Tụy là một cơ quan nằm sau phần dưới dạ dày. Một trong những chức năng chính của nó là tạo insulin, một loại hormon điều chỉnh khả năng hấp thụ đường (glucose) trong tế bào.
Nếu tuyến tụy không sản sinh đủ insulin, hàm lượng đường huyết có thể tăng tới mức không lành mạnh, kết quả là gây tiểu đường týp 1.
Phần lớn các ca ghép tụy được thực hiện để điều trị tiểu đường týp 1. Ghép tụy thường được chỉ định ở những người bị biến chứng tiểu đường nghiêm trọng vì tác dụng phụ của ghép tụy là đáng kể.
Trong một số trường hợp, ghép tụy cũng có thể điều trị tiểu đường týp 2. Hiếm hơn, ghép tụy có thể được sử dụng trong điều trị ung thư tuyến tụy, ung thư túi mật hoặc các loại ung thư khác.
Ghép tụy thường được thực hiện cùng với ghép thận ở những người bị tổn thương bởi bệnh tiểu đường. Biến chứng của thủ thuật
Phẫu thuật ghép tụy có một số nguy cơ biến chứng đáng kể bao gồm:
Cục máu đông
Xuất huyết
Nhiễm trùng
Tăng đường huyết hoặc các rối loạn chuyển hóa khác
Các biến chứng tiết niệu bao gồm nhiễm trùng đường tiểu
Suy tụy được hiến
Thải ghép tụy được hiến
Tác dụng của thuốc chống thải ghép
Sau khi ghép tạng, bạn sẽ phải dùng thuốc trong suốt phần đời còn lại để ngăn ngừa cơ thể đào thải tụy được hiến.
Các thuốc chống thải ghép có thể gây ra nhiều tác dụng phụ bao gồm:
Làm loãng xương
Tăng cholesterol
Huyết áp cao
Buồn nôn, tiêu chảy hoặc nôn mửa
Nhạy cảm với ánh nắng mặt trời
Tăng cân
Sưng lợi
Mụn trứng cá
Lông tóc mọc hoặc rụng quá nhiều
Các thuốc chống thải ghép hoạt động bằng cách ức chế hễ miễn dịch, điều này cũng khiến cơ thể gặp khó khăn khi chống lại các nhiễm trùng và bệnh tật.
BS Thu Vân
(Theo Mayoclinic)