Những thói quen xấu gây trầm cảm

Trầm cảm là bệnh ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại. Có rất nhiều nguyên nhân gây trầm cảm. Những thói quen hàng ngày có thể cũng đóng vai trò rất quan trọng với tinh thần và tâm trạng. Dưới đây là những thói quen cần tránh vì chúng có thể gây trầm cảm.

1. Tư thế sai

Các nhà nghiên cứu thấy rằng tư thế có ảnh hưởng mạnh mẽ tới cảm xúc. Các nhà tâm lý học người Đức đã thực hiện một nghiên cứu vào năm 2014, họ cho 30 bệnh nhân ngồi ở tư thế uể oải và tư thế đúng và tưởng tượng ra cảnh khi thấy những từ ngữ tích cực hoặc liên quan tới trầm cảm hiện ra trên màn hình máy tính.

Những bệnh nhân này sau đó tạm thời được xao lãng, sau đó họ được yêu cầu nhớ lại những lời đã nhìn thấy. Các nhà tâm lý học thấy rằng những người ngồi ở tư thế thẳng đứng có thể nhớ lại những lời tích cực hơn trong khi những người ngồi ở một tư thế uể oải chủ yếu nhớ lại lời nói tiêu cực hoặc liên quan đến trầm cảm. Vì vậy, khi bạn đang cảm thấy lo lắng và chán nản, hãy chú ý đến tư thế của mình và ngồi ở tư thế thẳng.

2. Nghiện điện thoại thông minh

Nếu liên tục dán mắt vào điện thoại thông minh cả ngày, bạn dễ bị trầm cảm và lo âu kèm theo mất ngủ. Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy mức độ trầm cảm và lo âu cao hơn liên quan trực tiếp tới “nghiện” hoặc lạm dụng điện thoại thông minh.

3. Không uống cà phê

Một số nghiên cứu cho thấy nguy cơ trầm cảm giảm khi bạn tăng sử dụng cà phê. Theo đó, phụ nữ uống 2-3 tách cà phê mỗi ngày giảm nguy cơ trầm cảm so với những người không uống. Tuy nhiên, không nên lạm dụng thức uống này.

4. Thói quen trì hoãn

Khi trì hoãn, bạn có nguy cơ bỏ lỡ cơ hội và cũng không thể đáp ứng được các mục tiêu mà bạn đặt ra cho mình. Điều này có thể trực tiếp ảnh hưởng lòng tự trọng và sự tự tin, cuộc sống, công việc và mức độ stress tăng lên. Nếu có thói quen này hãy tìm cách để chống lại nó và luôn hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn.

thoi-quen-dan-den-tram-cam

5. Dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội

Các mạng xã hội khác nhau như Facebook, Twitter, Inram và Snapchat giúp bạn giữ liên lạc với bạn bè và những người thân thường xuyên. Tuy nhiên, nhược điểm là bạn có thể sẽ lãng phí rất nhiều thời gian quý báu cho các ứng dụng hoặc các trang web và giảm thiểu các tương tác xã hội trong cuộc sống thực.

Ngoài ra, liên tục theo dõi những cập nhật của bạn bè trên mạng xã hội có thể làm phát sinh cảm giác ghen tị hoặc bạn sẽ bỏ việc tiệc tùng mỗi cuối tuần hoặc đi du lịch nhiều như những người khác làm.

6. Duy trì mối quan hệ xấu

Nếu bạn không cảm thấy thoải mái trong bất kỳ mối quan hệ nào – có thể là với bạn bè, đồng nghiệp, người yêu hoặc thậm chí là một thành viên trong gia đình, hãy hạn chế tiếp xúc với họ. Những mối quan hệ khiến bạn không cảm thấy thoải mái, hạnh phúc này có ảnh hưởng xấu tới tinh thần và cảm xúc, dẫn đến trầm cảm và lo âu.

7. Thiếu tập luyện

Tập luyện giúp giải phóng hormon hạnh phúc endorphin. Một số nghiên cứu phát hiện thấy tập thể dục có hiệu quả cao trong việc chống lại các triệu chứng của bệnh trầm cảm và lo âu. Trên thực tế, những người tập thể dục thường xuyên ít bị trầm cảm. Bạn có thể bắt đầu bằng cách đi bộ hoặc chạy bộ hàng ngày ít nhất 30 phút để giữ tinh thần thoải mái.

BS Cẩm Tú/Univadis

(theo THS)

Rate this post