Tại Mỹ, hằng năm có khoảng 15.000 người chết vì phình động mạch chủ bụng; tần suất mắc bệnh ở nam giới gấp 4 lần nữ giới. Do tiến triển thầm lặng, phình động mạch chủ thường không có các triệu chứng điển hình, cho đến khi khối phình to lên và biểu hiện bằng triệu chứng dọa vỡ.
Thế nào là phình động mạch chủ bụng?
Động mạch chủ bụng là động mạch lớn nhất và dài nhất trong cơ thể, xuất phát từ tim sau đó đi trong lồng ngực xuống ổ bụng và kết thúc bằng chia 2 động mạch chậu. Theo định nghĩa, phình động mạch là tình trạng giãn khu trú lòng mạch với đường kính đoạn giãn lớn hơn 50% đường kính của đoạn động mạch bình thường lân cận. Phình động mạch chủ bụng AAA (abdominal aortic aneurysm) là bệnh lý giãn khu trú bất thường của động mạch chủ ở đoạn bụng. Đường kính trung bình của động mạch chủ ở người bình thường là 2cm, do vậy đa số các tác giả thống nhất khi đường kính động mạch chủ bụng > 3cm thì được coi là phình.
Phình động mạch có thể xảy ra ở mọi vị trí của động mạch chủ, nhưng khoảng 95% các trường hợp xảy ra ở động mạch chủ bụng đoạn dưới động mạch thận, khoảng cách trung bình từ động mạch thận đến túi phình (đoạn cổ túi phình) là 2cm.
Phình động mạch chủ bụng thường gặp ở người cao tuổi có kèm xơ vữa mạch máu và cao huyết áp. Tình trạng thành mạch bị xơ vữa, chịu áp lực cao liên tục, kéo dài có thể là nguyên nhân dẫn đến hình thành túi phình.
Các yếu tố nguy cơ
Phình động mạch chủ thường phát triển chậm và thường không có triệu chứng, vì thế nó khó được phát hiện. Một số phình động mạch sẽ không bao giờ vỡ. Nhiều người bắt đầu với phình nhỏ và ổn định, mặc dù có mở rộng theo thời gian. Một số phình động mạch động mạch chủ từ từ mở rộng, tăng ít hơn 1,2cm/năm. Những người khác mở rộng với một tốc độ nhanh hơn, làm tăng nguy cơ bóc tách và vỡ. Thời gian và mức độ phình động mạch động mạch chủ giãn rộng có thể khó dự đoán.
95% các trường hợp xảy ra ở động mạch chủ bụng đoạn dưới động mạch thận
Bất cứ ai 60 tuổi và lớn hơn, những người có yếu tố nguy cơ cho việc phát triển phình động mạch chủ nên xem xét việc kiểm tra thường xuyên cho tình trạng này. Đàn ông tuổi từ 65 – 75, người đã từng hút thuốc cần kiểm tra một lần cho phình động mạch chủ bụng bằng cách sử dụng siêu âm bụng. Đàn ông tuổi 60 và nhiều hơn với lịch sử gia đình có phình động mạch chủ bụng cũng nên xem xét kiểm tra.
Nếu có lịch sử gia đình phình động mạch chủ, bác sĩ có thể khuyên nên siêu âm thường xuyên để kiểm tra.
Các dấu hiệu và triệu chứng
Đau đột ngột, dữ dội và dai dẳng vùng bụng, ngực hoặc lưng.
Đau lan đến chân.
Vã mồ hôi.
Chóng mặt.
Huyết áp thấp.
Mạch nhanh.
Mất ý thức.
Khó thở.
Nên gặp bác sĩ ngay nếu có bất cứ triệu chứng liệt kê ở trên.
Biến chứng của phình động mạch chủ bụng
Một số biến chứng
– Bóc tách thành mạch.
– Huyết khối bám thành gây tắc mạch tại chỗ, tắc mạch chi.
– Vỡ khối phình động mạch. Đây là biến chứng quan trọng và nguy hiểm nhất của phình động mạch chủ bụng, có thể gây sốc và đột tử cho người bệnh.
Do động mạch chủ bụng là động mạch lớn nhất trong cơ thể, lưu lượng tuần hoàn rất lớn đồng thời đoạn động mạch bị phình có thành mạch yếu. Mặt khác, huyết động trong đoạn phình mạch có dòng chảy xoáy, dội vào thành mạch do vậy rất dễ vỡ, đặc biệt những túi phình có đường kính > 5cm. Khi túi phình bị vỡ thì nguy cơ tử vong là rất cao, để lại nhiều di chứng.
Đặt stent-graft can thiệp
Phương pháp điều trị
– Với phình ĐM chủ bụng có nguy cơ vỡ thấp (đường kính < 5cm): điều trị nội khoa, kiểm soát các yếu tố nguy cơ và theo dõi định kỳ bằng chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, chụp CLVT, chụp MRI).
– Với phình ĐM chủ bụng có nguy cơ vỡ cao: phẫu thuật thay đoạn động mạch chủ hoặc đặt stent-graft bằng điện quang can thiệp.
Phẫu thuật thay đoạn động mạch chủ là phẫu thuật lớn, thời gian nằm viện trung bình 10 – 16 ngày, tỉ lệ tử vong 5 – 8%.
Điện quang can thiệp đặt stent-graft là phương pháp xâm nhập tối thiểu, thời gian nằm viện trung bình 4 – 7 ngày, tỉ lệ tử vong 1 – 3%.
PGS.TS. NGUYỄN HOÀI NAM