Ăn gì để chữa bệnh… quên?

Alzheimer là một bệnh thoái hóa thần kinh gây mất trí nhớ, thường xuất hiện ở người trên 65 tuổi. Bệnh xảy ra với các triệu chứng như  mất trí nhớ hoàn toàn, mất tập trung tư tưởng, sụt cân không giải thích được, khó khăn trong việc đi đứng. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể cải thiện tình trạng bệnh và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.

Liệu pháp dinh dưỡng

Các triệu chứng về dinh dưỡng trong thời kỳ đầu của bệnh là: Thay đổi sự nhận xét mùi vị như kêu quá nhạt, thích ăn đồ ăn ngọt và mặn, ăn không biết ngon và hay ăn những loại thực phẩm không thường dùng hằng ngày.

Chế độ ăn cần đầy đủ chất dinh dưỡng. Tăng cường ăn rau và hoa quả tươi, đặc biệt là các loại sẫm màu để bảo vệ não chống lại sự lão hóa. Bên cạnh đó, cơ thể bệnh nhân cũng cần phải được cung cấp lượng nước đầy đủ. Không nên uống các loại nước có ga, trà, cà phê.

Chia thành nhiều bữa nhỏ và ăn nhẹ xen kẽ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và dịch cho cơ thể. Thời gian ăn uống tốt nhất trong ngày (bữa sáng, bữa trưa…) để cung cấp thức ăn, nguồn dinh dưỡng và năng lượng đầy đủ. Bữa tối có thể ăn ít hơn. Khuyến khích người bệnh uống đủ nước, nước quả. Giúp người bệnh cầm dụng cụ như thìa để tự lấy thức ăn, nếu khó khăn có thể giúp họ cầm thức ăn để ăn như bánh sandwiches, trứng luộc hoặc chuối…

Đậu nành là thực phẩm có nhiều isoflavone, có tác dụng như estrogen thực vật giúp ngăn ngừa sự lão hóa đồng thời giảm nguy cơ loãng xương cũng như chống lại sự tăng huyết áp và nguy cơ mắc bệnh tim mạch, giảm thiểu những dấu hiệu tiền mãn kinh. Theo nghiên cứu thì đậu nành là thực phẩm có tác dụng chống lại bệnh Alzheimer rất tốt.

Ăn gì để chữa bệnh... quên?Nên đưa việc sử dụng dầu ôliu là trọng tâm của chế độ ăn cho bệnh nhân Alzheimer nhờ những chất chống ôxy hóa mạnh cải thiện trí nhớ.

 

Như chúng ta đã biết, vitamin E và C là hai loại vitamin có tác dụng chống lão hóa tốt nhất. Vì vậy, người bệnh cần được bổ sung các loại vitamin này thông qua việc ăn uống hoặc cũng có thể bổ sung thông qua việc sử dụng các thực phẩm chức năng có chứa vitamin E và C.

Nên đưa việc sử dụng dầu ôliu là trọng tâm của chế độ ăn cho bệnh nhân Alzheimer nhờ các polyphenol nổi trong chất dịch nhớt của nó. Các nghiên cứu cho thấy, những chất chống ôxy hóa mạnh cải thiện khả năng học tập và trí nhớ ở chuột, có thể đảo ngược tổn thương trong não.

Những điều cần chú ý trong chế độ ăn của người bệnh Alzheimer

Đối với người bị bệnh

Alzheimer cần hạn chế tối đa nồng độ cholesterol trong máu. Chính vì vậy, người bệnh không nên ăn mỡ động vật, các phủ tạng. Người bệnh nên ăn nhiều cá, đặc biệt là các loại cá giàu omega-3 có tác dụng chống lão hóa cho tế bào não. Năng lượng từ chất béo chỉ nên ở mức dưới 25% tổng nhu cầu năng lượng hàng ngày.

Hiệp hội Alzheimer Hoa Kỳ khuyến nghị nên hạn chế chất béo bão hòa, cholesterol, đường tinh chế và muối trong chế độ ăn. Chất béo bão hòa và chất béo trans hiện là những mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe não bộ.

Rượu: Nếu dùng lượng vừa phải (một đến hai ly mỗi ngày) thì có tác dụng tốt bảo vệ não do kích thích phóng thích acetylchotine (chất dẫn truyền thần kinh bị khiếm khuyết trong bệnh Alzheimer). Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều sẽ gây hại, đặc biệt phụ nữ uống rượu sẽ tăng nguy cơ bị ung thư vú và không được dùng khi có thai.

Folate và vitamin B12: sẽ làm giảm hemocysteine (chất làm tăng nguy cơ Alzheimer và bệnh tim mạch).

Không nên nấu ăn và đựng thực phẩm trong nồi, dụng cụ bằng nhôm. Không ăn các thực phẩm ướp gia vị có chất nhôm như aluminum sulfate hay aluminum potassium sulfate.

Bên cạnh đó, việc tập thể dục hằng ngày có thể làm giảm nguy cơ bị bệnh Alzheimer khi nghiên cứu trên số lượng lớn người cao tuổi và trong thời gian dài; Tập nhớ tên người mới gặp, mới quen; Luôn kiếm công việc làm có liên quan đến sử dụng trí nhớ của bộ óc; Trước khi đi ngủ cần ôn những việc làm trong ngày để luyện trí nhớ.

ThS.BS. Doãn Thị Tường Vi

Rate this post