mắt trong suốt. Hậu quả là bệnh nhân bị giảm thị lực, không chịu được ánh sáng mặt trời, da nhạy cảm với tia cực tím và dễ bị ung thư da ở vùng tiếp xúc với ánh sáng. Người bệnh cần mang kính mát, khăn che ánh sáng mặt trời.
Bạch biến (vitiligo) là bệnh giảm sắc tố da khu trú, tự phát với biểu hiện là các dát trắng. Bệnh có tính gia đình, hầu hết bệnh nhân đều khỏe mạnh song có các bệnh kết hợp khác như bệnh tuyến thượng thận, đái tháo đường, thiếu máu, thiểu sản tủy. Bạch biến ban đầu chỉ là những đốm trắng hình tròn, hình bầu dục hay hình không đều, sau đó lan rộng và nối liền với nhau thành từng vạt. Cơ chế bệnh sinh chưa rõ. Tiêu bản mô học cho thấy chỗ da bị bạch biến không có tế bào sắc tố.
Tỷ lệ dân chúng mắc bệnh bạch biến là 1% còn tỷ lệ bị bệnh bạch tạng là rất thấp.
BS. Xuân Chung
Phạm Thị Giang ([email protected])
Bạch biến là một bệnh mất sắc tố ở da, lông, tóc. Vị trí bị bệnh thường gặp nhất là mặt, phần trên của ngực, mặt lưng bàn tay, nách, háng… Các thương tổn da cũng thường có khuynh hướng phát triển ở vùng da bị chấn thương, bỏng… Thương tổn da là những đốm da mất sắc tố, màu rất trắng. Ðốm mất sắc tố thường có hình tròn không đều, có giới hạn rõ ràng với da lành. Bề mặt da trơn láng không sưng, lông trên vùng da bệnh cũng bị bạc trắng, màu trắng của da bệnh có khi đồng nhất nhưng đôi khi loang lổ, chỗ trắng lẫn với màu da thường… Các đốm trắng có thể tồn tại lâu dài, không có thay đổi gì. Có một tỷ lệ nhỏ trường hợp có thể tự lành, nhưng đa số tồn tại kéo dài có khi suốt đời, ngoài ra không có biến chứng gì, trừ gây mất thẩm mỹ nhưng không ảnh hưởng sức khỏe.
Về điều trị: Cho đến nay, y học vẫn chưa có thuốc trị khỏi bệnh hoàn toàn. Các phương pháp điều trị thường dựa trên việc dùng thuốc làm tăng cảm ứng với ánh nắng kết hợp với chiếu tia cực tím hay tắm nắng. Có thể phẫu thuật cấy tế bào hắc tố, dùng các thuốc bôi có chất streroid để làm giảm miễn dịch tại chỗ,… Tuy nhiên bạch biến là một bệnh khó điều trị và khi đã quyết định điều trị thì phải kiên trì dùng thuốc trong một thời gian dài và có thể bị một số tai biến do điều trị. Bạn nên đến khám ở chuyên khoa da liễu bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị phù hợp .
BS. Vũ Lan Anh
Em năm nay 17 tuổi, bị bạch biến, đã điều trị nhiều nơi nhưng chưa khỏi. Trước em có bôi thuốc mỡ flucinar thấy có mất đi các nốt trắng ở cằm và cổ nhưng nghe nói thuốc đó bôi nhiều có hại nên không dám bôi nữa. Xin hỏi bác sĩ cách nào trị được bệnh này?
Quản Bách Giang([email protected])
Bạch biến là một bệnh mất sắc tố ở da, lông, tóc. Vị trí bị bệnh thường gặp nhất là mặt, phần trên của ngực, mặt lưng bàn tay, nách, háng… Bệnh có ở mọi lứa tuổi nhưng thường ở người trẻ. Thương tổn da là những đốm da mất sắc tố, màu rất trắng, kích thước của các đốm cũng thay đổi từ 1cm đến nhiều cm. Ðốm mất sắc tố thường có hình tròn không đều, có giới hạn rõ ràng với da lành. Bề mặt da trơn láng không sưng, lông trên vùng da bệnh cũng bị bạc trắng, màu trắng của da bệnh có khi đồng nhất nhưng đôi khi loang lổ, chỗ trắng lẫn với màu da thường. Có một tỉ lệ nhỏ (từ 15-25%) trường hợp có thể tự lành, nhưng đa số tồn tại kéo dài có khi suốt đời, không ảnh hưởng sức khỏe, trừ gây mất thẩm mỹ. Về điều trị: cho đến nay, y học vẫn chưa có thuốc nào trị khỏi bệnh hoàn toàn. Các phương pháp điều trị thường dựa trên việc dùng thuốc làm tăng cảm ứng với ánh nắng kết hợp với chiếu tia cực tím hay tắm nắng. Có thể phẫu thuật cấy tế bào hắc tố, dùng các thuốc bôi có chất streroid để làm giảm miễn dịch tại chỗ… Tuy nhiên, bạch biến là một bệnh khó điều trị nên phải kiên nhẫn dùng thuốc trong một thời gian dài và có thể bị một số tai biến do điều trị. Trường hợp của bạn nên khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để được kê đơn điều trị đúng và phải có sự theo dõi trong quá trình dùng thuốc nhằm tránh tác dụng phụ. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc điều trị không đúng có thể gây teo da.
BS. Vũ Lan Anh