Ngưu bàng là cây Aretium Lappa, họ cúc Asteraceae. Rau ngưu bàng (rau cẩm bình) có các bộ phận được dùng làm thức ăn uống và thuốc để phòng chữa bệnh gồm lá, cộng rễ và hạt. Ngưu bàng tử (hạt ngưu bàng) và ngưu bàng căn (rễ ngưu bàng) là hai vị thuốc được dùng nhiều trong Đông y. Thành phần hóa học: Rễ chứa inulin, tanin poliphenol, các axit hữu cơ, các vitamin nhóm B, E; các muối khoáng K, Na, Zn, Mg, Ca. Hạt chứa dầu béo, lapaol A, B, arctin.
Theo Đông y, ngưu bàng vị cay, đắng, tính ôn có tác dụng sơ phong tán nhiệt, lợi tiểu mát máu, chữa đậu sởi, lở ngứa, mụn nhọt độc. Sau đây là một số món ăn – nước uống dùng chữa bệnh từ ngưu bàng:
1. Chữa viêm họng, amidan tuyến nước bọt, sởi, thủy đậu: Ngưu bàng căn 30g sắc lấy 100ml nước (bỏ bã) nấu cháo. Khi cháo sôi nhừ mới cho nước cốt ngưu bàng vào. Nấu sôi lại. Ăn với đường (nên chọn đường đỏ). Ngày ăn 2 lần trong vài ngày. Hoặc ngưu bàng tử 20g, nghiền nấu, chắt lấy nước làm như trên.
3. Chữa cảm làm ra mồ hôi, chữa viêm đường hô hấp trên, nhức đầu, liệt thần kinh mặt giai đoạn đầu: Ngưu bàng tử, kinh giới, cháo đậu mỗi thứ 5-10g; bạc hà 3-5g; gạo tẻ 5-10g. Nước nấu sôi rồi cho các thứ vào, cho sôi lại, chắt nước bỏ bã cho vào cháo đặc nấu lại được cháo loãng.
Cây và vị thuốc ngưu bàng tử. |
4. Bổ trợ trong điều trị ung thư da: Ngưu bàng tử 10g, thuyền thuế (xác ve sầu) 15g, đan bì 15g, sắc ba vị trên lọc lấy nước (bỏ bã) cho gạo lượng vừa ăn nấu chung cho đến khi nhừ cháo. Ăn sáng và chiều (chú ý thuyền thuế bỏ chân kẻo hóc).
5. Làm sạch da và phục hồi sức khỏe sau khi sinh đẻ, sau phẫu thuật, sau thời gian bệnh kéo dài bị suy nhược: Nước lá rễ ngưu bàng sắc nước tỷ lệ 1 ngưu bàng 10 nước. Lá rễ thái nhỏ. Đun sôi 10 phút.
6. Trường hợp thoát thử loại nhiệt độc, da cục bộ sưng nóng đỏ đau, sốt, mặt đỏ, miệng khát: Ngưu bàng căn tươi 200g, thái nhỏ giã nát vắt lấy nước uống. Có thể phối hợp nước ngó sen tươi 200g vắt trộn 2 thứ để uống.
7. Chữa các chứng bệnh ngoài da viêm tấy, ngứa (dị ứng), viêm mũi họng: Ngưu bàng tử 30g, ngân hoa 50g. Sắc 2 vị này lấy nước lọc bỏ bã, lấy nước hòa đường đủ ngọt để uống nhiều lần.
Lưu ý: người bị tiêu chảy, phụ nữ có thai không nên dùng.
BS. Phó Đức Thuần