Hẹp động mạch vành, khi nào là nguy hiểm?

([email protected])

Hẹp động mạch vành là một bệnh nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh, nguyên nhân là do cholesterol dư thừa và chất vôi lắng đọng lên thành động mạch vành tạo ra mảng xơ vữa. Mảng xơ vữa sẽ gây bít tắc động mạch gây hẹp lòng động mạch dẫn đến lượng máu đến nuôi tim không đủ làm tim sẽ không hoạt động tốt, người bệnh sẽ có nguy cơ tử vong.

Trong điều trị hẹp động mạch vành, phương pháp điều trị chính thường là uống thuốc, phẫu thuật động mạch vành và đặt stent động mạch vành (can thiệp động mạch vành qua da), trong đó đặt stent động mạch vành và uống thuốc thường được sử dụng.

Đối với trường hợp của bác bị hẹp 50% một nhánh động mạch vành nghĩa là đã có tình trạng xơ vữa động mạch. Tuy nhiên, mức độ hẹp này chưa nguy hiểm đến mức cần phải can thiệp (đặt stent mạch vành, phẫu thuật bắc cầu mạch vành). Hiện tại chưa có thuốc hỗ trợ điều trị nào có khả năng làm hết hẳn hẹp động mạch vành. Nhưng uống thuốc có vai trò rất quan trọng để làm giảm tiến triển của bệnh. Vì vậy, bác cần đến khám bác sĩ định kỳ và uống thuốc đều theo đơn. Ngoài ra, cần thay đổi lối sống (bỏ thuốc lá, tăng cường hoạt động thể lực, tránh béo phì,…), kiểm soát số đo huyết áp, số đo đường huyết, số đo mỡ máu để ngăn ngừa các cơn đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim.

BS. Phạm Gia

Rate this post