12 dấu hiệu ung thư đàn ông dễ bỏ qua

Tiểu khó, thay đổi tinh hoàn, viêm loét miệng, đau bụng buồn nôn, ho mãn tính hay khó nuốt… là những dấu hiệu tưởng như đơn giản nhưng nếu kéo dài không khỏi thì rất có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm các loại bệnh nan y.

1. Tiểu khó

Nếu liên tục khó khăn khi đi tiểu, có máu hay tinh dịch trong nước tiểu, hoặc rối loạn cương dương không rõ nguyên nhân, cần đến gặp bác sĩ. Theo các chuyên gia Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering (MCC) New York, Mỹ thì đây là dấu hiệu của bệnh ung thư tuyến tiền liệt, nhiều người đến khám và điều trị tại MCC đều có các dấu hiệu này nhưng để lâu mới điều trị .

2. Thay đổi tinh hoàn

Cũng giống như ung thư vú ở phụ nữ, nam giới cũng cần quan tâm nhiều đến sức khỏe của tinh hoàn. Nếu thay đổi kích thước (một hoặc cả hai bên), như: sưng hoặc nặng thêm, hoặc cảm thấy có khối u, rất có thể là dấu hiệu mắc bệnh. Ung thư tinh hoàn thường gặp nhất ở nhóm tuổi trẻ và trung niên.

 

Đàn ông 50 trở lên rất dễ bị ung thư da

Đàn ông 50 trở lên rất dễ bị ung thư da

3. Những thay đổi dễ nhận biết trên da

Đàn ông trung trên 50 trở ra rất dễ bị ung thư da và tử vong vì căn bệnh này. Thông thường, có tới 40% số ca là u ác tính, 60% số ca tử vong rơi vào nhóm có khối u ác tính. Theo Quỹ Ung thư da Mỹ (SCF), đàn ông phơi nhiễm ánh nắng mặt trời nhiều là nhóm dễ mắc bệnh ung thư da, cao hơn so với phụ nữ do ít khi dùng kem chống nắng, tóc thưa.

Chưa hết, theo truyền thống, đàn ông ít khi nghĩ bị ung thư da nên không thăm khám bác sĩ như phụ nữ, do vậy tỉ lệ tử vong cao hơn. Nếu thấy có các nốt ruồi khác thường, lớn dần trên da thì không thể bỏ qua. Đối với khối u ác tính, các nốt này thường xuất hiện nhanh, không tròn, sẫm màu, hoặc có tới hai màu khác biệt trong cùng một vị trí, Khối u ác tính (melanoma) thường ít phổ biến hơn so với các loại ung thư da khác, nhưng mức độ nguy hiểm lại cao hơn. Nếu có nhiều khối u ác tính melanoma xuất hiện trong thời gian dài không xâm lấn thì dễ chữa hơn, một khi được phát hiện nhanh và can thiệp kịp thời.

4. Vết loét hoặc đau trong miệng

Rộp môi, lở loét miệng đôi khi tự khỏi, không có gì phải lo lắng, và cũng không phải là đau răng nên không phải đi khám nha khoa. Nhưng nếu không lành, đau lan rộng xung quanh, xuất hiện đốm trắng hay màu đỏ trên nướu răng hoặc lưỡi, và sưng bất kỳ hoặc tê quai hàm, thì có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư miệng. Nhóm hút thuốc hoặc sử dụng thuốc lá nhai có nguy cơ phát triển bệnh ung thư miệng cao. Một khi xuất hiện các dấu hiệu này nên đi khám để có giải pháp can thiệp kịp thời.

5. Ho mãn tính

Ho kéo dài trên ba tuần và không có các triệu chứng khác, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc dị ứng, có thể là dấu hiệu sớm của bệnh ung thư phổi. Bệnh bạch cầu cũng có thể dẫn đến các triệu chứng giống viêm phế quản. Nếu ho khác thường so với những lần trước đó nhưng nay kéo dài, hoặc ho ra máu, thì không thể bỏ qua. Những người bị ung thư phổi thường có dấu hiệu đau ngực kéo dài dẫn lên lên vai hoặc lan xuống cánh tay.

6. Phân có máu

Đôi khi có thể là bệnh trĩ hoặc một cái gì đó vô hại do đi ngoài khó gây rách hậu môn nhưng cũng có thể là dấu hiệu ung thư ruột kết. Bắt đầu từ tuổi 50 nên đi khám định kỳ hàng năm, và tăng tần suất khi tuổi cao dần, nhất là khi xuất hiện các triệu chứng đáng ngờ. Máu có trong phân, nhất là khi có các dấu hiệu bất thường về tiêu hóa thì không bao giờ là bình thường, vì vậy nên đi thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

7. Đau bụng hoặc buồn nôn

Thông thường, suy tiêu hóa rất hiếm khi ung thư nhưng cũng nên đi khám nếu nhận thấy đau bụng dai dẳng hoặc suất hiện cảm giác buồn nôn, tần suất dày thêm mỗi ngày. Nó có thể là hiện tượng viêm loét, nhưng cũng có thể là dấu hiệu mắc bệnh bạch cầu hoặc thực quản, gan, tuyến tụy hoặc ung thư đại trực tràng.

8. Thường xuyên sốt hoặc nhiễm trùng

Nếu khỏe mạnh bỗng dưng xuất hiện hiện tượng sốt hoặc nhiễm trùng thường xuyên, thì rất có thể là dấu hiệu của bệnh bạch cầu, một dạng ung thư máu. Nó kích hoạt cơ thể sản xuất ra các tế bào máu trắng bất thường, làm suy yếu chức năng kháng viêm của cơ thể. Nếu xuất hiện triệu chứng giống cảm cúm kéo dài không khỏi thì nên đi khám và điều trị.

 

Nếu đột nhiên phải cần đến thuốc đau đầu trong thời gian dài thì rất có thể là một dấu hiệu của khối u não

Nếu đột nhiên phải cần đến thuốc đau đầu trong thời gian dài thì rất có thể là một dấu hiệu của khối u não

 

9. Khó nuốt

Một khi đau họng dai dẳng kéo dài vài tuần và có xu hướng tệ hơn, thì có thể là triệu chứng của viêm họng hoặc ung thư dạ dày, cũng như một dấu hiệu sớm của ung thư phổi.

10. Giảm cân không giải thích được

Theo nghiên cứu, giảm cân có thể là tác dụng phụ của một số dạng bệnh như: ung thư thực quản, tụy, gan, và ruột già, thậm chí còn là một triệu chứng đặc biệt của bệnh bạch cầu hoặc lymphoma. Vì vậy, khi giảm cân không rõ nguyên nhân thì nhất thiết phải đi khám và can thiệp ngay.

11. Mệt dai dẳng

Mọi người chúng ta ai cũng có những ngày “năng lượng thấp”, nói ngắn gọn là mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu triền miên và kéo dài hơn một tháng, kèm theo khó thở, thở dốc thì nên đi thăm khám bác sĩ. Không ngoại trừ dấu hiệu sớm của bệnh bạch cầu và u lympho, thủ phạm gây mệt mỏi dai dẳng. Phần lớn, không phải là mắc bệnh ung thư, nhưng cũng cần kiểm tra ngay để xử lý kịp thời, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và cải thiện năng suất lao động cho người trong cuộc.

12. Đau đầu mãn tính

Nếu không bao giờ bị đau nửa đầu và đau đầu tổng thể, đột nhiên phải cần đến thuốc đau đầu trong thời gian dài thì rất có thể là một dấu hiệu của khối u não, phát sinh cơn đau do chèn vào dây thần kinh.

Khắc Hùng (Theo RD)

Rate this post