Lê Thanh Giang ([email protected])
Bướu máu là một loại bướu lành tính (không phải ung thư) được tạo nên bởi các tế bào lót trong các mạch máu (gọi là các tế bào nội mô) khi chúng sinh sản nhanh chóng một cách bất thường. Bệnh thường gặp nhất ở lứa tuổi nhũ nhi (dư–ới 1 tuổi) với tỉ lệ 4 – 10%. Phần lớn bướu máu (60%) xuất hiện ở vùng đầu – mặt – cổ. Tùy theo loại bướu có khích thước to hay nhỏ, vị trí ở đâu mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị. Hiện nay, có 3 phương pháp điều trị bướu máu: Phá hủy bướu: dùng nhiệt (đốt điện), lạnh (đốt lạnh), tia xạ, ánh sáng (laser) để đốt các tế bào bướu hoặc dùng dao mổ cắt bỏ bướu và khâu lại; Kìm hãm sự phát triển của bướu: dùng thuốc (corticoid thoa, chích hay uống), hóa trị.
Theo những gì bác mô tả trong thư thì bướu máu của bé có thể điều trị được bằng laser hoặc dùng thuốc thoa hay tiêm để kìm hãm sự phát triển của bướu. Đối với những trường hợp u máu nằm ở mặt không giảm đáng kể về kích thước ở độ tuổi khoảng từ 2-3 tuổi hoặc những u máu chưa được điều trị nhưng lại không có dấu hiệu thu nhỏ lại sau vài năm cũng nên được phẫu thuật. Tuy nhiên, những trường hợp như vậy rất hiếm gặp. Hầu hết các u máu đều có tiên lượng tốt nếu được để yên. Một số chuyên gia cho rằng chờ đợi và theo dõi cùng với massage là biện pháp điều trị tốt nhất. Lời khuyên là gia đình nên đưa cháu đi khám chuyên khoa nhi hoặc da liễu để chẩn đoán xác định, từ đó bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị cụ thể.
BS. Nguyễn Văn Thịnh